Tự kỷ là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại xuất hiện phổ biến ở trẻ em trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên bạn đã thực sự biết được bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì? Làm cách nào để phát hiện và chữa được bệnh này? Khám phá ngay trong bài viết sau.
1. Trẻ tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một bệnh lý của não, vì những thay đổi bên trong cấu trúc tiểu não, thùy thái dương, thùy trán, bất thường về sinh hóa thần kinh hay bị thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới hay có những gen bất thường gây nên những rối loạn về sự phát triển của thần kinh. Hiện nay những nguyên nhân nêu ra ở trên chỉ là giả thuyết và các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được câu trả lời hoàn toàn chính xác. Chính những rối loạn này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển tinh thần của người bệnh và được biểu hiện ra bên ngoài. Hiện nay bệnh lý tự kỷ này được phát hiện rất nhiều ở đối tượng là trẻ em, trong đó cứ 100 trẻ em lại có khoảng 1 bé bị tử kỷ. Tỷ lệ tử kỷ ở bé trai sẽ nhiều hơn so với ở bé gái khoảng từ 4 đến 6 lần. Nên cho trẻ đi khám khoa nhi ngay khi có những dấu hiệu trẻ mắc bệnh tự kỷ để có thể chăm sóc một cách tốt nhất giúp thuyên giảm bệnh tình.
2. Thực trạng trẻ em tự kỷ hiện nay ở Việt Nam
Theo thống kê chưa đầy đủ thì hiện nay ở Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp được phát hiện là mắc các chứng bệnh tự kỷ. Bên cạnh đó, số lượng trẻ em bị tự kỷ có dấu hiệu tăng rất nhanh từ những năm 2000 đến hiện tại và các trường hợp trẻ em tự kỷ xuất hiện rất nhiều ở các thành phố lớn đông dân cư.
Đến thời điểm hiện tại thì cứ 88 trẻ em sẽ có 1 trường hợp bị tự kỷ tùy theo từng mức độ khác nhau. Đây là một con số cực kỳ báo động với căn bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam hiện nay.
3. Đặc điểm tâm lý của trẻ tự kỷ
1. Không có kỹ năng tương tác xã hội
Dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể dễ dàng nhận biết được những đứa trẻ đang bị tự kỷ đó chính là kỹ năng tương tác với xã hội. Những trẻ bị tự kỷ sẽ không biết các hành động chỉ tay, ít dùng mắt để giao tiếp trực tiếp với nhau, chơi một mình, không hay chia sẻ, không làm theo hướng dẫn của người khác, kéo tay người khác khi chúng cần, ít dùng cử chỉ giao tiếp, thích làm theo ý mình, không để ý đến thái độ hay tình cảm của mọi người xung quanh dành cho mình… Một số trẻ sẽ cảm thấy lạ và nhát với những người mới ở những môi trường mới, bên cạnh đó lại có một số trẻ lại không quan tâm đến những người lạ đó. Những trẻ bị tự kỷ thường hay có dấu hiệu yêu thích các đồ vật xung quanh thân thuộc với mình hơn là để ý tới những người có mặt ở xung quanh mình.
2. Có những bất thường về ngôn ngữ
Bệnh tự kỷ ở trẻ em còn có một đặc điểm nhận dạng khá quen thuộc nữa đó chính là sự bất đồng về mặt ngôn ngữ. Bé thường hay bị chậm nói, hoặc là có thể nói được nhưng sau đó lại không muốn nói và phát âm những từ ngữ vô nghĩa. Nếu những người xung quanh thúc ép dạy cho bé thì bé sẽ càng không nói theo. Bé chỉ thực sự nói khi đòi ăn, đòi uống, đòi đi hay đòi đi vệ sinh cá nhân,… Dù bé biết nói nhưng vẫn sử dụng ngôn ngữ một cách thụ động, không biết đặt lại câu hỏi hay thường hỏi lặp đi lặp lại 1 kiểu câu hỏi trong nhiều trường hợp. Giọng nói của trẻ tự kỷ thường hay bị lớ lớ, thiếu biểu cảm, nói ríu rít, nói rất to hay nói rất nhanh,… Trẻ cũng không biết diễn đạt mọi thứ hay tiếp tục các đoạn hội thoại với mọi người xung quanh mình.
