Chứng tự kỷ nếu không phát hiện và kịp thời điều trị có thể trở thành bệnh mãn tính hành hạ trẻ suốt đời. Vậy, bệnh tự kỷ có chữa được không? Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị chứng tự kỷ mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn khi trẻ có dấu hiệu ban đầu của bệnh.
1. Bệnh tự kỷ có chữa được không?
Trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ nếu không nhận liệu pháp điều trị và chăm sóc đặc biệt thì chỉ có khoảng 20% trẻ có thể nói và học được tuy nhiên rất khó khăn, đặc biệt trong giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. 80% còn lại trẻ tự kỷ sẽ trưởng thành và trở thành người lớn mắc chứng tự kỷ, kèm theo các dấu hiệu về tâm thần, chậm phát triển, trí tuệ kém, động kinh, trầm cảm,... rất khó để hòa nhập với xã hội. Vậy, bị tự kỷ phải làm sao?
Nếu trẻ tự kỷ nhẹ được phát hiện và can thiệp kịp thời thì khả năng bé phát triển như những đứa trẻ bình thường khác rất cao, trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng. Trường hợp tự kỷ nặng thì các biện pháp điều trị và chăm sóc chỉ có thể giúp trẻ biết cách giao tiếp, cải thiện một phần nào đó của bệnh.
Chính vì vậy, trẻ tự kỷ cần sự quan tâm, yêu thương của những người thân xung quanh. Đừng bỏ rơi, lơ là, mặc cảm và kỳ thị trẻ. Những người thân hãy luôn ở bên cạnh và giành thời gian để giáo dục bé, có sự quan tâm đặc biệt của những người xung quanh sẽ giúp trẻ chiến thắng chứng tự kỷ.
Bên cạnh đó, tự kỷ dù nhẹ hay nặng thì cũng cần một quá trình điều trị và chăm sóc lâu dài, bền bỉ từ phía gia đình kết hợp với những phương pháp điều trị từ chuyên gia. Sự phối hợp chặt chẽ gia đình, cộng đồng và chuyên gia có thể mang lại hiệu quả tốt cho trẻ mắc chứng tự kỷ.
Ngoài ra, những người thân bên cạnh cần theo dõi tình trạng tự kỷ của người thân bên cạnh để kịp thời trao đổi với chuyên gia tâm lý, giáo viên, thực hiện đúng hướng dẫn trị.
2. Các phương pháp chữa trị bệnh tự kỷ hiện nay là gì?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị chứng tự kỷ, tùy vào mỗi cá nhân mà các chuyên gia sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Vậy, chữa bệnh tự kỷ như thế nào thì hiệu quả?
1. Theo phương pháp y sinh học
Dùng thuốc điều trị là phương pháp hỗ trợ điều trị tự kỷ được sử dụng rất phổ biến. mặc dù chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên các loại thuốc được bác sĩ kê đơn sẽ làm giảm các triệu chứng liên quan đến tự kỷ như tăng động, trầm cảm, động kinh, tự hủy hoại… Tuy nhiên, uống thuốc sẽ có một vài tác dụng phụ do đó cần uống theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nhiều quan niệm cho rằng trẻ bị tự kỷ là do nhiễm độc thủy ngân nên người ta sẽ điều trị bằng cách thải độc thủy ngân ra ngoài. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp thải độc vẫn chưa phải là liệu pháp điều trị tự kỷ chính thống, do chưa ai chứng minh được thủy ngân là yếu tố gây bệnh cũng như thải hết thủy ngân sẽ khỏi tự kỷ.
Vật lý trị liệu cũng là phương pháp được áp dụng để điều trị tự kỷ. Vật lý trị liệu giúp thúc đẩy các cơ quan không hoặc hoạt động kém, giúp trẻ có thể thực hiện các vận động và hành động phức tạp. Ngoài ra, vật lý trị liệu còn giúp loại bỏ các hành vi thường thấy ở chứng tự kỷ.
Ăn kiêng, can thiệp ăn uống cũng là một phương pháp được nhiều người áp dụng vì cho rằng bị tự kỷ là do trẻ bị rối loạn nội tiết, thiếu sinh tố, và bị dị ứng với một số chất. Do đó người ta cho rằng người tự kỷ cần ăn kiêng, kiểm soát chặt chẽ những món ăn cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên đây vẫn là giả thuyết vì chưa được khoa học chứng minh.
