Bệnh tăng động giảm chú ý thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, nếu không điều trị thì có thể theo trẻ đến lúc lớn lên. Vậy, bệnh tăng động giảm chú ý ở người lớn là gì? điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này một cách cụ thể nhất.
1. Tăng động giảm chú ý ở người lớn là gì?
Đây là chứng bệnh có tên viết tắt- ADHD được biết đến là bệnh gây ra bởi rối loạn phát triển hay gặp nhất ở đối tượng trẻ em. Tuy nhiên người lớn cũng có thể mắc phải nhưng chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1%.
Bệnh ADHD ở người lớn biểu hiện rõ là những hành vi, hành động hiếu động một cách quá mức, không bình thường và khả năng suy giảm chú ý. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức mà còn gây ra những khó khăn cho mối quan hệ tương tác với mọi người xung quanh.
2. Dấu hiệu bệnh tăng động giảm chú ý ở người lớn
Tăng động giảm chú ý ở người lớn rất khó phát hiện, nếu nhận thấy người thân có những dấu hiệu sau thì rất có khả năng đã mắc hội chứng ADHD.
1. Không tập trung
Những người bị tăng động giảm chú ý thường rất khó tập trung. Đây là biểu hiện thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, họ rất khó khăn để tập trung sự chú ý vào việc gì, đặc biệt là khi ở những nơi nhộn nhịp, chỉ cần một chuyển động lướt ngang cũng khiến họ phân tán sự tập trung.
2.Quá tập trung
Một số trường hợp người tăng động giảm chú ý lại rất chăm chú và tập trung quá mức vào việc mà họ đam mê. Tập trung cao độ khiến họ không nhận thức được mọi thứ xung quanh, tất cả như vô hình.
3. Hay quên
Những người bị tăng động giảm chú ý có trí nhớ rất kém vì chỉ có khả năng tập trung hạn chế, họ ghi nhớ chậm, lại rất hay quên. Bên cạnh đó, do luôn trong tình trạng lơ đễnh nên việc lớn hay việc nhỏ họ cũng không thể nhớ nỗi.
4. Không thể ngồi yên
Bệnh nhân tăng động thường rất hiếu động, không thể ngồi yên, luôn cảm thấy bồn chồn, muốn di chuyển. Họ không thể tập trung, thích cử động tay chân, hay rung chân hay nghịch bút. Đây là triệu chứng rất phổ biến ở những người mắc chứng ADHD.
5. Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc kém
Hội chứng ADHD ở người lớn khiến bản thân người đó có khả năng quản lý thời gian, sắp xếp tổ chức công việc rất kém. Họ rất vụng về, không biết cách lên kế hoạch, phân chia công việc và sắp xếp thời gian sao cho hợp lý. Do đó họ thường không hoàn thành công việc như cấp trên mong muốn.
6. Khó điều khiển cảm xúc
Người mắc chứng ADHD rất khó điều khiển cảm xúc. Họ rất dễ cáu gắt, nóng nảy ngay cả với chuyện vô cùng nhỏ nhặt, tâm tính bất ổn, lúc vui lúc buồn, tâm trạng thay đổi vô cớ.
7. Không chịu được áp lực trong cuộc sống
Người mắc bệnh tăng động giảm chú ý thường rất kém trong việc chịu đựng, kiềm chế nên họ thường rất dễ buông tay khi chịu những áp lực trong công việc, căng thẳng trong cuộc sống. Họ dễ bỏ cuộc, nản lòng khi gặp khó khăn, chịu áp lực và căng thẳng.
3. Cách điều trị hội chứng ADHD ở người lớn
Bệnh tăng động giảm chú ý ở những người trưởng thành có chữa được không thì bệnh có thể điều trị nếu áp dụng đúng phương pháp, người bệnh chịu cố gắng để cải thiện bệnh.
1. Bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp
Để giảm bớt các triệu chứng của tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành, các bạn cần xây dự
ng một chế độ dinh dưỡng khoa học. Đưa vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày các loại thực phẩm đảm bảo cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, chất xơ,... Ăn nhiều các loại thực phẩm thanh đạm, ít dầu mỡ, hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh hoặc các loại thực phẩm đóng hộp.
1.1. Caffeine
Caffeine nếu sử dụng lượng vừa đủ có thể giúp người rối loạn tăng động giảm chú ý tuy nhiên cần sử dụng hạn chế, tránh lạm dụng. Một ngày chỉ cần uống một hoặc hai tách cà phê hoặc trà sẽ rất tốt cho người trưởng thành bị chứng ADHD. Caffeine có trong thực phẩm sẽ giúp người bệnh tỉnh táo, cải thiện trí nhớ, tập trung tốt và có thêm năng lượng.
1.2. Bổ sung chất đạm
Thực phẩm giàu đạm rất tốt cho người bị tăng động giảm chú ý, giúp cải thiện sự tập trung, duy trì lượng dopamine ở mức cao. Một số loại thực phẩm giàu đạm các bạn có thể thêm vào thực đơn như trứng, sữa, ngũ cốc, thịt nạc, các loại hạt đậu,...
1.3. Omega-3
Nhiều nghiên cứu cho rằng omega-3 có thể cải thiện triệu chứng tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành. Bạn có thể bổ sung omega-3 vào thực đơn dinh dưỡng với các loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, dầu thực vật, các loại hạt và rau. Bên cạnh đó, nên hạn chế ăn đồ ngọt có để tránh các triệu chứng bệnh tăng động giảm chú ý ở người lớn nặng hơn.
2. Thay đổi thói quen sinh hoạt cho khoa học
Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân tăng động giảm chú ý tăng cường sức khỏe, giảm bớt các triệu chứng bệnh. Bạn cần tạo thói quen ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ để đầu óc được nghỉ ngơi và điều chỉnh tâm trạng, cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt, không sử dụng các thiết bị điện tử khi ngủ bởi chúng sẽ khiến bạn khó ngủ, ngủ không đúng giờ. Việc xây dựng một kế hoạch sinh hoạt thật khoa học và cố gắng duy trì, sức khỏe của bạn sẽ cải thiện rất tốt.
3. Luyện tập thể dục
Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc tập luyện thể dục là phương pháp có thể làm giảm bớt các triệu chứng tăng động giảm chú ý, loại bỏ những biểu hiện tiêu cực. Bên cạnh đó, rèn luyện thể chất còn giúp cơ thể khỏe mạnh, não bộ nhạy bén hơn, tăng cường khả năng nhận thức, cải thiện chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Bệnh tăng động giảm chú ý ở người lớn rất khó phát hiện và nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, khi nghi ngờ bản thân hay người thân, bạn bè có dấu hiệu của chứng bệnh này cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bởi việc phát hiện sớm và kịp thời chữa trị sẽ giúp cho người bệnh có thể phục hồi một cách tốt nhất. Mong rằng các bạn có được những thông tin bổ ích qua bài viết này.