Bệnh tự kỷ là một căn bệnh thường được phát hiện ở hai năm đầu đời của trẻ, là kết quả tất yếu của triệu chứng rối loạn hành vi phức tạp. Căn bệnh này còn xuất hiện ở lứa thanh thiếu niên. Vậy bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên là gì, có triệu chứng, dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa ra sao?
1. Bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên là gì?
Trước khi tìm hiểu bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên, hãy tìm hiểu bệnh tự kỷ là gì? Tự kỷ - tên tiếng anh là Autism là một chứng rối loạn phát triển ở con người. Tự kỷ bao gồm rất nhiều dấu hiệu đặc trưng cụ thể như rối loạn phát triển nhân sinh, rối loạn hành vi, rối loạn giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và những triệu chứng này có thể được lặp đi lặp lại.
Nhìn chung, các dấu hiệu của bệnh tự kỷ sẽ được các phụ huynh phát hiện ở hai năm đầu đời của trẻ. Đối với những trường hợp mắc bệnh, các triệu chứng nêu trên sẽ xuất hiện với tần suất ngày càng gia tăng - điều này tỷ lệ thuận với việc mức độ bệnh của bệnh nhân ngày càng nghiêm trọng.
Thông thường, mốc ba tuổi chính là thời điểm đánh dấu để xem xét một đứa trẻ có bị mắc chứng trầm cảm hay không. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp có trẻ vẫn phát triển bình thường qua mốc ba tuổi rồi mới có triệu chứng phát bệnh.
Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh tự kỷ, bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên - hay còn gọi là bệnh tự kỷ ở tuổi teen là một hội chứng tâm thần bị rối loạn nghiêm trọng do người bệnh sống trong áp lực, buồn chán một thời gian dài. Việc này gây cho người bệnh bị mất hứng thú và kéo theo đó là những hệ lụy về sức khỏe. Ở mỗi độ tuổi mắc bệnh tự kỷ sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng rất khác nhau. Ngay khi có dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ, ba mẹ cần cho con đi khám nhi tại các bệnh viện uy tín để có thể chữa trị kịp thời.
2. Triệu chứng bệnh tự kỷ ở thanh niên
Bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên được liệt kê vào nhóm rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Các triệu chứng của bệnh này thường xuất phát từ những nguyên nhân như chịu đựng áp lực khi bước vào lứa tuổi thanh thiếu niên, chịu đựng cảm giác buồn chán, lo âu kéo dài gây mất hứng thú đối với công việc.
Bên cạnh đó, ở lứa tuổi thanh thiếu niên còn phải chịu khá nhiều áp lực từ gia đình và nhất là từ môi trường học đường, thầy cô và cả sự ức hiếp của bạn bè. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các triệu chứng cũng khác nhau như: việc khó diễn giải những gì người khác đang nghĩ hoặc cảm thấy, rắc rối diễn giải biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể hoặc tín hiệu xã hội hoặc khó điều tiết cảm xúc
Mặc khác, có những người bệnh gặp khó khăn giữa một cuộc trò chuyện. Họ thậm chí không phản ánh cảm xúc của mình hay độc thoại về một chủ đề ưa thích, hay làm đi làm lại một hành vi, hành động liên tục và thường xuyên, chỉ tham gia các hoạt động trong phạm vi hoạt động hạn chế
Điểm đặc biệt trong triệu chứng của bệnh tự kỷ ở tuổi thanh thiếu niên chính là việc nhất quán nghiêm ngặt với thói quen hàng ngày; bộc phát khi thay đổi xảy ra. Thậm chí, một vài người bệnh còn có kiến thức quá sâu sắc về một chủ đề cụ thể, chẳng hạn như một ngành khoa học hoặc công nghiệp nhất định. Người thân cần phải tham khảo các phương pháp chăm sóc người bệnh trầm cảm, tự kỷ để giúp họ thuyên giảm bệnh tình cũng như hòa nhập hơn với cuộc sống.
3. Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở thanh niên
Từ những triệu chứng nêu trên, đối tượng thanh thiếu niên khi mắc bệnh tự kỷ thường có những dấu hiệu phổ biến như họ thường xuyên mệt mỏi hoặc luôn cảm thấy bị thiếu hụt năng lượng, họ bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ quá mức cho phép, họ bị thay đổi khẩu vị, mất vị giác và không cảm thấy ngon miệng, thậm chí họ còn trở nên dễ bị kích động và nếu mức độ bệnh nghiêm trọng họ còn có thể nghĩ đến việc tự kết liễu mạng sống của mình.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên
Vậy câu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào khiến người ở độ tuổi thanh thiếu niên mắc bệnh tự kỷ? Qua nghiên cứu, nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh trên ở độ tuổi teen chính là vấn đề về sinh học và các chất dẫn truyền thần kinh. Bất kỳ một sự bất thường nào về các chất dẫn truyền thần kinh đều có thể gây ra rối loạn thần kinh. Bên cạnh đó, sự kích thích các nội tiết tố cũng được xem xét là nguyên nhân gây ra bệnh.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh chia sẻ rằng chính các ảnh hưởng từ quá khứ đau thương và các suy nghĩ mang tính tiêu cực trong một thời gian dài cũng ảnh hưởng xấu đến sự khỏe mạnh trong hệ thần kinh của bạn.
Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây bệnh. Nếu tiểu sử gia đình bạn đã có người thân mắc bệnh tự kỷ thì nguy cơ mắc bệnh tự kỷ của bạn cao hơn những trường hợp còn lại. Vì thế nếu đã xác định được bản thân có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn người khác thì hãy chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân, duy trì sự lạc quan và nguồn năng lượng tích cực.
5. Cách chữa bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên tại nhà
Dưới đây là 5 phương pháp điều trị bệnh tại nhà được các bác sĩ đánh giá là có hiệu quả nhất. Bạn có thể xem xét thực hiện:
1 Liệu pháp tâm lý
Đối với các bệnh về rối loạn thần kinh, trong đó có bệnh tự kỷ thì những liệu pháp tâm lý có tác dụng tốt trong điều trị trầm cảm, luôn là lựa chọn hàng đầu trong các phương pháp điều trị tại nhà. Việc chia sẻ những khó khăn, những áp lực, buồn chán của bản thân đến các bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chữa bệnh. Các bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân căn bệnh của bạn là do đâu, mức độ bệnh và các phương pháp hỗ trợ điều trị giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh.
2 Trò chuyện với người bệnh
Việc trò chuyện với người bệnh cũng mang lại hiệu quả cao trong việc giúp người tự kỷ giải tỏa những áp lực của bản thân. Những đối tượng trò chuyện với người bệnh mang lại sự tương tác tốt cũng như hiệu quả cao nhất là người thân hoặc bạn bè thân thiết của người bệnh.
3 Tạo cơ hội làm việc
Việc tạo cơ hội làm việc cho người bệnh tự kỷ chính là phương pháp nhanh nhất giúp họ gần gũi với cộng đồng. Đồng thời làm tăng khả năng tư duy và vận động của họ. Trong một số trường hợp người mắc bệnh tự kỷ mang trong mình khả năng thiên bẩm. Khi người bệnh tự kỷ là một thiên tài, việc tạo điều kiện cho họ làm việc không chỉ giúp họ cải thiện tình trạng bệnh mà còn giúp họ phát huy được khả năng trời phú của mình.
4 Nói chuyện với bác sĩ
Hãy đến gặp bác sĩ và trò chuyện cùng họ nếu bạn nhận thấy sự bất thường trong hành vi của mình. Chắc chắn họ sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc xác định tình trạng bệnh của bạn. Hơn thế nữa, việc trò chuyện cùng bác sĩ chắc chắn mang lại cho bản sự tin cậy và an tâm trong suốt quá trình điều trị bệnh.
5 Đi dạo hằng ngày
Việc đi dạo hàng ngày không chỉ giúp nâng cao thể chất mà còn giúp người bệnh tự kỷ cải thiện rất tốt tinh thần. Đi bộ hằng ngày giúp mỗi người có được đôi chân chắc khỏe, kích thích tiêu hóa sau mỗi bữa ăn. Việc đi dạo hàng ngày trong ánh nắng mặt trời buổi sớm còn giúp người bệnh hấp thụ rất tốt vitamin D, có tác dụng ngăn ngừa loãng xương và mang lại làn da khỏe mạnh.
Quan trọng hơn hết, việc đi bộ còn có tác dụng làm dịu hệ thần kinh của người bệnh. Bởi nó giúp não bộ được đưa vào trạng thái bình tĩnh, giúp xóa bỏ những căng thẳng và giảm thiểu những nỗi lo lắng. Ngoài ra tác dụng của việc đi dạo mỗi ngày còn giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn và giúp tăng cường sức khỏe hệ tim mạch.
Chỉ 4 bước đơn giản này là bạn đã có chắc ngay một suất khám ở những cơ sở chất lượng rồi, quá tiện lợi phải không nào! Chúc bạn cùng gia đình có một sức khỏe thật tốt và đừng quên đặt lịch khám chuyên khoa tâm lý trực tiếp bác sĩ chuyên môn giỏi thăm khám để được tư vấn tận tình và nhận phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.