3. Những bất thường về hành vi, thói quen
Trẻ tự kỷ sẽ có những hành vi và thói quen thất thường và có xu hướng thu hẹp bản thân lại. Những hành vi phổ biến như là hay quay tròn người, hay đi kiễng gót chân, hay lắc lư người, nhìn nghiêng, nhảy chân sáo hay chạy lòng vòng… Bên cạnh đó, trẻ cũng có những thói quen hay lặp đi lặp lại trong cuộc sống thường ngày như là nằm đúng ở một vị trí nhất định, đi theo đúng 1 con đường, ngồi ở đúng 1 nơi nhất định, làm mọi việc theo một trình tự hay thích mặc 1 bộ đồ duy nhất.
4. Có những ý thích thu hẹp
Bệnh tự kỷ ở trẻ em có có một đặc điểm khá nổi bật nữa đó chính là có những sở thích cực kỳ thu hẹp. Bé sẽ chơi những trò chơi đơn điệu một cách kéo dài, xem một chương trình tivi hay một đoạn băng lặp đi lặp lại trong một thời gian dài mà không chán, quay bánh xe, trên tay luôn cầm một thứ đồ vật yêu thích như là chai lọ, bút chì, que tăm, tờ giấy hay đồ chơi đơn điệu nào đó… Nhiều trẻ em có hành vi nằm ăn vạ và khóc lâu nếu không vừa ý vì bé không biết cách nói và diễn đạt với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó có khoảng 70% trẻ em tự kỷ có hành vi tăng động, và thường không phản ứng với những điều kiện nguy hiểm.
5. Xuất hiện những rối loạn cảm giác
Những bé bị tự kỷ thường sợ khi nghe có tiếng động to phát ra, bé thường hay khóc thét, bịt tai và chui vào một góc tường. Một số bé có dấu hiệu che mắt vì sợ ánh sáng xung quanh, sợ một số mùi vị nhất định, sợ bị cắt tóc hay gội đầu, kén ăn hay ăn không nhai, bên cạnh đó cũng sợ cả bị người khác động vào người. Ngoài ra một số bé tự kỷ kém nhạy cảm lại có những rối loạn cảm xúc và thích được sờ vào đồ vật, thích cảm giác được ôm và giữ thật chặt, thích nhìn vật chuyển động hay phát sáng …
6. Những bất thường khi trẻ lớn hơn
Khi lớn lên trẻ tự kỷ sẽ khó hòa nhập với bạn bè xung quanh, đi học muộn hơn, không kiềm chế được cảm xúc và sợ môi trường mới. Nhiều trẻ lại bị tăng động, hung hăng, hay gây sự với người khác và ngoài ra có một số trẻ lại có xu hướng thu mình. Tùy vào mức độ nhẹ hay nặng của trẻ bị tự kỷ mà người thân nên xem xét cho bé học tại một môi trường giáo dục đặc biệt chứ không nên cho bé đi học cùng với những người bạn bình thường khác.
4. Nguyên nhân làm trẻ bị tự kỷ
1. Nhận ít sự quan tâm từ ba mẹ và người thân
Nguyên nhân đầu tiên có thể dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ em đó chính là thiếu sự quan tâm từ ba mẹ và người thân xung quanh. Cùng với sự phát triển của xã hội, thì con người cũng bị cuốn vào vòng quay cơm, áo gạo tiền… chính vì thế những ông bố bà mẹ dành ít thời gian để quan tâm và tiếp xúc với trẻ, thường xuyên trò chuyện, dẫn bé đi xem phim hay đi chơi tại các khu vui chơi mà trẻ thích. Nhiều đứa trẻ sẽ có sự so sánh với những đứa trẻ khác xung quanh và tự thu hẹp bản thân mình. Chính điều này đã tác động vào tâm lý của bé và làm cho chúng có những suy nghĩ không tốt, tiêu cực và ảnh hưởng đến sự phát triển của trí tuệ.
2. Gia đình ít dành thời gian dạy bé
Trước khi bé vào giai đoạn đi học thì ba mẹ và những người xung quanh sẽ là những người hướng dẫn định hướng bé trong sự hình thành con người về cả vật chất và tinh thần. Mỗi em bé lớn lên có hành vi, thái độ và ý thức tốt là nhờ sự dạy dỗ và tác động từ bé của gia đình. Tuy nhiên nếu ba mẹ không có nhiều thời gian để làm những việc này thì một phần nào đó cũng đã tác động vào sự phát triển của trí não dẫn tới bé có những biểu hiện của căn bệnh tự kỷ. Bên cạnh đó sự dạy dỗ, quan tâm và giáo dục của gia đình cũng là một tiền đề quan trọng để bé có thể hình thành những hành vi và tính cách với xã hội và môi trường xung quanh của chúng.
