Trầm cảm, sức khỏe tâm thần và sáng tạo có mối liên kết xa như từ thời Aristotle - một nhà triết học, bác học nổi tiếng của Hy Lạp. Ông đưa ra câu hỏi, "Tại sao tất cả những người đàn ông nổi bật về triết học, thơ ca hay nghệ thuật đều u sầu?

Và chúng ta có đôi tai của Van Gough như là biểu tượng của mối liên hệ này. Người họa sĩ thiên tài được cho là cắt tai của chính mình vì bệnh tâm thần.

Nhưng liệu thực sự có bằng chứng nào cho thấy sự sáng tạo dẫn đến trầm cảm? Hay trầm cảm tạ nên sự sáng tạo?

1. Những người sáng tạo sinh ra nhiều sự chán nản hơn?

Trước tiên, hãy nói rõ ràng - không phải tất cả những người bị trầm cảm đều sáng tạo. Và nhiều người thành công trong lĩnh vực sáng tạo lại không bị trầm cảm, nhưng họ khó có thể có được sự nổi tiếng giống như một nhà văn (bị trầm cảm) chui đầu vào lò nướng trong khi những đứa con của mình ở phòng bên cạnh (Sylvie Plath - nhà văn nổi tiếng của nước Mỹ đã mắc căn bệnh trầm cảm trong thời gian dài).

Điều này nói rằng, nghiên cứu chỉ ra thực tế rằng những người sáng tạo có thể dễ bị trầm cảm. Nghiên cứu xem xét tất cả các nghiên cứu xung quanh trầm cảm và sáng tạo cho thấy tỷ lệ tự tử trong cộng đồng này lên tới 18 lần so với dân số nói chung, trầm cảm gấp mười lần và trầm cảm hưng cảm gấp hai mươi lần.

Có hay không sự tương quan giữa sáng tạo và trầm cảm? Hiện nay vẫn đang là một câu hỏi lớn

Có hay không sự tương quan giữa sáng tạo và trầm cảm? Hiện nay vẫn đang là một câu hỏi lớn

2. Nhưng sự sáng tạo có gây ra trầm cảm?

Có lẽ không. Có một số nghiên cứu thú vị cho thấy rằng không phải là sáng tạo gây ra trầm cảm. Nhưng các triệu chứng dẫn đến trầm cảm cũng có thể mang đến sự sáng tạo.

Để sáng tạo và tìm ra giải pháp mới, thú vị, chúng ta cần suy nghĩ rất nhiều. Nhìn nhận mọi thứ kỹ càng hết lần này đến lần khác trong tâm trí, điều đó được coi là “sự suy ngẫm”. Và nó sẽ dẫn đến trầm cảm khi chúng ta có những suy nghĩ tiêu cực hoặc tự phê bình.

Vì vậy, là một người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, điều mang đến những cảm hứng, ý tưởng cũng là nguy cơ khiến họ dễ bị trầm cảm hơn.

3. Có phải trầm cảm gây ra sự sáng tạo?

Và điều gì ngược lại? Có đúng là để tạo ra nghệ thuật, chúng ta “cần” phải u sầu?

Trầm cảm, một lần nữa, liên quan đến sự suy ngẫm. Cuối cùng, nó có thể dẫn đến những biểu hiệu bên ngoài hoặc kết thúc bằng trầm cảm. Cả sự khuây khỏa và phấn khích về mức độ hiểu biết mới có thể gây ra một vụ nổ năng lượng. Và nhà nghiên cứu Kay Jamison nhận thấy rằng điều này xảy ra sau trầm cảm có thể tạo ra sự sáng tạo.

Trên thực tế, một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng việc nhận được một món quà đã nâng đỡ mọi người tạo ra sự sáng tạo, thể hiện nguyên tắc tương tự. Tâm trạng hưng phấn dường như giúp tâm trí của chúng ta cởi mở hơn với những ý tưởng tốt, cho dù chúng ta trải qua trầm cảm để có được tâm trạng hưng phấn đó hay có một cái gì đó tốt hơn.

Vì vậy, trầm cảm và sáng tạo được liên kết nhưng cái này không gây ra cái kia.

