Các bậc làm cha làm mẹ có biết rằng hội chứng TIC ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ, đe dọa không nhỏ đến sự phát triển bình thường của các em. Vậy hội chứng này cụ thể là gì, biểu hiện ra sao, nguyên nhân, hậu quả và cách chữa trị thế nào? Tất cả được làm rõ trong bài viết dưới đây.

1. Hội chứng TIC là gì?

1. Hội chứng TIC

TIC là hội chứng rối loạn hoạt động bất thường của các cơ. Xu hướng hoạt động là lặp đi lặp lại không kiểm soát hoặc điều khiển được. Hội chứng này dễ dàng quan sát thấy được trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

2. Phân loại hội chứng TIC

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh và phân ra thành 2 loại khác nhau: TIC vận động và TIC âm thanh.

2.1. TIC vận động

Những rối loạn nếu xảy ra ở cơ vận động sẽ được phân thành TIC vận động.

2.2. TIC âm thanh

Những rối loạn nếu xảy ra ở các cơ quan hô hấp trên cơ thể của trẻ được phân thành TIC âm thanh.

2. Nguyên nhân gây rối loạn TIC

Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng TIC ở trẻ. Đặc biệt, một số trường hợp còn được ghi nhận là có thể do một số chất gây dị ứng, hoặc do ảnh hưởng bởi các bộ phim kinh dị gây ra.

Trẻ cần được sinh hoạt trong môi trường khỏe mạnh để tránh mắc bệnh

Trẻ cần được sinh hoạt trong môi trường khỏe mạnh để tránh mắc bệnh

3. Dấu hiệu hội chứng TIC là gì?

1. Dấu hiệu của hội chứng TIC đơn giản

Những dấu hiệu đơn giản ban đầu mà phụ huynh hoàn toàn có thể nhận thấy ở trẻ như thở dài, ho, lẩm bẩm, tặc lưỡi, hắng giọng,... Cần chú ý những dấu hiệu này có thể trùng với nhiều triệu chứng của những hiện tượng khác. Tuy nhiên bạn vẫn không nên chủ quan bỏ qua bất cứ biểu hiện nào ở trẻ. Vì tất cả đều là nguy cơ tiềm ẩn có ảnh hưởng đến hội chứng rối loạn này.

2. TIC vận động đơn giản

Đối với loại TIC vận động đơn giản thì sẽ có những dấu hiệu dễ nhận biết như: nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ,… Đây cũng là những dấu hiệu có thể trùng với một số triệu chứng của các căn bệnh khác. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không quan tâm xem xét và ghi nhận. Phụ huynh nên lưu ý và trao đổi lại bác sĩ để hỗ trợ tốt hơn cho việc thăm khám và điều trị đúng hướng.

3. TIC âm thanh phức tạp

Trường hợp trẻ bị TIC âm thanh phức tạp thì có nhiều dấu hiệu hơn. Trẻ sẽ có tình trạng: nói lặp đi lặp lại nhưng không phù hợp với bối cảnh, nhại lại giọng của người khác, lẩm bẩm trong miệng,... Những điều này khiến bé trở nên không bình thường so với mọi đứa trẻ khác. Đây là dạng nặng hơn dạng đơn giản. Vì vậy phụ huynh cần có sự chú ý nhiều hơn.

4. TIC vận động phức tạp

Ở trường hợp trẻ có hành động nặng hơn như tự vỗ vào người, tự cắn, nhảy nhót, giậm chân, xoay tròn,... thì được phân sang TIC vận động phức tạp. Đối với TIC vận động phức tạp những dấu hiệu sẽ nặng hơn và có mức độ nguy hiểm hơn cho trẻ vì có nhiều hành động có tính sát thương, làm đau cơ thể trẻ.

TIC  gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống bình thường của trẻ

TIC gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống bình thường của trẻ

4. Chẩn đoán bệnh TIC

Khi phụ huynh nghi ngờ trẻ bị TIC hoặc thấy không an tâm về tình trạng của trẻ thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế, chuyên khoa để được thăm khám chẩn đoán cho chính xác. Dưới đây là quy trình chẩn đoán bệnh TIC mà phụ huynh có thể tham khảo.

