Người lớn khi được chẩn đoán mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) đối mặt bằng thái độ bình thản hơn là mất tinh thần. Nhiều người có xu hướng đặt những trải nghiệm theo kiểu: Thì ra đó là lý do tại sao mình lại khó tập trung thời đi học đến vậy. Và, giờ thì tốt rồi, họ có cơ hội được điều trị.
May mắn cho những người này, việc nhận ra ADHD và nhận được chẩn đoán chính thức có thể là phần khó nhất trong quá trình trị liệu. Không giống như phương pháp điều trị cho một số rối loạn hành vi thần kinh khác, chẳng hạn như bệnh tự kỷ, các phương pháp điều trị ADHD thường có thể kiểm soát được và đem lại hiệu quả, những phương pháp này có thể có tác dụng ngay lập tức.
David W. Goodman, Bác sĩ Y khoa, giám đốc Trung tâm Rối loạn Thiếu Tập trung ở lớn tại Maryland và trợ lý giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi tại trường Đại học Y khoa Johns Hopkins cho biết. “ADHD ở lớn là một trong những rối loạn có hiệu quả nhanh nhất với các phương pháp điều trị và bệnh nhân thường rất dễ tiếp nhận trị liệu.
Người mắc ADHD có thể hay tự ti vì sống trong môi trường luôn bị chỉ trích do không đạt hiệu suất theo yêu cầu. Chỉ trong 6 đến 9 tháng điều trị, nhiều người nhận thấy khả năng tự nhận thức về chính bản thân của họ đã được cải thiện đáng kể.”
1. Thuốc điều trị
Thuốc kê toa thường là nhân tố quyết định trong việc điều trị ADHD, đặc biệt là đối với người trưởng thành. Các loại thuốc để điều trị ADHD ở người trưởng thành thường là chất kích thích, chẳng hạn như Adderall và Concerta (loại thuốc thông dụng trong điều trị ADHD không được phê duyệt chính thức sử dụng cho người lớn nhưng thường được kê sử dụng thêm).
Nhìn chung, các tác dụng phụ ở mức nhẹ và tạm thời, dù có lo ngại về nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch khi sử dụng chất kích thích ở người lớn có thể cao hơn so với trẻ em.
Do tác dụng tâm sinh lý của các chất kích thích, có thể bao gồm cảm giác hưng phấn, nên người bệnh rất dễ bị lệ thuộc và thậm chí lạm dụng thuốc. Năm 2002, FDA đã phê duyệt loại thuốc không chứa chất kích thích đầu tiên điều trị ADHD, atomoxetine (được biết đến với tên thương hiệu là Strattera).
Mặc dù một số chuyên gia cho rằng loại thuốc này kém hiệu quả hơn các chất kích thích trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh ADHD, nhưng dường như Strattera tránh được tình trạng lạm dụng thuốc đồng thời đem lại hiệu quả và sự an toàn khi sử dụng lâu dài.
2. Trị liệu thông qua hình thức trò chuyện
Thuốc là phương pháp hữu ích giúp kiểm soát các triệu chứng cấp bách nhất của bệnh ADHD, nhưng gần đây nhiều người cho rằng việc kiểm soát thành công chứng rối loạn trong thời gian dài cũng đòi hỏi phải học một bộ các hành vi và kỹ thuật để giảm thiểu các tác động thứ yếu của bệnh: lòng tự trọng thấp, các mối quan hệ rắc rối, tổ chức kém, v.v. bởi vì không có cách “chữa khỏi” ADHD.
Các chuyên gia nói rằng liệu pháp dành cho những người bị ADHD nên có tính tập trung và tổ chức cao. Hình thức trị liệu được sử dụng rộng rãi nhất cho ADHD là liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), một loại trị liệu ngắn hạn hướng đến việc dạy bệnh nhân các chiến lược ứng phó hàng ngày thay vì phân tích tâm lý của họ.
Mặc dù nghiên cứu về chủ đề này hơi ít, nhưng CBT đã được chứng minh là có tác dụng ở người trưởng thành bị ADHD. Trong một nghiên cứu năm 2002, một nhóm người trưởng thành bị ADHD đã nhận được tám tuần trị liệu nhận thức (một số cũng đang dùng thuốc) đã được đối chứng với một nhóm tương đương không được điều trị. Nhóm trị liệu đã báo cáo sự cải thiện các triệu chứng ADHD nhiều hơn so với nhóm đối chứng, và sau một năm, các triệu chứng của những người được điều trị đã giảm 50%.
Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc trị liệu thông qua hình thức trò chuyện phù hợp đối với người trưởng thành hơn trẻ em bị ADHD. Một số chuyên gia khẳng định rằng trị liệu thông qua hình thức trò chuyện có hiệu quả hơn ở trẻ em, nhưng nghiên cứu nhỏ thực hiện về đề tài này cho thấy các phương pháp tiếp cận hành vi nhận thức có thể đặc biệt hiệu quả ở người trưởng thành, những người có khả năng nhận thức rõ hơn về lối suy nghĩ của họ (và cách thay đổi lối suy nghĩ đó).
3. Phương pháp điều trị thay thế và công nghệ cao
Khi tìm kiếm trên Internet về các phương pháp điều trị ADHD sẽ cho ra rất nhiều kết quả về các biện pháp khắc phục tại nhà, chế độ ăn uống đặc biệt và các tùy chọn thay thế thuốc, nhiều phương pháp hứa hẹn đem lại kết quả nghe có vẻ khó tin so với hiệu quả đem lại—và quả đúng như vậy.
Người lớn thường né tránh tư tưởng dùng thuốc hàng ngày, hoặc tệ hơn là không đưa thuốc cho con cái được chẩn đoán mắc ADHD dùng. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp điều trị thay thế thuốc không được chứng minh là có hiệu quả để điều trị chứng rối loạn này. Một phương pháp điều trị sáng tạo được gọi là phản hồi thần kinh đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây.
Cái gọi là trò chơi trí não, trò chơi video phản ứng với sóng não của người chơi, đã được thiết kế như một cách để điều chỉnh hành vi ở những người bị ADHD. Người chơi đội loại mũ đặc biệt đo hoạt động điện trong não và gửi thông tin đến máy tính và bộ điều khiển trò chơi.
Để chơi trò chơi thành công, người chơi phải buộc mình thư giãn và tập trung, trạng thái tương ứng với một loại sóng não đang hoạt động ở những người bị ADHD. (Chẳng hạn, trong khi chơi một trò chơi đua xe, việc trở nên quá phấn khích hoặc mất tập trung sẽ khiến chiếc xe trên màn hình bị chậm lại hoặc gặp sự cố.) Người ta nghĩ là việc học cách kiểm soát hoạt động não bộ này sẽ cho phép người chơi áp dụng kỹ thuật tương tự ra ngoài thực tế.
Một nghiên cứu nhỏ về hiệu quả của phương pháp phản hồi thần kinh để chữa trị ADHD đã được tiến hành. Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp này có thể giúp cải thiện các triệu chứng hành vi, nhưng hầu hết các chuyên gia không khuyến nghị dùng phương pháp này để điều trị như một phương pháp điều trị độc lập.