4. Sáng tạo có thể giúp ích nếu bạn bị trầm cảm?

Các hình thức trị liệu tâm lý hiện tồn tại chỉ để sử dụng sự sáng tạo để giúp ích cho sức khỏe tâm thần. Liệu pháp nghệ thuật và liệu pháp khiêu vũ sử dụng sự sáng tạo để giúp khách hàng xử lý cảm xúc và trải nghiệm những điều họ có thể phải vật lộn để diễn đạt bằng lời nói.

Viết cũng là một công cụ nổi tiếng để xử lý tâm trí vô thức.

"Nhà văn cần được điều trị tâm thần mỗi ngày", trích dẫn Kurt Vonnegut. Và một cuộc khảo sát gần đây của các nhà văn cho thấy 10% cho rằng nó có tác dụng chữa bệnh.

Sáng tạo thường liên quan đến việc tạo ra mọi thứ. Khi làm một hoạt động, chẳng hạn như đan lát, viết nhạc, thiết kế kỹ thuật số, chúng tôi đang chuyển sự chú ý của mình ra khỏi những suy nghĩ, điều này có thể giúp ngăn chặn sự suy ngẫm. Một nghiên cứu trên 700 sinh viên đại học cho thấy họ có tâm trạng tốt hơn trong những thực hành một hoạt động sáng tạo.

Hành động sáng tạo cũng có thể mang tính điều trị và thanh tẩy các vấn đề về sức khỏe tâm thần

Hành động sáng tạo cũng có thể mang tính điều trị và thanh tẩy các vấn đề về sức khỏe tâm thần

5. Làm thế nào có thể sử dụng sáng tạo để giúp ích cho tình trạng trầm cảm?

Hãy viết ra. Nhật ký vô cùng hữu ích cho việc xử lý tâm trạng. Nếu cảm thấy lúng túng khi viết về bản thân, hãy thử điều gì xảy ra khi biến mình thành một nhân vật và viết ra những bối cảnh?

Tạo ra những tác phẩm “xấu”. Ngồi xuống với ý định thực hiện bức tranh tồi tệ nhất hoặc vẽ những gì có thể (không cần cho ai thấy chúng) và thổ lộ bản thân qua đó. Điều này không chỉ giúp giải phóng cảm xúc, khiến mình cảm thấy khá hơn mà còn nâng cao tự trọng.

Khiêu vũ một mình. Tập thể dục đã được chứng minh giúp ích cho tâm trạng và sự sáng tạo. Bạn có tin không? Đóng rèm cửa, nhảy nhót quanh phòng khách tối thiểu 15 phút với các bài hát yêu thích, sau đó quyết định.

Hãy thử một cái gì đó mới. Sáng tạo không cần phải có nghĩa là trở thành một nghệ sĩ. Bạn có thể là viết một bài hát với một ứng dụng, học cách đan hoặc nấu ăn mà không cần công thức. Hãy nhớ rằng, khoảnh khắc sáng tạo hàng ngày nâng cao tâm trạng.

6. Chúng ta có thể học được gì từ mối liên hệ giữa trầm cảm và sáng tạo?

Vào thời Aristotle và sau đó, u sầu, hay cái mà chúng ta gọi là trầm cảm, không được coi là một điều xấu. Ngược lại, tình trạng đó được xem như một mặt của một món quà của sự sáng tạo, thiên tài, và một yếu tố cần thiết của sự vĩ đại.

Nhưng đến hiện nay, trầm cảm (một từ ít lãng mạn hơn nhiều so với “u sầu”) được xem như là một “bệnh” mà mọi người phải “chịu đựng”. Và mặc cho những tiến bộ gần đây, sự kỳ thị đối với những người trải qua trầm cảm vẫn còn tồn tại.

Thế giới sẽ như thế nào nếu chúng ta ngừng đánh giá mọi người vì nỗi u buồn? Và sẽ như thế nào nếu chúng ta không còn phải xấu hổ về điều đó? Có bao nhiêu nghệ sĩ vĩ đại vẫn sẽ ở bên chúng ta nếu họ không cảm thấy xấu hổ về món quà suy nghĩ và trải nghiệm sâu sắc của họ?

Làm thế nào có thể bắt đầu thử thách các khái niệm của riêng bạn về sức khỏe tâm thần? Và làm thế nào có thể chịu trách nhiệm nhiều hơn nếu bạn đang bị tâm trạng tồi tệ? Đã đến lúc thử các liệu pháp tư vấn chuyên sâu về trầm cảm?