Bệnh rối loạn lưỡng cực có chữa được không là nỗi băn khoăn của nhiều người bởi nó gây ra nhiều phiền phức cho bệnh nhân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, thể trạng cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
1. Bệnh rối loạn lưỡng cực có chữa được không?
Đây là một chứng bệnh liên quan đến cảm xúc. Người bệnh bị mắc hội chứng này thường có biểu hiện cảm xúc không ổn định chuyển từ hưng phấn sang ức chế một cách đột ngột. Bệnh rối loạn tâm lý lưỡng cực thường có chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế gây ra nhiều rắc rối cho cuộc sống của người bệnh.
Bệnh này xảy ra khi người đó trải qua giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng và kèm theo các triệu chứng như loạn thần kinh hay ảo giác. Bệnh rối loạn lưỡng cực có chữa được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị hợp lý bệnh có thể chữa khỏi.
2. Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực
Điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực cần nhiều thời gian vì đây là tâm bệnh khó chữa cần sự hợp tác cao từ bệnh nhân. Bạn nên đến các địa chỉ điều trị chứng bệnh tâm lý uy tín để khám chữa và tìm ra phương pháp điều trị đúng cách nhất.
3. Làm gì khi bị rối loạn lưỡng cực?
Khi cảm thấy bản thân có những triệu chứng của bệnh bạn cần tìm sự trợ giúp của bác sĩ tâm lýđể giải quyết sớm tình trạng này trước khi quá muộn. Ngoài điều trị dứt điểm, bệnh nhân còn cần kết hợp cùng một chế độ ăn với các loại thực phẩm giàu vitamin tốt cho hệ thần kinh và một lịch trình nghỉ ngơi, tập luyện thể lực đúng cách.
4. Điều trị rối loạn lưỡng cực trong bao lâu?
Điều trị rối loạn lưỡng cực bao lâu tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi bệnh nhân. Những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh phải kể đến như thời điểm phát hiện bệnh, phác đồ điều trị và không thể thiếu là cách gia đình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân đúng cách.
5. Phác đồ điều trị rối loạn lưỡng cực
1. Điều trị bằng thuốc
1.1. Các loại thuốc thường dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực
Hiện nay có khá nhiều loại thuốc được dùng để điều trị chứng rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, có hai nhóm thuốc sử dụng thường xuyên là ổn định khí sắc và chống loạn thần.
Nhóm thuốc ổn định khí sắc trong đó thường dùng nhất là Lithium – thuốc đặc trị được nghiên cứu từ những năm 1960. Hiệu quả của loại thuốc này rất tốt trong giai đoạn hưng cảm và làm ổn định tinh thần, giảm ham muốn tự sát của người bệnh. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ như gây tăng cân, tiểu nhiều, suy tuyến giáp, rối loạn dạ dày ruột và ảnh hưởng nhiều đến chức năng thận.
Nhóm thuốc chống loạn thần có tác dụng nhanh trong các triệu chứng hưng cảm, đặc biệt là hiện tượng kích động vận động. Tuy nhiên, nếu dùng loại thuốc này lâu dài dễ gây ra chứng rối loạn vận động và một số hệ lụy nhỏ cho sức khỏe.
1.2. Tác dụng phụ của thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực
Ngoài chủ đề bệnh rối loạn lưỡng cực có chữa được không thì các tác dụng phụ của thuốc điều trị cũng là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm. Hầu hết các phương thuốc điều trị chứng bệnh rối này hiện nay đều có các tác dụng phụ đến sức khỏe con người.
Bệnh nhân thường dễ gặp tình trạng tăng cân, béo phì đi kèm với đó là tăng nguy cơ tim mạch. Mức độ tăng cân phụ thuộc vào loại thuốc và liều lượng sử dụng. Nếu muốn ổn định mức cân nặng bạn cần có chế độ ăn uống, tập luyện đúng cách và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Ngoài ra, một số tác dụng phụ của thuốc có thể liên quan đến các chứng bệnh như tiểu đường, tăng lượng máu hay các vấn đề về tình dục.
2. Điều trị liên tục
Đối với các chứng bệnh tâm lý cần điều trị liên tục, dứt điểm cho đến khi khỏi hẳn. Nếu bạn không tuân thủ phác đồ điều trị rất có thể dẫn tới hiện tượng “nhờn thuốc” gây khó khăn trong việc trị bệnh sau này.
3. Phối hợp điều trị
Bệnh nhân cần có sự phối kết hợp điều trị giữa bác sĩ tâm lý và gia đình để có kết quả tốt nhất. Sự động viên, khích lệ của người thân thời điểm này là liều thuốc tuyệt vời giúp bệnh nhân có ý chí chiến đấu với bệnh tật mạnh mẽ hơn. Bệnh rối loạn lưỡng cực có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần, ý chí của bệnh nhân.
Ngoài ra, gia đình cũng nên khuyến khích người bệnh tham gia thêm các chương trình giải trí và có chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể và ổn định tinh thần. Đừng quên tới hẹn lịch khám sức khỏe và tinh thần định kỳ để có thể phát hiện bệnh, điều trị sớm.