2. Theo phương pháp tâm lý, và giáo dục
Nhiều người phân vân không biết bệnh tự kỷ có chữa được không? Liệu pháp nào thì hiệu quả nhất? Liệu pháp giao tiếp, ngôn ngữ giúp ích rất nhiều cho người bị tự kỷ. Trẻ tự kỷ thượng chậm nói, ngôn ngữ hạn chế, khó khăn trong giao tiếp. Cho nên nếu được cải thiện vốn từ, trẻ sẽ có khả năng giao tiếp và nói chuyện. Dạy trẻ từ những ngôn ngữ và cách giao tiếp cái đơn giản nhất, để trẻ tiếp thu dần.
Liệu pháp nhận thức hành vi là phương pháp nhằm kích thích trẻ hoạt hóa hành vi. Trọng tâm của liệu pháp này là hướng vào vận động để kích thích sự nhanh nhạy hệ thần kinh và giúp phát triển tâm lý, cơ thể càng vận động thì tâm lý cũng vận động theo; vận động phát triển thì tâm lý cũng phát triển.
Phương pháp này giúp những trẻ tự kỷ có khả năng áp dụng các chức năng tâm trí, kích thích hoạt động tâm lý, khả năng hợp tác của trẻ được tăng lên. Vì vậy, bố mẹ nên khuyến khích tạo môi trường tối đa cho con vận động, hòa nhập với mọi người xung quanh như tham gia các hoạt động giải trí thú vị cùng tập thể, mỗi ngày cùng con thể dục và trò chuyện,...
Dùng âm nhạc cũng là một phương pháp trị liệu tự kỷ rất phổ biến. Mục tiêu của phương pháp này là làm giảm bớt các hành vi tiêu cực, tăng cường khả năng tương tác thông qua âm nhạc.
Tập cho trẻ vận động tâm lý, tư duy, cảm xúc là phương pháp vô cùng hiệu quả để điều trị tự kỷ. Chỉ cần chơi và nói chuyện để giúp trẻ giải tỏa những căng thẳng dồn nén, bung xõa cảm xúc. Tập cho trẻ vận động tâm lý, tư duy, cảm xúc sẽ giúp trẻ tự kỷ cải thiện thế giới tình cảm, tăng khả năng giao tiếp và hình thành sự tiếp xúc qua lại, từ đó, tình trạng tự kỷ sẽ được cải thiện dần.
3. Chữa bệnh tự kỷ cho người lớn và trẻ em như thế nào
Tùy mỗi đối tượng tự kỷ mà các chuyên gia sẽ có một phương pháp chăm sóc và điều trị riêng biệt. Tự kỷ thường xuất hiện ở trẻ em và người lớn, hai đối tượng này sẽ có hai phương pháp điều trị riêng.
1. Điều trị tự kỷ ở trẻ em
Điều trị tự kỷ ở trẻ em cần sử dụng phương pháp nào? Bệnh tự kỷ có chữa được không? Tùy theo mức độ bệnh mà sẽ có một phương pháp riêng, tuy nhiên cần điều trị để cải thiện nhận thức và hành vi cho trẻ.
Về chế độ ăn uống cho trẻ tự kỷ cần tránh các loại thực phẩm gây dị ứng và có chứa gluten, những chất này sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh khiến trẻ tự kỷ gia tăng những hành vi tiêu cực.
Vì vậy thực đơn dinh dưỡng của trẻ tự kỷ nên hạn chế các loại thực phẩm có gluten, chất này có nhiều trong lúa mì, lúa mạch, các sản phẩm có nhiều tinh bột. Thay vào đó là bổ sung nhiều rau củ quả hữu cơ, tươi sạch, những thực phẩm tốt cho hệ thần kinh trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
Cần tạo cho trẻ một môi trường phù hợp, không quá khép kín những không nên quá ồn ào, vì bộ não trẻ không thể xử lý các thông tin thu nhận được, nên trẻ thường có biểu hiện và hành vi bất thường.
Trẻ tự kỷ có thính giác rất nhạy cảm nên sẽ hay la hét nếu ở chỗ đông người. Vì vậy, cần xây dựng cho trẻ một môi trường thân thiện, những môi trường từng khiến trẻ có những biểu hiện chống đối nên tránh.