1. Kiểm tra tuổi

Tuỳ vào độ tuổi lúc phát hiện triệu chứng bệnh sẽ là căn cứ quan trọng để bác sĩ có cơ sở chẩn đoán bệnh đang như thế nào ở trẻ. Độ tuổi càng chính xác càng giúp việc chẩn đoán chất lượng hơn.

2. Mức độ nghiêm trọng của hội chứng

Mỗi dấu hiệu của hội chứng đã được phân chia thành các cấp độ khác nhau. Căn cứ vào dấu hiệu được gia đình cung cấp mà bác sĩ sẽ có những chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng bệnh của trẻ. Mức độ nghiêm trọng của hội chứng sẽ là định hướng quan trọng để có được hiệu quả điều trị bệnh TIC trúng đích nhanh hơn cho trẻ mà phụ huynh không nên bỏ qua.

Các cơ mặt cơ vai của trẻ thường xuyên bị giật dẫn đến trẻ rất mệt mỏi

Các cơ mặt cơ vai của trẻ thường xuyên bị giật dẫn đến trẻ rất mệt mỏi

3. Độ dài của từng triệu chứng

Cùng với sự hợp tác chia sẻ thông tin đã ghi nhận ở trẻ, thông qua các xét nghiệm hay các bài test liên quan các bác sĩ, chuyên gia sẽ còn đo độ dài của từng triệu chứng. Độ dài của triệu chứng bệnh nhằm đưa ra những thông tin liên quan đến mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đây là cơ sở để chẩn đoán và điều trị bệnh TIC hiệu quả.

4. Phân loại rối loạn TIC

Tổng hợp tất cả những thông tin được cung cấp cùng những dữ liệu khám lâm sàng thì bác sĩ sẽ tiến hành phân loại gần như chính xác rối loạn TIC mà trẻ đang mắc phải. Việc phân loại nhằm đảm bảo trẻ được điều trị trúng đích và đạt hiệu quả nhanh chóng hơn.

Có nhiều cách chữa bệnh TIC

Có nhiều cách chữa bệnh TIC

5. Tác hại của hội chứng TIC

Nhiều phụ huynh chưa biết được tác hại mà bệnh TIC gây ra. Những tác hại này có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Thống kê tác hại của bệnh để thấy rõ rối loạn TIC có nguy hiểm không.

1. Hội chứng gây đau khi bệnh biểu hiện nhiều lần

Bệnh kéo dài đồng nghĩa với việc trẻ sẽ có nhiều hành động và hành vi được lặp lại nhiều lần hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị đau về thân xác và cả tinh thần từ nhẹ đến nặng.

2. Ảnh hưởng đến cảm xúc, tình cảm của người mắc bệnh

Rối loạn TIC có sức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc tình cảm của chính người bệnh. Bản thân người bệnh không kiểm soát được tình cảm của chính mình một cách rõ ràng. Tình cảm có thể thay đổi trạng thái nhanh chóng. Đây là tác hại nghiêm trọng mà hội chứng TIC gây ra.

3. Gây cảm giác tự ti, trầm cảm

Ghi nhận đã cho thấy trong nhiều trường hợp, người bệnh bị TIC bắt đầu hình thành cảm xúc tiêu cực như cảm giác tự ti, trầm cảm. Đây là trạng thái không tốt và nguy cơ gây hại cho người bệnh rất lớn. Khi chuyển sang những cảm giác này người bệnh dễ không kiểm soát được suy nghĩ cũng như hành vi của mình.

Cần chăm sóc và đưa trẻ đến các trung tâm y tế để kiểm tra tình trạng bệnh

Cần chăm sóc và đưa trẻ đến các trung tâm y tế để kiểm tra tình trạng bệnh

4. Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập/ công việc

Nếu người bệnh là người đang đi học đi làm thì một khi mắc hội chứng TIC sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập và làm việc. Việc hoàn thành công việc, đảm bảo kết quả học tập bị hạn chế.

Tình trạng chung dễ nhận thấy nhất là người bệnh mất tập trung, không thể sáng tạo, không đủ kiên trì hay không đủ khả năng hoàn thành công việc, bài vở ở trạng thái tốt nhất. Nếu nặng hơn nữa thì người đi làm còn có thể bị mất việc.

