Lo lắng khiến chúng ta suy nghĩ và cư xử một cách bất thường, từ đó phá hủy những mối quan hệ.

1. Lo lắng về các mối quan hệ là gì?

Lo lắng là trạng thái khiến ta suy nghĩ một cách viển vông về quá khứ (những điều đã xảy ra), và tương lai (những điều sẽ xảy đến) cho đến khi cảm thấy sợ hãi. Nó không cho phép bản thân được nghỉ ngơi và được là chính mình – tận hưởng khoảnh khắc thực tại. Những lo lắng này nếu diễn tiến lâu dần sẽ gây nên căn bệnh tâm lý rối loạn lo âu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn.

Lo lắng về các mối quan hệ xảy ra khi ta yêu mến một ai đó và tình cảm này được đáp lại nhưng lại cảm thấy căng thẳng và không còn là chính mình. Một buổi hẹn hò đơn thuần cũng khiến chúng ta mất ngủ cả đêm chỉ vì lo lắng về những thứ lặt vặt. Và khi mối quan hệ sâu sắc hơn, ta bị cuốn vào những nỗi sợ hãi, ngờ vực phi lý.

Lo lắng có thể là nguy cơ gây ra sự đổ vỡ

Lo lắng có thể là nguy cơ gây ra sự đổ vỡ

2. Triệu chứng lo lắng

Lo lắng thể hiện ra qua cả thể chất lẫn tinh thần. Đó có thể là mất ngủ, hay thức giấc nửa đêm, thay đổi thói quen ăn uống, đau dạ dày, đau đầu, nhịp tim tăng nhanh, và căng cơ.

Điều quan trọng là sự lo lắng, mất tập trung không hẳn là bản chất của bạn, đó là một chứng bệnh. Và sự lo lắng hoàn toàn có thể chữa trị được.

Sự lo lắng về các mối quan hệ thường gây ra những hệ lụy sau:

Ngờ vực – bạn rất thích ai đó, nhưng khi người ấy thích lại thì bạn lại ngờ vực.

Hành động bất thường – cảm thấy bị kích động, khó chịu vô cớ khi ngồi cùng với các đồng nghiệp, hoặc bỗng dưng không muốn nói gì,.. những hành động khác lạ so với thường ngày.

Thổi phồng – nói quá nhiều điều ngu ngốc về người mình thích hoặc không thể ngừng nói dù biết điều này là sai lầm.

Căng thẳng và làm hỏng đồ đạc – Cảm thấy căng thẳng cực độ khi gần đến lịch hẹn, không tìm ra bộ đồ thích hợp, làm vỡ đồ đạc hay đến muộn,...

Cảm thấy khó chịu – Dễ nổi giận và khó chịu với ai đó, dù bạn không muốn vậy. Nói lời xúc phạm hoặc làm những điều mà sau đó, bạn cảm thấy hối tiếc.

Theo sát – Luôn muốn ở cạnh người mình thích mọi lúc.

Làm phiền – Không ngừng hỏi đối phương lý do của mọi vấn đề.

Lo lắng – Sợ hãi rằng đối phương không yêu bạn nhiều, họ có thể đang lừa dối hoặc sẽ bỏ rơi bạn, ...

Giám sát – Kiểm tra liên tục mọi tài khoản mạng xã hội của người mình thích, đọc điện thoại, tra khảo mọi thứ.

Kiểm soát – Yêu cầu đối phương phải tuân theo quy định bạn đặt ra.

Những thói quen xấu – Bắt đầu có những thói quen xấu như say xỉn, xem phim khiêu dâm, tự làm hại bản thân, lạm dụng thuốc.

Chối bỏ – Phủ nhận tình cảm, từ chối sinh hoạt tình dục, và không muốn nói chuyện về bất kỳ thứ gì.

Chạy trốn – Tự cảm thấy bản thân tồi tệ đến mức chỉ muốn chạy trốn, nhưng sau đó lại nhớ đối phương da diết.

