Việc thăm khám gói tầm soát ung thư dạ dày đã trở nên phổ biến hiện nay và được nhiều người quan tâm, bởi đây là căn bệnh ung thư nguy hiểm thường gặp liên quan đến đường tiêu hóa. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về một số phương pháp tầm soát ung thư dạ dày sau đây.

1. Vì sao nên tầm soát ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày chính là căn bệnh bắt nguồn từ niêm mạc dạ dày, có tỉ lệ mắc phải cũng như tử vong cao khi so với những bệnh ung thư về đường tiêu hóa. Theo một thống kê của IARC vào năm 2018, ở Việt Nam có đến 17,527 nghìn người hiện mới mắc căn bệnh này và có 15,065 nghìn người đã tử vong, đứng thứ 3 trong các căn bệnh ung thư khác.

Theo đó, nếu sử dụng gói tầm soát ung thư dạ dày sớm giúp phát hiện kịp thời các mầm móng tế bào ung thư trước lúc cơ thể có bất cứ những triệu chứng nguy hiểm, nhờ đó sẽ phát hiện bệnh ở giai đoạn mới khởi phát và có thể chữa trị thuận lợi hơn so với giai đoạn cuối.

Bên cạnh đó, các bệnh nhân được phát hiện vào giai đoạn đầu sẽ có cơ hội sống là 80-90% sau ca mổ 5 năm, nhưng với giai đoạn muộn thì chỉ là 10-15%.

Tầm soát ung thư dạ dày có quan trọng?

Tầm soát ung thư dạ dày có quan trọng?

2. Khi nào cần tầm soát ung thư dạ dày

Các đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất ổn đến đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu của ung thư dạ dày trong đó phải kể đến như:

  • Đau ở khu vực xương ức, vị trí ở thượng vị dạ dày;
  • Thường ợ chua, ợ hơi;
  • Hay cảm giác bị trào ngược;
  • Biếng ăn;
  • Khó tiêu, đầy bụng;
  • Buồn nôn hoặc bị nôn mửa, có thể nôn ra máu;
  • Đi ngoài có máu;
  • Đau và nóng rát ở vị trí thượng vị dạ dày;
  • Ho không dứt, viêm họng kéo dài và tái phát nhiều lần;
  • Nuốt bị đau hoặc rất khó nuốt, cảm giác bị vướng ở nơi cổ họng;
  • Sụt cân không kiểm soát, không rõ nguyên nhân;
  • Trong gia đình có thành viên bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Không những thế, việc sàng lọc ung thư dạ dày còn nằm trong quá trình thăm khám tổng quát sức khỏe toàn diện, tầm soát một số bệnh về tiêu hóa.

Khi nào cần tầm soát ung thư dạ dày

Khi nào cần tầm soát ung thư dạ dày 

3. Ai cần được tầm soát ung thư dạ dày định kỳ

Mọi đối tượng trên 18 tuổi nên thăm khám chuyên sâu tổng quan định kỳ để tầm soát bệnh lý liên quan đến ung thư dạ dày. Người có chế độ ăn thiếu các loại hoa quả tươi và rau củ chứa nhiều dinh dưỡng, thường xuyên ăn món ăn muối chua mặn, thịt hun khói, thịt muối và một số thực phẩm có độ bảo quản không được chất lượng, đối tượng thường xuyên hút thuốc lá.

Người đã được chữa trị loét tá tràng và viêm loét dạ dày tá tràng thông qua cách cắt bỏ đoạn dạ dày cũng có nguy cơ phát triển ung thư phần dạ dày còn lại, có thể ít nhất là 15 năm sau khi đã được phẫu thuật. Người có tiền sử trong gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày. Đặc biệt, nhóm người mang nhóm máu A cũng có khả năng mắc căn bệnh này.

Những ai nên sàng lọc ung thư dạ dày?

Những ai nên sàng lọc ung thư dạ dày?

4. Các phương pháp tầm soát ung thư dạ dày được áp dụng

1. Thăm khám lâm sàng

Là bước đầu tiên và quan trọng của quá trình tầm soát ung thư dạ dày. Theo đó, các bác sĩ sẽ thăm hỏi những thông tin cụ thể về người bệnh như: tình trạng sức khỏe, bệnh sử của bản thân và gia đình, những triệu chứng nghi ngờ về bệnh,...

Việc này nhằm đánh giá các nguy cơ và nguyên nhân khiến bạn có thể mắc phải ung thư dạ dày. Sau đó, thực hiện khám lâm sàng để phát hiện những dấu hiệu bệnh. Thêm vào đó, để có sự chẩn đoán chính xác hơn thì bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn tiến hành làm một số xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày liên quan khác.

1. Nội soi dạ dày ruột

Với phương pháp này sẽ giúp quan sát rõ hơn khu vực dạ dày, trong đó bác sĩ tiến hành lấy sinh thiết để xác nhận sự chẩn đoán. Nội soi cũng khá quan trọng để tìm thấy ung thư ở giai đoạn từ sớm tại niêm mạc phủ ở trên hoặc bên dưới tại ống tiêu hóa. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nên nội soi từ sớm và thường xuyên như: bị nhiễm HP, viêm loét đại tràng, viêm ruột, trào ngược dạ dày,...

