Trẻ em khám nhi khoa cần chú ý các rối loạn chậm phát triển, dấu hiệu chậm nói hoặc vận động kém để đưa ra hướng điều trị đúng và kịp thời.
1. Sàng lọc xác định trẻ có nguy cơ mắc bệnh
Carol Cohen Weitzman,thành viên AAP, Bác sĩ, giám đốc hành vi phát triển nhi khoa tại Trường Đại học Y Yale cho biết: Sàng lọc trẻ có nguy cơ bị Toxic Stress (tạm dịch: căng thẳng độc hại) rất phức tạp về mặt khoa học và cần nhiều hỗ trợ tài chính. Nhưng đây là điều bắt buộc. Các nghiên cứu khoa học về chủ đề này rất thuyết phục và rõ ràng, chúng ta cần phải ứng dụng những tiến bộ khoa học đó trong cuộc sống thực tiễn.
Weitzman và các đồng nghiệp đang phác thảo một kế hoạch chi tiết cho việc ứng dụng những nghiên cứu khoa học trong sàng lọc bệnh. Họ đưa ra các khuyến nghị về những biện pháp tiêu chuẩn bác sĩ nhi khoa có thể thực hiện để xác định các yếu tố (như gia đình hoặc cộng đồng), nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần ở trẻ em từ môi trường sống khiến trẻ có nguy cơ bị căng thẳng độc hại. Đó có thể là tình trạng trầm cảm của mẹ, bạo lực gia đình hoặc bạo lực cộng đồng, khan hiếm thực phẩm,...
Khi các bác sĩ nhi khoa khám về các rối loạn chậm phát triển, các em bé cũng sẽ được kiểm tra các dấu hiệu thiếu hụt kỹ năng xã hội hoặc cảm xúc, chẳng hạn như khả năng nói hoặc vận động kém. Bác sĩ nhi khoa cũng có thể yêu cầu các bậc cha mẹ điền vào bảng câu hỏi về việc sử dụng bia rượu hoặc thiếu thực phẩm trong gia đình.
Để thực hiện những thay đổi này, Weitzman nói, các bác sĩ nhi khoa sẽ cần những hỗ trợ thay đổi toàn diện bao gồm đào tạo kiến thức nền tảng, các phương pháp lựa chọn điều trị và các biện pháp phối hợp chăm sóc.
2. Liệu pháp điều trị ảnh hưởng do căng thẳng
Việc can thiệp sớm nguyên nhân gây ra rối loạn và bảo vệ trẻ em khỏi hậu quả của căng thẳng độc hại có vai trò rất quan trọng, thành viên AAP Mary Margaret Glory, M.D., thuộc Đại học Y khoa Tulane cho biết. Glory, vừa là bác sĩ nhi khoa vừa là bác sĩ tâm thần trẻ em, và các đồng nghiệp của bà đang nghiên cứu các khuyến nghị của AAP về các lựa chọn điều trị và phối hợp chăm sóc.
May mắn thay, Gleason nói, chúng tôi đã tìm ra những bằng chứng quan trọng chứng minh rằng, một số phương pháp điều trị có thể mang lại hiệu quả. Chẳng hạn, liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái đã được chứng minh là làm giảm các hành vi “gây rối” ở trẻ, giúp cha mẹ phát triển các kỹ năng thúc đẩy hành vi tích cực và tăng tương tác tích cực giữa cha mẹ và con cái. Một phương pháp điều trị khác, phương pháp Tâm lý cha mẹ trẻ em, đã được chứng minh là đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị những trẻ từng trải qua những biến cố lớn như bị ngược đãi, lạm dụng tình dục hoặc bị ảnh hưởng bởi sự ra đi của người thân.
Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn gặp khó khăn trong việc điều trị bởi có quá ít chuyên gia được đào tạo để cung cấp các liệu pháp trên. Các gia đình cũng gặp nhiều khó khăn khác như: chi phí, phương tiện đi lại, thời gian và có thể là cả cảm giác kỳ cục, khó chịu khi phải tham gia vào các phương pháp trị liệu khá “lạ lẫm” với họ. Chúng tôi có bằng chứng rằng chúng tôi có thể can thiệp một cách hiệu quả, nhưng hầu hết trẻ em không thể tiếp cận các phương pháp điều trị này, ông Glory cho biết.
Đối với trẻ cần áp dụng nhiều phương pháp điều trị, việc điều phối chăm sóc thường được đảm nhiệm bởi các bác sĩ nhi khoa. Các chuyên gia nhi khoa hàng đầu về căn bệnh này luôn muốn có sự kết hợp toàn diện giữa chăm sóc về mặt thể chất với chăm sóc về mặt xã hội, tình cảm và hành vi cho trẻ, bao gồm cả việc xây dựng gia đình hạnh phúc.
Weitzman chia sẻ: “Tôi rất hy vọng rằng, việc xem xét các vấn đề liên quan đến hành vi và cảm xúc ở trẻ sẽ là một phần cơ bản trong chăm sóc sức khỏe trẻ em. Bởi điều này quan trọng không kém so với khám sức khỏe. Đây là những bước tiến mới của nhi khoa. Quá trình này có thể diễn ra rất chậm, nhưng rất thú vị”.