3. Cho trẻ xem tivi, Youtube và các chương trình giải trí quá nhiều
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ 4.0 nên nhiều ông bố và bà mẹ quá lạm dụng các thiết bị thông minh để dỗ cho bé khỏi khóc, tạo sự chú ý cho bé để làm những việc khác. Chính sự lạm dụng các thiết bị tivi, youtube hay chương trình giải trí quá nhiều này mà thiếu sự quan tâm dạy dỗ trực tiếp từ gia đình cũng là một nguyên nhân có thể đẩy bé mắc phải những dấu hiệu của căn bệnh tự kỷ. Bé sẽ quen với những giai điệu đó, chỉ ăn chỉ uống khi nghe chúng, và có nhiều trẻ sẽ khóc để ăn vạ khi không được xem chúng. Đây là một cách dạy con thật sự sai của nhiều gia đình hiện nay. Hãy cố gắng tạo cho bé một không gian sống và môi trường thực tế nhất, đừng quá lạm dụng vào những thiết bị kia.
4. Ít được tiếp xúc và vui chơi với những trẻ khác
Bệnh tự kỷ ở trẻ em một phần còn xuất phát từ nguyên nhân bé không được tiếp xúc nhiều với những trẻ em đồng trang lứa với mình. Bé sẽ bị thiếu những kỹ năng sống cơ bản để nói chuyện, giao tiếp hay vui chơi với người lạ nếu gia đình cứ chỉ nhốt trẻ ở nhà. Hãy cho bé được ra ngoài, được tiếp xúc với môi trường xung quanh và bạn bè đồng trang lứa để bé tự hình thành cho mình những hành vi, kỹ năng sống cơ bản của một đứa bé.
5. Phân loại các loại bệnh tự kỷ
1. Tự kỷ lâm sàng
1.1. Tự kỷ điển hình
Là những loại tự kỷ có những dấu hiệu ở cả 3 lĩnh vực và xuất hiện trước giai đoạn 3 tuổi.
1.2. Hội chứng Asperger
Là dạng tự kỷ trẻ có hành vi kém tương tác với xã hội xung quanh, có khả năng nói được nhưng giao tiếp rất bất thường, không bị chậm nhận thức và thường xuất hiện sau giai đoạn 3 tuổi.
1.3. Hội chứng Rett
Thường hay xuất hiện ở bé gái ở giai đoạn 6 đến 18 tháng, xuất hiện các động tác định hình ở tay, đầu nhỏ, vẹo cột sống và chậm phát triển trí tuệ ở mức nặng.
1.4. Rối loạn phân rã tuổi ấu thơ
Đây là loại bệnh tự kỷ có dấu hiệu thoái lùi phát triển rất nặng và thường xuất hiện trước giai đoạn bé 10 tuổi.
1.5. Tự kỷ không điển hình
Là loại tử kỷ ở mức độ nhẹ, chỉ xuất hiện 1 trong 3 lĩnh vực trên.
2. Tự kỷ về khả năng trí tuệ và phát triển ngôn ngữ
2.1. Tự kỷ có trí thông minh cao và nói được
Đây là loại tử kỷ phát triển vượt bậc về mặt trí tuệ thông minh và có khả năng giao tiếp được.
2.2. Tự kỷ có trí thông minh cao và không nói được
Cũng là bé có sự phát triển vượt bậc về trí tuệ nhưng lại bị hạn chế về khả năng nói và giao tiếp với mọi người xung quanh.
2.3. Tự kỷ có trí thông minh thấp và nói được
2.4. Tự kỷ có trí thông minh thấp và không nói được
6. Tự kỷ trẻ em làm sao phát hiện sớm
Thông thường trong suốt quá trình từ khi bé được sinh ra đời đến giai đoạn được chăm sóc và phát triển qua từng giai đoạn thì người mẹ hay bố sẽ là những người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Chính vì thế, bố mẹ sẽ rất dễ dàng nhận biết được những dấu hiệu bất thường của con mình với với những đứa trẻ bình thường khác. Nếu bạn là những bà mẹ ông bố hãy quan tâm và chăm sóc trẻ nhiều hơn và theo dõi từng giai đoạn phát triển của bé để có thể nhận biết được những sự bất thường này. Bệnh tự kỷ ở trẻ em cũng sẽ có nhiều cách cứu chữa nếu được phát hiện sớm và có sự tư vấn hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên ngành.