Từ chối – Đẩy người bạn thích ra xa. Từ chối là nguyên tắc đầu tiên cho mọi hành động.

Suy nghĩ lan man – Rất khó tập trung hoặc suy nghĩ nghiêm túc, thấu đáo về một vấn đề.

Chia tay – sau cùng, bạn quyết định chia tay bởi cho rằng sống một mình sẽ tốt hơn dù còn yêu họ và rất buồn với quyết định này. Nhưng dù gì đi nữa, bạn đã quyết định chia tay.

Thời thơ ấu được quan tâm, chăm sóc sẽ giúp bạn biết cách yêu thương lành mạnh

Thời thơ ấu được quan tâm, chăm sóc sẽ giúp bạn biết cách yêu thương lành mạnh

3. Tại sao tôi lại lo lắng về các mối quan hệ thái quá?

Yêu một ai đó là điều đáng sợ đối với người mắc chứng lo lắng. Cảm giác ban đầu khi yêu thường là sự lo lắng. Nhưng nếu biết cách kiểm soát, chúng ta có thể thoải mái hơn và được là chính mình trong mối quan hệ.

Nếu bạn rất khó để là chính mình khi yêu, đó có thể là hệ lụy của vài vấn đề trong thời thơ ấu. Vậy đó là gì?

1 Bạn không được học làm thế nào để yêu thương lành mạnh

‘Thuyết gắn bó” cho rằng, tất cả chúng ta đều cần ít nhất một người chăm sóc mà ta có thể tin tưởng hoàn toàn, từ khi sinh ra cho đến năm 7 tuổi. Người đó mang đến tình yêu và cảm giác an toàn trong mọi trường hợp.

Nếu không, bạn dễ gặp phải những vấn đề trong gắn bó, yêu thương khi trưởng thành. Một trong số đó là ‘gắn bó trong lo lắng’ bởi thời thơ ấu, người chăm sóc đã không thật sự yêu thương, quan tâm đến bạn.

Bạn không biết cách cho đi tình yêu thương hoặc không hiểu đâu mới là tình cảm đáp lại. Hoặc bạn vẫn cho rằng, mình phải trở thành một đứa trẻ “ngoan, hiền” để luôn được mọi người quan tâm và không phải chịu đòn. Bạn không thoải mái khi là chính mình.

2. Trải qua những tổn thương

Lo lắng về các mối quan hệ cũng có thể bắt nguồn từ những tổn thương từ thuở nhỏ. Những tổn thương đó thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân, nhìn nhận người khác và cả thế giới.

Chúng cũng khiến chúng ta có những suy nghĩ, giả định tiêu cực và sống theo những giả định đó. Niềm tin tiêu cực là một trong những nguyên do phổ biến dẫn đến lo lắng trong các mối quan hệ, chẳng hạn: ‘thế giới này thực sự quá nguy hiểm’, ‘tôi không xứng đáng để được yêu thương’,...

Tổn thương cũng hủy hoại sự tự tin. Mỗi người đều có một hệ thống tự đánh giá nội tâm riêng. Khi ai đó thích chúng ta, sự thiếu tự tin khiến hệ thống này lại cảnh báo điều ngược lại. Sau đó, chúng ta sẽ rơi vào trạng thái lo lắng.

3. Bạn được dạy cần phải lo lắng về các mối quan hệ

Một yếu tố khác gây ra hội chứng lo lắng về các mối quan hệ là bởi bạn được dạy về điều đó trong quá trình trưởng thành. Ví dụ, một bà mẹ bị lạm dụng tình dục từ thuở nhỏ có thể sẽ dạy những cô con gái của mình rằng đàn ông vô cùng đáng sợ.

Bất cứ ai cũng xứng đáng được yêu thương, có quyền yêu và được yêu. Vì thế, nếu bạn đang phải vật lộn với những sự lo lắng thái quá thì hãy sớm tìm đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý uy tín để được tư vấn và điều trị tốt nhất, tìm lại niềm vui thực sự trong cuộc sống.