Tăng khả năng tư duy hình ảnh cho trẻ tự kỷ cũng là một phương pháp rất hay. Trẻ tự kỷ cảm nhận được đồ vật hoặc sự vật rất nhạy bén do chúng tư duy bằng hình ảnh rất tốt. Ngược lại, trẻ khó tiếp nhận và không thể hình dung những sự vật, hiện tượng trừu tượng.
Do đó khi bạn chăm sóc và giáo dục trẻ, bạn hãy sử dụng hình ảnh để thể hiện các khái niệm để trẻ có thể sờ, cầm nắm, tiếp xúc, lựa chọn các loại đồ chơi phù hợp với lứa tuổi và có khả năng kích thích tư duy cho trẻ, tham khảo sách có nhiều hình ảnh minh họa sống động,...
Cho trẻ tự kỷ tham gia lớp học điều trị tự kỷ cho bé, bên cạnh sự chăm sóc và giáo dục của gia đình, điều trị của chuyên gia thì việc cho trẻ đến các lớp học chuyên biệt sẽ tạo cho trẻ một môi trường thân thiện, tiếp nhận các phương pháp giáo dục hiệu quả, cải thiện tốt chứng tự kỷ.
2. Người trưởng thành bệnh tự kỷ có chữa được không
Can thiệp tâm lý có thể giúp người bị tự kỷ trưởng thành cải thiện ngôn ngữ, khả năng giao tiếp và cả khả năng hoạt động độc lập, để được như vậy người tự kỷ trưởng thành phải nhận sự can thiệp tâm lý thường xuyên và sớm nhất có thể.
Bên cạnh can thiệp tâm lý, người tự kỷ cần được can thiệp hành vi để hình thành các thói quen tốt, biết cách tự điều chỉnh các hành vi và cảm xúc, biết cách tự bảo vệ bản thân và phát triển các hành vi thích ứng với hoàn cảnh xã hội.
Trong quá trình can thiệp tâm lý các chuyên gia có thể đánh giá được ưu nhược điểm của người tự kỷ trưởng thành và đưa ra các định hướng một nghề nghiệp phù hợp.
Cách chữa bệnh tự kỷ cho người lớn bằng cách phát triển kỹ năng giao tiếp và tập hòa nhập với cộng đồng. Nếu tự kỷ nhẹ thì người bệnh vẫn có thể làm một số việc và giao tiếp được.
Nếu được được can thiệp tâm lý, tiếp nhận điều trị, tìm ra được các ưu điểm của người bệnh và tạo cơ hội cho họ làm việc. Làm như vậy sẽ giúp người tự kỷ tăng cường các mối quan hệ xã hội, tăng khả năng tư duy và giao tiếp, từng bước hòa nhập với cộng đồng và xã hội.
Gia đình, người thân, xã hội cần quan tâm đến người tự kỷ, sự quan tâm từ gia đình và xã hội nên thường xuyên, quan tâm và nói chuyện, kiên trì chăm sóc và hướng dẫn, luôn khuyến khích động viên hành vi tốt, tạo điều kiện cho người tự kỷ được tương tác và giao tiếp với mọi người,... Hạn chế tối đa để người tự kỷ thu mình một chỗ hay chú tâm vào các thiết bị điện tử.
Bên cạnh việc chăm sóc, giáo dục thì người tự kỷ trưởng thành cần kết hợp dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ và tiếp nhận các liệu pháp tâm lý, nhận thức và hành vi với người tự kỷ từ các chuyên gia. Phối kết hợp nhiều phương pháp, nỗ lực của cả gia đình, xã hội và chuyên gia sẽ giúp người tự kỷ phục hồi tốt hơn.
Với những chia sẻ trên thì chắc hẳn phần nào mọi người đã biết được bệnh tự kỷ có chữa được không, các phương pháp điều trị tự kỷ,... Tự kỷ hiện nay khá phổ biến, cách tốt nhất để chống lại chứng tự kỷ là xây dựng một lối sống lành mạnh và khoa học, đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần.
Nếu trong gia đình có người thân có dấu hiệu mắc chứng tự kỷ, cần kịp thời phát hiện và đi thăm khám chuyên khoa để tiếp nhận các liệu pháp điều trị để cải thiện tình hình, giúp người thân của bạn có một cuộc sống có ý nghĩa hơn.