Trong lứa tuổi học sinh hiện nay có nhiều bạn đang gặp phải rất nhiều áp lực từ việc học và những người xung quanh mình. Những áp lực học tập có dấu hiệu nhận biết là gì và gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Làm sao để có thể giải quyết được chúng? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Khái niệm áp lực học tập là gì
Mỗi bạn học sinh khi cắp sách đến trường thì ba mẹ và người thân đều muốn con em của mình học giỏi có thành tích cao. Theo quan niệm của những người Việt Nam hiện nay có học giỏi thì mới đậu đại học và có được một công việc ổn định trong tương lai.
Chính vì những điều đó vô tình đã làm cho nhiều bạn học sinh cảm thấy căng thẳng và áp lực nhất là vào các kỳ thi cuối kỳ hay những kỳ thi chuyển cấp, tốt nghiệp hay thi tuyển vào đại học.
2. Thực trạng áp lực học tập ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, với mỗi lớp học sẽ kéo dài từ khoảng 9 tháng và trong 1 năm học thường chia làm 2 kỳ, trung bình với mỗi kỳ thì 1 môn học các bạn học sinh sẽ phải trải qua khoảng 2 đến 3 kiểm tra và 1 kỳ thi vào cuối kỳ. Vào mỗi giai đoạn chuyển cấp các bạn phải đối mặt tiếp tục với những kỳ thi.
Chính bởi sự liên tục này làm cho các bạn học sinh cảm thấy áp lực. Bên cạnh đó việc chọn trường hay chọn lớp để học cũng là một áp lực không hề nhỏ. Một số bạn muốn học ban xã hội nhưng gia đình lại muốn theo tự nhiên, hay học sinh không muốn học lớp chọn vì sợ theo không nổi nhưng ba mẹ lại muốn vô lớp chọn để được hãnh diện với gia đình, dòng họ và những người xung quanh…
Đó là thực trạng của những áp lực trong học tập mà những bạn học sinh ở Việt Nam đang gặp phải.
3. Nguyên nhân gây stress ở học sinh
1. Chương trình học nặng về lý thuyết
Một trong những yếu tố đẩy tới tình trạng áp lực học tập hiện nay tăng cao đó chính là hệ thống chương trình học đang nặng về mặt lý thuyết. Mà thông thường những kiến thức lý thuyết thường khô khan, khó tiếp thu và khó nhớ do không được áp dụng thực tế nhiều. Các bạn thường học trước quên sau và sau đó đến mỗi kỳ thi quay lại học thuộc lòng để có thể qua được các kỳ thi.
2. Lịch học, ôn thi dày đặc
Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng stress ở học sinh là thời gian cho lịch học quá nhiều. Đi học trên trường có nơi chỉ có 1 buổi, có nơi học cả ngày rồi sau đó các em còn đi học thêm ở nhiều trung tâm, tối về ăn uống xong cũng phải lao vào bàn để học và chuẩn bị bài.
Ngoài ra với mỗi kỳ thi, lịch thi thường dày đặc và các em cũng phải học đêm học ngày để nắm đủ kiến thức giúp tự tin bước vào kỳ thi.
3. Giáo dục quan trọng điểm số thành tích
Bên cạnh đó nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang bị tình trạng chạy theo thành tích điểm số, nên cũng đã tạo cho các bạn học sinh rất nhiều áp lực vô hình khác. Việc các em không đạt điểm cao, khiến lớp có thành tích kém rồi bị thầy cô đánh giá không cao … Từ đó bản thân mỗi bạn học sinh tự mang trong mình những áp lực học tập cực kỳ lớn.
4. Áp lực từ gia đình
Học sinh hiện nay còn bị áp lực từ phía gia đình, sự kỳ vọng quá lớn bố mẹ đặt ra. Bởi vì trong nhà ai cũng muốn con em học giỏi, có điểm cao và thành tích tốt. Điều đó có thể giúp họ hãnh diện với gia đình, dòng họ và hàng xóm tuy nhiên lại vô tình khiến con em họ áp lực vô cùng.
5. Mất phương hướng, hứng thú trong việc học
6. Học sinh hầu như không có thời gian thư giãn vui chơi
4. Những hậu quả của áp lực học tập gây nên
1. Áp lực học tập dẫn đến trầm cảm
Những áp lực xung quanh việc học tập hiện nay có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhất đó chính là hội chứng trầm cảm ở các bạn học sinh. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần cũng như sức khỏe của bản thân các em mà còn gây ra nhiều rắc rối và trở thành gánh nặng cho gia đình.
2. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần
Nhiều bạn học sinh cũng bị ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất rất nhiều vì những áp lực của việc học tập gây nên. Như là tình trạng bị ốm liên tục không khỏi, không tăng cân, chiều cao, bị ù lì, có những biểu hiện bất thường về mặt tâm sinh lý.
3. Kết quả học tập ngày càng sa sút
Việc lúc nào cũng căng thẳng, lo lắng, bị áp lực và lo sợ sẽ khiến cho kết quả học tập của các em học sinh không được cải thiện hơn mà có chiều hướng sa sút đi và không đạt được những thành tích và điểm số như mong muốn.
4. Sợ đến lớp, sợ đối diện với thầy cô, bạn bè
Nhiều trường hợp các bạn học sinh bị áp lực trong việc học mà sợ việc đến trường, đến lớp, sợ phải đối diện với giáo viên và bạn bè xung quanh.
Chắn hẳn với những thông tin về tình hình áp lực học tập hiện nay các bậc làm cha mẹ đã thấu hiểu phần nào những điều con em mình đã đang phải đối mặt. Rất nhiều câu chuyện đau lòng về những cái chết thương tâm hay từ một cô cậu lém lỉnh, hoạt bát trở nên thu mình, ngại giao tiếp, tự ti,... do những áp lực lớn từ học tập, sự kỳ vọng của cha mẹ gây ra.
Vì thế, các bậc phụ huynh cần có cái nhìn mở về vấn đề này, tránh tạo ra những gánh nặng tâm lý cho con em mình. Đại học không phải là con đường duy nhất cũng như mỗi người có điểm mạnh riêng của mình mà nếu biết khai thác, phát huy đều có thể thành công.
Cha mẹ hãy là những nhà tâm lý tuy nghiệp dư nhưng biết cách thấu hiểu và chia sẻ với các con, bên cạnh việc khuyến khích động viên con cố gắng trong học tập thì cũng nên cho con có thời gian được thư giãn đầu óc bằng việc đưa con đến khu giải trí hấp dẫn vui chơi, mua đồ chơi mới kích thích tư duy, sáng tạo, cho phép đi chơi với bạn bè nhưng trong khuôn khổ,... kết hợp việc chăm sóc đúng cách, bồi bổ các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm tốt cho hệ thần kinh, trí não.
Tuy nhiên nếu người thân, con em nhà bạn bị tình trạng này ở mức độ nặng thì cần phải đưa đi khám tư vấn tâm lý chuyên khoa tâm thần uy tín, điều trị tâm lý tại phòng khám chất lượng để sớm cải thiện.