7. Cách chăm sóc trẻ tự kỷ
1. Cho bé điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Việc đầu tiên khi bạn phát hiện trẻ nhà mình có những dấu hiệu của bệnh tự kỷ thì hãy đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra lời khuyên chữa trị tốt nhất. Một khi đã có được cách điều trị phù hợp của bác sĩ thì bạn và gia đình nên làm theo những hướng dẫn đó để hỗ trợ giúp bé hoàn thiện được bản thân và giảm bớt triệu chứng của bệnh, có thể phát triển được một cách bình thường như những đứa trẻ xung quanh khác.
2. Quan tâm và yêu thương bé nhiều hơn
Thực sự những đứa trẻ tự kỷ cần sự quan tâm và yêu thương từ người thân nhiều hơn những đứa trẻ bình thường khác. Hãy biết quan tâm và chăm sóc con của mình để bé có thể phát triển được thể chất bên ngoài và khắc phục được những điểm thiếu sót về mặt trí tuệ. Ngoài việc quan tâm và yêu thương nhiều hơn thì người thân của bé cũng phải thực sự dành nhiều thời gian và kiên nhẫn. Bệnh tự kỷ ở trẻ em có chuyển biến phục hồi tốt hay không một phần cũng dựa rất nhiều vào yếu tố này. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể mua các loại sách hay về nuôi dạy con- chăm sóc gia đình về đọc để có những kiến thức bổ ích áp dụng trong quá trình chăm sóc con.
3. Kiên trì dạy bé làm quen với cuộc sống cộng đồng
Như đã nói ở trên, ngoài việc chăm sóc và yêu thương bé nhiều hơn thì người thân của trẻ bị tự kỷ nên dành nhiều thời gian cũng như kiên trì để dạy bé. Hãy cho bé dần dần làm quen lại với mọi thứ xung quanh, với xã hội và cộng đồng, cho bé dần dần tiếp xúc với những con người mới, môi trường mới để bé có thể dần tự hoàn thiện được những hành vi cũng như nhận thức của bản thân bé. Bạn phải thực sự kiên trì vì bé sẽ không làm được trong 1 hay 2 ngày mà cần phải có một thời gian khá dài để bé có thể từ từ thích nghi với mọi thứ. Bạn không nên quá nóng vội, bực bội hay có thái độ không tốt sẽ phản lại quá trình điều trị dành cho bé của mình.
4. Giúp bé hòa nhập và vui chơi với trẻ em khác và mọi người xung quanh
Bệnh tự kỷ ở trẻ em có thể được điều trị khỏi nếu bạn phát hiện ra bệnh sớm và có những cách để giúp bé có thể hòa nhập cũng như vui chơi với trẻ em hay mọi người xung quanh cùng những món đồ chơi lành mạnh mà bé thích hay tự tạo ra các trò chơi hấp dẫn bé,... Để làm được điều đó bạn cũng phải có sự giúp đỡ từ những người xung quanh chia sẻ với họ tình trạng của bé làm sao để họ cố gắng tiếp nhận, vui vẻ và hòa đồng với trẻ tự kỷ. Từ đó, bạn cùng họ sẽ tạo một môi trường tốt nhất cho trẻ được phát triển.
5. Luôn theo dõi tình trạng tự kỷ của con, trao đổi với nhà chuyên môn để được hướng dẫn kịp thời
Trong quá trình điều trị cho căn bệnh tự kỷ ở trẻ em bạn cũng phải dành nhiều thời gian để theo dõi tình trạng tự kỷ của con mình. Sau đó trao đổi với các chuyên gia hay bác sĩ chuyên môn để có thể biết được những cách hay có được những hướng dẫn kịp thời nhất về phương pháp hay cách chữa tốt nhất cho con yêu của mình.
Thực sự căn bệnh tự kỷ ở trẻ em là điều đáng báo động hiện nay vì những sự vô tình của nhiều ông bố bà mẹ mà ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên để có thể tự mình chữa được cho con hay giúp đỡ những người khác thì bản thân bạn cũng nên có những kiến thức nhất định về căn bệnh này. Bên cạnh đó bạn hãy dành nhiều thời gian để bên cạnh chăm sóc và yêu thương con mình nhiều hơn, cho con đi khám sức khỏe theo định kỳ để kịp thời phát hiện các căn bệnh và chữa trị. Hãy giúp những đứa con thân yêu của mình tránh xa căn bệnh nguy hiểm này bạn nhé.