Nhiều đứa trẻ thiên tài có người thân mắc tự kỷ, và thậm chí có những bằng chứng sơ bộ về việc các thiên tài và bệnh nhân tự kỷ có thể có chung một liên kết gen.

Erwin Nyiregyházi sinh tại Budapest có khả năng cảm thụ âm nhạc cực kỳ nhạy bén. Nhạc sĩ thiên tài này thậm chí đã nhại lại giọng hát trước trước khi lên 1 tuổi. Năm 3 tuổi (và chưa từng được học qua trường lớp âm nhạc nào), cậu bắt đầu ứng tác và soạn nhạc trên piano. Cậu thường được mời độc tấu tại các gia đình giàu có người Hungary, và năm 8 tuổi, Erwin đã biểu diễn tại gia đình Hoàng gia Anh ở Luân Đôn.

Năm 1910, khi Erwin lên 7, Géza Révész, giảng viên tại Đại học Budapest, bắt đầu tìm hiểu về cậu bé và xuất bản cuốn sách có tên, The Psychology of a Musical Prodigy (Tạm dịch: Thế giới nội tâm của một nhạc sĩ thiên tài), trong đó ông dẫn chứng sự phát triển của Erwin qua nhiều năm. Tác phẩm cuối cùng Erwin gửi cho Révész là từ mùa xuân năm 1914, khi đó Erwin 11 tuổi. Về sự phát triển tiếp theo của Erwin, Révész thông báo: “Rất tiếc phải nói rằng tôi không biết.”

Erwin Nyiregyházi sinh tại Budapest có khả năng cảm thụ âm nhạc cực kỳ nhạy bén

Erwin Nyiregyházi sinh tại Budapest có khả năng cảm thụ âm nhạc cực kỳ nhạy bén

Thần đồng thường được định nghĩa trong học thuật là một đứa trẻ bộc lộ khả năng ở mức độ như một chuyên gia thành thạo trong lĩnh vực đòi hỏi khắt khe trước tuổi thiếu niên. Những thắc mắc về tương lai của những thần đồng này khi chúng lớn lên luôn khơi gợi nhiều hứng thú. Truyền thông đôi lúc có đưa tin về Erwin, và một nhà viết tiểu sử sau này đã viết bài về cuộc đời của cậu. Tuy nhiên lại chẳng hề có thông tin gì nếu xét từ góc nhìn khoa học. Một số người nói Erwin đã “trượt dốc”.

Thuật ngữ “trượt dốc” thường được sử dụng trong bối cảnh liên quan đến tự kỷ nhằm mô tả quá trình chuyển tiếp từ thiếu niên sang trưởng thành. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2011, nhiều người trẻ tuổi mắc tự kỷ trải qua “sự tuột dốc” trong giai đoạn sau phổ thông trung học. Các nghiên cứu liên quan lúc bấy giờ cũng cho thấy sự trượt dốc tương tự.

Như đã thuật lại trong cuốn sách mới, The Prodigy’s Cousin (Tạm dịch: Người em họ của thiên tài), có nhiều liên kết ẩn giữa tự kỷ và thiên tài. Những cô cậu bé thiên tài không phải là những bệnh nhân tự kỷ điển hình, song họ có những bộ nhớ hoạt động cực kỳ năng suất, sự tập trung tuyệt vời tới các chi tiết và niềm đam mê mãnh liệt trong lĩnh vực mà họ hứng thú (hãy hình dung một đứa trẻ vẽ mỗi ngày ở lớp mẫu giáo, nhìn chằm chằm vào tranh của Georgia O’Keeffe và bắt đầu đưa cho người khác xem tranh của mình năm 7 tuổi).

Các đặc điểm này cũng được liên kết với chứng tự kỷ. Nhiều đứa trẻ thiên tài có người thân mắc tự kỷ, và thậm chí có những bằng chứng sơ bộ về việc các thiên tài và bệnh nhân tự kỷ có thể có chung một liên kết gen.

Có nhiều liên kết ẩn giữa tự kỷ và thiên tài

Có nhiều liên kết ẩn giữa tự kỷ và thiên tài

Đáng tiếc là, chẳng có nhiều nghiên cứu về tuổi thọ cũng là điểm chung giữa hai đối tượng này. Không ai thực sự biết được những đứa trẻ thiên tài trở sẽ trở thành người trưởng thành như thế nào. Mặc dù có nhiều nghiên cứu theo chiều dọc về các trẻ có chỉ số IQ cực kỳ cao, song chưa có bất cứ nghiên cứu nào tương tự về những đứa trẻ thiên tài thực thụ.

Các nghiên cứu về chứng tự kỷ liên quan đến người trưởng thành tương tự cũng ít ỏi như vậy. Như Nancy Minhshew, giám đốc Center for Excellence trong Nghiên cứu Tự kỷ tại Đại học Pittsburgh cho biết, mặc dù những người trưởng thành tự kỷ có liên quan đến các nghiên cứu khoa học thần kinh và di truyền học, tuy nhiên bối cảnh nghiên cứu “đã cạn kiệt” về các phương án điều trị cho người trưởng thành cũng như các vấn đề cụ thể khác. Hai nhà khoa học Patricia Howlin và Julie Lounds đã mô tả đặc điểm tự kỷ ở người trưởng thành là sự “khao khát được nghiên cứu” trong đề tài về Tự kỷ đặc biệt năm 2015. Một nhóm khác đã viết rằng những nghiên cứu trên người trưởng thành mắc tự kỷ là “gần như không tồn tại”.