2. Sinh thiết chẩn đoán ung thư dạ dày

Sinh thiết trong gói tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp sử dụng dụng cụ chuyên dụng để đưa vào bên trong dạ dày, nhằm lấy được mảnh nhỏ ở nơi bị thương tổn ở niêm mạc dạ dày, sau đó thực hiện quan sát và nghiên cứu dưới kính hiển vi. Bên cạnh đó, sinh thiết là thủ thuật để chẩn đoán đây có phải là tế bào ung thư hay không, đánh giá mức độ và trạng thái viêm dạ dày.

3. Siêu âm nội soi dạ dày - ruột

Khi bác sĩ đã xác định chẩn đoán và nếu là dương tính thì xét nghiệm, sau đó được tiến hành để biết chính xác bệnh đang trong giai đoạn nào, chính là siêu âm nội soi dạ dày - ruột.

Các phương pháp sàng lọc ung thư dạ dày hiện nay

Các phương pháp sàng lọc ung thư dạ dày hiện nay

4. Chụp PET-CT ngực, bụng, khung chậu

Chụp PET- CT ngực, bụng, khung chậu toàn cơ thể sẽ giúp phát hiện bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm hoặc thấp nhất.

5. Xét nghiệm máu xác định dấu ấn ung thư

CA 72-4 là kháng nguyên ung thư được phát hiện ở bề mặt của một số tế bào và đặc biệt là tế bào ung thư biểu mô ở dạ dày. Thông thường, chỉ số CA 72-4 với người khỏe mạnh sẽ nằm ở mức 6,9U/ml, nhưng với đối tượng mắc ung thư dạ dày thì chỉ số CA 72- 4 sẽ cao hơn mức 6,9U/ml. Với các bệnh nhân mắc căn bệnh thì lượng CA 72-4 sẽ có mức đặc hiệu chẩn đoán sẽ trên 98% và độ nhạy chẩn đoán sẽ rơi vào khoảng từ 28-80%. Nồng độ của chỉ số sẽ liên quan đến những giai đoạn của bệnh, vì thế bác sĩ sẽ dựa vào để theo dõi cũng như đánh giá tình trạng bệnh.

6. Các xét nghiệm khác được chỉ định

Những xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày về phân tích sự đột biến bên trong ung thư cũng như khuếch đại gen ở những trường hợp bệnh tiến triển, từ đó giúp việc lựa chọn một số loại thuốc điều trị, miễn dịch dễ hơn.

Dạ dày là 1 trong 3 bộ phận tiêu hóa có nguy cơ bị ung thư cao nhất

Dạ dày là 1 trong 3 bộ phận tiêu hóa có nguy cơ bị ung thư cao nhất

5. Lưu ý khi tầm soát ung thư dạ dày

Trước khi nội soi, bạn nên khai báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng, một số bệnh lý đang mắc phải. Hơn nữa, bạn cũng cần phải làm sạch dạ dày trước nội soi, vì thế tối thiểu 6 tiếng trước nội soi bạn không nên ăn uống.

Sau khi thực hiện nội soi, bệnh nhân có thể khó chịu ở cổ họng, bụng, có cảm giác buồn nôn. Không nên dùng các loại thuốc hỗ trợ bởi cảm giác trên sẽ biến mất nhanh chóng sau từ 12-24 tiếng. Lưu ý sau khi nội soi cũng giảm thiểu ăn món ăn cay nóng bởi có thể gây thương tổn đến niêm mạc dạ dày.

Lưu ý khi tầm soát ung thư dạ dày

Lưu ý khi tầm soát ung thư dạ dày

6. Chi phí tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng đến khám gói tầm soát ung thư dạ dày tại các hệ thống bệnh viện lớn trên cả nước. Ngoài ra, Adayroi cũng phân phối voucher tầm soát ung thư đường tiêu hóa (dạ dày/thực quản/đại tràng) tại bệnh viện Vinmec với mức giá 4,9 triệu đồng.

7. Tầm soát ung thư dạ dày ở đâu tốt

Ung thư dạ dày nếu được phát hiện ở thời điểm mới khởi phát, sau khi được điều trị thì sẽ có 50% cơ hội sống khỏe mạnh trên 5 năm. Vì những lẽ đó, sàng lọc ung thư sớm sẽ nâng cao kết quả điều trị cho người bệnh hơn. Không những thế, lựa chọn cơ sở y tế hay bệnh viện uy tín đến thăm khám chính là điều quan trọng không kém. Tham khảo danh sách bệnh viện chuyên phân phối gói tầm soát ung thư dạ dày hiện nay sau đây.

  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
  • Bệnh viện quốc tế City
  • Bệnh viện đa khoa An Việt
  • Bệnh viện đa khoa Hồng Phát
  • Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Dolife
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc

Quy trình điều trị ung thư dạ dày tại bệnh viện Hồng Ngọc

Quy trình điều trị ung thư dạ dày tại bệnh viện Hồng Ngọc