Đối với người đi học khi đã xác định được bệnh thì nên có hướng chuyển đổi môi trường học tập cho phù hợp. Môi trường mới này sẽ khiến người bị bệnh an tâm học tập hơn môi trường bình thường.

5. Khiến người xung quanh hiểu lầm

Do có những hành vi không bình thường nên người bệnh bị hiểu lầm khá nhiều, có trường hợp hiểu sai hoàn toàn dẫn đến những tác hại ngoài kiểm soát. Trường hợp này bắt buộc có sự can thiệp của người bệnh, gia đình và đồng nghiệp để người bệnh được chia sẻ và động viên kịp thời. Một số hiểu lầm còn gây nên tình trạng bị ghét bỏ, tẩy chay và cô lập hoàn toàn.

Đồng hành cùng trẻ để chữa trị bệnh TIC.

Đồng hành cùng trẻ để chữa trị bệnh TIC

6. Hội chứng TIC có chữa được không?

Như đã chia sẻ, hiện nay hội chứng bệnh TIC có người đã chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng vẫn có những trường hợp đặc biệt lại phải sống chung với bệnh hết cả cuộc đời do không đáp ứng các phác đồ điều trị.

1. Liệu pháp nhận thức hành vi

Đây là một trong những cách chữa bệnh TIC được áp dụng hiện nay. Tính phổ biến của liệu pháp này được ghi nhận ở nhiều nơi trên thế giới. Đối với liệu pháp này, quan trọng là tác động vào nhận thức của người bệnh để có thể thay đổi hành vi được phát sinh.

Liệu pháp nhận thức hành vi có thể áp dụng việc đồng hành thông qua chia sẻ, thăm hỏi, động viên. Sử dụng liệu pháp đảo ngược hành vi cũng là cách tác dụng vào ý thức. Đối với trường hợp này người bệnh sẽ được đối diện với mình cùng tập lại động tác hoặc hành động để điều chỉnh lại hành vi cho đồng đều.

Trong nhiều trường hợp bệnh nặng hơn thì sẽ phải dùng đến thiết bị hỗ trợ điện tử có con chip gắn vào não. Chủ động kiểm soát điều khiển các hành vi có liên quan để đảm bảo những hành vi đúng theo trật tự bình thường.

Hãy nhờ bác sĩ để giúp trẻ yên tâm và hồn nhiên hơn

Hãy nhờ bác sĩ để giúp trẻ yên tâm và hồn nhiên hơn

2. Điều trị bằng thuốc đặc trị

Ngày nay để điều trị hội chứng TIC các chuyên gia và bác sĩ cũng đã chuyển sang việc sử dụng thuốc chuyên dùng hỗ trợ. Tuỳ vào mức độ của bệnh mà có những loại thuốc hỗ trợ điều trị khác nhau.

Thường là dùng thuốc rối loạn tâm thần là chính. Thuốc có tác động vào hệ thần kinh để có thể kiểm soát và điều chỉnh được vận động của cơ thể một cách có ý thức. Việc dùng thuốc để chữa bệnh TIC cũng ghi nhận có nhiều tác dụng phụ mà bạn nên chủ động tìm hiểu trước. Những tác dụng phụ thường thấy là: khô miệng, táo bón, co giật, buồn ngủ, …

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, hiểu được rối loạn TIC là bệnh gì, những dấu hiệu, nguyên nhân, hậu quả cũng như cách điều trị. Hội chứng TIC tuy gặp phổ biến nhất vẫn là lứa tuổi trẻ em nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ người lớn vẫn mắc chứng bệnh này.

Phòng bệnh vẫn luôn là giải pháp sức khỏe hoàn hảo nhất. Do đó, cần chủ động phòng chống bệnh TIC ở người lớn và trẻ em bằng cách định kỳ thăm khám toàn diện cũng như trau dồi cho bản thân những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe.

Bên cạnh đó, khi gặp các vấn đề về tâm lý bạn không nên ngần ngại, chần chừ hãy đăng ký khám tư vấn tâm thần - tâm lý chuyên khoa uy tín để sớm có hướng giải quyết đúng đắn, kịp thời ngăn chặn những hậu quả không mong muốn nhé!