Một trở ngại trong nghiên cứu tự kỷ ở người trưởng thành đã được phát hiện ở những bệnh nhân tự kỷ tham gia nghiên cứu. Lisa Gilotty, người đứng đầu chương trình nghiên cứu tự kỷ tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, chia sẻ rằng những đề xuất nghiên cứu đánh giá đã từng bị nghi ngờ về tính khả thi của các nghiên cứu tự kỷ ở người trưởng thành quy mô lớn.

Có thể xác định trẻ em mắc tự kỷ thông qua trường học và các chương trình can thiệp sớm, nhưng để tập hợp một nhóm lớn những người trưởng thành mắc tự kỷ lại rất khó. Song trong những năm gần đây, Gilotty cho biết bà đã thấy nhiều nhà nghiên cứu tập hợp các đối tượng người trưởng thành và bắt đầu xây dựng các nhóm những người tham gia quy mô hơn.

Việc tìm ra nhóm các thiên tài nhí để theo dõi quan sát cho đến khi trưởng thành cũng không phải điều đơn giản

Việc tìm ra nhóm các thiên tài nhí để theo dõi quan sát cho đến khi trưởng thành cũng không phải điều đơn giản

Việc tìm ra nhóm các thiên tài nhí để theo dõi quan sát cho đến khi trưởng thành cũng không phải điều đơn giản. Một người trong số chúng tôi, Joanne Ruthsatz, đã tập hợp một nhóm hơn 30 trẻ em, đó là mẫu thử nghiên cứu có số lượng lớn nhất về các thiên tài nhí.

Hầu hết các thần động này đều còn rất nhỏ, và hành trình của các em phần lớn vẫn được theo dõi. Song những em lớn tuổi nhất trong số đó gần như vẫn theo đuổi chuyên môn khiến chúng trở thành thiên tài ngay từ đầu.

Không có lý do nào biện hộ cho việc “sớm nở chóng tàn” của các thần đồng. Nhưng nếu đúng thật là những đứa trẻ này đã có lúc từng trải qua biến cố khiến chúng tổn thương, thì chẳng phải có điều gì đó đáng được biết hay sao?

Tương tự như các trường hợp thần đồng, tự kỷ ở người trưởng thành cũng đa dạng tùy theo từng người. Tuy nhiên một số nghiên cứu sớm ở người trưởng thành mắc tự kỷ đã vẽ nên một bức tranh rối rắm.

Các tác giả của cuộc nghiên cứu năm 2012 cho thấy có hơn một nửa số người tự kỷ đã tốt nghiệp cấp 3 cách đó 2 năm không có việc làm hoặc không đi học tiếp, một tỉ lệ cao hơn cả những người khuyết tật về khả năng học tập, thiểu năng trí tuệ hay khiếm khuyết ngôn ngữ.

Những người trưởng thành mắc tự kỷ cũng gặp khó khăn hơn trong việc thể hiện khả năng giao tiếp với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và có nhiều nhu cầu y tế chưa được đáp ứng hơn người trưởng thành khỏe mạnh. Tỷ lệ mắc các bệnh từ trầm cảm đến tiểu đường hay Parkinson cũng tăng ở nhóm người này. Những người mắc chứng tự kỷ cũng có tỉ lệ tử vong cao hơn.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã dẫn dắt các hình thức hỗ trợ và can thiệp mới đầy hứa hẹn cho những người trưởng thành mắc tự kỷ. Ví dụ, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh (gồm Minshew) đã tiến hành cuộc nghiên cứu kéo dài 18 tháng về tính khả thi và hiệu quả của liệu pháp nâng cao nhận thức cho người trưởng thành mắc tự kỷ và cho ra kết quả đầy hứa hẹn.

Các nghiên cứu khác đề xuất rằng huấn luyện thực tế ảo cho các buổi phỏng vấn xin việc có thể cải thiện sự tự tin và khả năng thể hiện của người mắc tự kỷ. Một nhóm đã nghiên cứu Dự án SEARCH, mô hình thực tập hỗ trợ, phát hiện ra rằng các học sinh tự kỷ tham gia vào chương trình dường như đã có khả năng tìm kiếm việc làm cao hơn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Có những chương trình hỗ trợ giúp tăng khả năng tìm việc cho người trưởng thành mắc chứng tự kỷ

Có những chương trình hỗ trợ giúp tăng khả năng tìm việc cho người trưởng thành mắc chứng tự kỷ

Tuy vậy, vẫn còn nhiều điều phải thực hiện để giải quyết các nghi vấn về tự kỷ ở người trưởng thành, như: Điều gì giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân tự kỷ? Chúng ta có thể gia tăng nhận thức và sự chấp nhận đối với tự kỷ bằng cách nào? Và sự can thiệp tự kỷ nào có hiệu quả với người trưởng thành? Tuổi thơ là một giai đoạn quan trọng đối với người tự kỷ, thần đồng, và với những đứa trẻ đang phát triển bình thường, chỉ là phần mở đầu của câu chuyện.