Nếu bạn đang lo lắng bị rối loạn hoảng sợ hoặc đang cố gắng tránh các hành vi có thể gây ra một cơn hoảng sợ, bác sĩ tâm lý sẽ chẩn đoán bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu này.

Tìm hiểu đầy đủ về rối loạn hoảng sợ thì đây là một bệnh tâm thần được biết đến với những cơn hoảng loạn, sợ hãi đột ngột. Khi phải đối mặt với cơn hoảng loạn, người mắc chứng bệnh này sẽ cảm thấy sợ hãi tột cùng và cơ thể rất khó chịu. Một số người cảm thấy như thể họ đang phát điên hoặc đang gần kề cái chết.

Bạn có thể được chẩn đoán mắc chứng rối loạn hoảng sợ nếu bạn hay hoảng loạn và thường lo lắng về các hệ lụy về mặt thể chất hoặc tinh thần khi xảy ra các cơn hoảng loạn tiếp theo.

Với chứng bệnh này, tần suất của chúng thường không quan trọng bằng cách nó thay đổi hành vi của một người, Lily Brown, Tiến sĩ, giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Điều trị và Nghiên cứu Lo âu tại Khoa Y học Perelman, Đại học Pennsylvania cho biết.

Người mắc chứng rối loạn hoảng sợ thường tránh một số địa điểm hoặc hoạt động mà họ tin rằng có thể khiến họ hoảng loạn. Chẳng hạn, họ không tập thể dục vì cho rằng việc tập luyện sẽ khuấy động những cảm giác sinh lý giống như một cơn hoảng loạn,

Mặc dù các triệu chứng của căn bệnh này (như lo lắng, tim đập nhanh và khó thở) thường giảm dần trong vài phút, nhưng đây có thể là một căn bệnh mãn tính. Việc điều trị sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng, tần suất triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

1. Rối loạn hoảng sợ là gì?

Rối loạn hoảng sợ được coi là một chứng bệnh thuộc nhóm bệnh tâm thần bao gồm rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn lo âu xã hội và các nỗi sợ khác. Theo Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (tạm dịch: Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần), một người sẽ được chẩn đoán mắc căn bệnh này nếu các cơn hoảng loạn tái phát trên hai lần trong một tháng;

Những cuộc tấn công từ triệu chứng rối loạn hoảng sợ gây hại cho sức khỏe thể chất của bạn

Những cuộc tấn công từ triệu chứng rối loạn hoảng sợ gây hại cho sức khỏe thể chất của bạn

2. Triệu chứng rối loạn hoảng sợ

Theo định nghĩa, rối loạn hoảng sợ ảnh hưởng đến những người đã có lịch sử phát bệnh. Những cơn hoảng loạn này dường như phát sinh từ tình huống cụ thể. Đó không phải là sử dụng chất gây nghiện, bệnh tật hoặc một số rối loạn tâm thần. Đột nhiên, người bệnh cảm thấy sợ hãi, cả cơ thể khó chịu trước khi các triệu chứng giảm dần sau đó.

Trong cơn hoảng loạn, một loạt các triệu chứng có thể phát sinh như tim đập nhanh, đổ mồ hôi, run rẩy, khó thở hoặc nghẹt thở, chóng mặt, đau ngực, buồn nôn, khó chịu, sợ mất kiểm soát, tê hoặc ngứa ran, ớn lạnh hoặc nóng bừng, sợ chết.

Triệu chứng này có mối liên hệ với nỗi lo lắng và có thể cản trở cuộc sống cũng như các mối quan hệ.

Nếu từng trải qua các cơn hoảng loạn hoặc nghĩ mình có thể mắc chứng bệnh này, bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để chẩn đoán và điều trị

Nếu từng trải qua các cơn hoảng loạn hoặc nghĩ mình có thể mắc chứng bệnh này, bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để chẩn đoán và điều trị

Một số người mắc chứng rối loạn này cũng xuất hiện nỗi sợ khoảng trống - tình huống hoặc địa điểm có thể khiến họ bị mắc kẹt và bất lực như kẹt trong một đám đông hoặc trong một không gian hạn chế.

3. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn hoảng sợ

Hiện chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra chứng bệnh này, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH) thông báo. Đôi khi, di truyền là nguyên nhân gây bệnh. Nhưng vẫn có trường hợp một số thành viên gia đình mắc bệnh và những thành viên còn lại thì không.

Các nghiên cứu cũng cho thấy chứng bệnh này có thể liên quan đến cấu trúc não và sinh học. Có thể một số người cảm nhận sai về những cảm giác vô hại. Nhưng đó chỉ là một lý thuyết. Các yếu tố môi trường, con người và phản ứng đối với căng thẳng cũng có thể đóng một vai trò nhất định gây ra bệnh.

4. Điều trị rối loạn hoảng sợ

Phác đồ điều trị rối loạn hoảng sợ, lo âu hiệu quả thường được sử dụng là điều trị bằng liệu pháp tâm lý (còn được gọi là liệu pháp trò chuyện), có hoặc không kèm theo thuốc.

Một loại trị liệu tâm lý đặc biệt với tên gọi liệu pháp hành vi nhận thức, được coi là phương pháp điều trị đầu tiên cho chứng rối loạn hoảng sợ. Liệu pháp này dạy cho người bệnh những cách hiệu quả để đối phó với cảm giác hoảng loạn hoặc nỗi sợ hãi về những cơn hoảng loạn.

Thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như SSRI (thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc) và SNRI (thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine) cũng thường được sử dụng để điều trị rối loạn hoảng sợ.

Ít phổ biến hơn, đôi khi các bác sĩ kê đơn thuốc chẹn beta, làm kìm hãm phản ứng chiến-hoặc-chạy của cơ thể, hoặc một liệu trình thuốc benzodiazepine ngắn hạn, một loại thuốc an thần mạnh.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tự chăm sóc bản thân mình thông qua các biện pháp như ngủ đúng giờ; ăn uống lành mạnh, lựa chọn loại thực phẩm sạch, an toàn để sử dụng; tập luyện thể dục thể thao và chia sẻ cảm xúc với bạn bè hoặc thành viên gia đình để kiểm soát cảm giác lo lắng.