Rối loạn sắc khí (SAD) là loại trầm cảm gắn liền với sự thay đổi theo mùa. Các triệu chứng phổ biến nhất bắt đầu xuất hiện vào mùa thu và tiếp tục kéo dài trong suốt mùa đông sau đó giảm dần và biến mất vào mùa xuân.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh SAD là sự suy giảm ánh sáng vào ban ngày ở mùa đông gây ra sự mất cân bằng hóa học trong não. Để giảm nhẹ các triệu chứng, có thể áp dụng các phương pháp điều trị, bao gồm liệu pháp ánh sáng, liệu pháp hành vi và sử dụng thuốc chống trầm cảm.
1. Rối loạn sắc khí là gì?
Rối loạn sắc khí thường xuất hiện vào các tháng mùa đông. Có một số trường hợp hiếm gặp xuất hiện vào các tháng khác. Một số người bị SAD có thể xuất hiện các triệu chứng trầm cảm vào những thời gian cố định trong năm. Các triệu chứng này sẽ biến mất khi chuyển mùa. Các triệu chứng SAD rất giống với các triệu chứng trầm cảm điển hình. Theo cẩm nang Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (Tạm dịch: Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần), SAD được phân loại là một loại trầm cảm.
SAD không đơn thuần là cảm giác hơi khó chịu vào mùa đông hay khi thời tiết không tốt mà là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm thực sự. SAD có khả năng xuất phát từ các nguyên nhân sinh học. Bởi vậy, các phương pháp điều trị, bao gồm điều trị trầm cảm tiêu chuẩn, như dùng thuốc và trị liệu, và sử dụng ánh sáng có thể mang lại hiệu quả điều trị.
2. Các loại rối loạn cảm xúc theo mùa
Phần lớn bệnh nhân phải đối mặt với SAD vào mùa thu và mùa đông. Các triệu chứng sẽ tự biến mất khi mùa xuân đến. Ánh sáng yếu cùng với việc thời tiết trở nên lạnh hơn có thể chính là nguyên nhân gây ra loại SAD này.
Một loại Rối loạn sắc khíhiếm gặp hơn được gọi là SAD xuân hè, hoặc trầm cảm mùa hè. Đối với những người mắc loại này, các triệu chứng trầm cảm bắt đầu vào mùa xuân, kéo dài cả mùa hè và chỉ tự biến mất vào mùa thu.
Những người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực, một kiểu rối loạn tâm trạng đặc trưng bởi các chu kỳ trầm cảm và hưng cảm, thường gặp những những thay đổi theo mùa rất giống SAD.
Đây không được coi là SAD nhưng vẫn có nhiều điểm tương đồng. Đối với một số người mắc chứng rối loạn lưỡng cực, mùa xuân và mùa hè có thể gây ra nhiều hưng cảm và ít trầm cảm hơn và chiều hướng ngược lại sẽ xuất hiện vào mùa thu và mùa đông.
3. Dữ liệu và Thống kê
SAD nguy hiểm và trầm trọng hơn so với “nỗi buồn mùa đông”. Đây thực sự là một tình trạng sức khỏe tâm thần có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm và ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn người mỗi năm.
SAD gây ảnh hưởng đối với 4-6% dân số Hoa Kỳ.
Hàng năm, 20% dân số gặp phải một dạng trầm cảm theo mùa nhẹ hơn.
SAD ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn đàn ông.
SAD ít xuất hiện ở người dưới 20 tuổi.
Rối loạn sắc khíphổ biến hơn ở các vĩ độ phía bắc.
Thời gian có khả năng xuất hiện SAD cao nhất là tháng 1 và tháng 2.
4. Triệu chứng và chẩn đoán rối loạn cảm xúc theo mùa
Rối loạn sắc khícó thể được chẩn đoán tương tự như trầm cảm điển hình. Trước tiên, bệnh nhân sẽ được kiểm tra thể chất và xét nghiệm máu để loại trừ các khả năng bệnh tật hoặc thiếu hụt dinh dưỡng. Sau đó, họ cần được đánh giá tâm lý để kết luận chẩn đoán. Quá trình này cần phải được thực hiện bởi một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn sắc khíbao gồm các triệu chứng trầm cảm điển hình và các dấu hiệu trầm cảm theo mùa khác, bao gồm:
- Cảm giác chán nản trong hầu hết các ngày và cả ngày
- Không còn hứng thú với các hoạt động ưa thích trước đây
- Thiếu năng lượng và mệt mỏi
- Khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường
- Thay đổi khẩu vị, có thể dẫn đến tăng hoặc giảm cân
- Gặp khó khăn trong việc tập trung, đưa ra quyết định hoặc hoàn thành công việc
- Cảm giác tuyệt vọng, tội lỗi và vô giá trị
- Có ý nghĩ tự tử
- Cảm thấy chậm chạp hoặc tay chân nặng nề
- Cảm thấy bị kích động hoặc cáu kỉnh
- Tránh các buổi tụ tập hoặc gặp gỡ
- Thèm đồ ăn nhiều đường hoặc tinh bột
Một số triệu chứng phổ biến khác của SAD thu đông bao gồm ngủ nhiều, thèm đồ ăn ngọt và tinh bột, tăng cân và mệt mỏi trong khi bệnh SAD xuân hè có xu hướng gây ra chứng mất ngủ nhiều, chán ăn, giảm cân, lo lắng, kích động hoặc khó chịu.
Tâm trạng tồi tệ thường xuyên trong mùa đông hoặc đôi khi cảm thấy buồn bực vì thời tiết hoặc những ngày ngắn là hoàn toàn bình thường. Đó không phải là biểu hiện của SAD. Tuy nhiên, nếu những cảm giác này kéo dài và có các triệu chứng trầm cảm khác, bệnh nhân có thể mắc phải bệnh SAD.
5. Nguyên nhân và yếu tố rủi ro
Giống như các bệnh tâm thần và trầm cảm điển hình khác, không thể xác định nguyên nhân duy nhất của rối loạn cảm xúc theo mùa. Tuy nhiên, đây là loại trầm cảm có liên quan rõ ràng với các thay đổi theo mùa nên các chuyên gia hoàn toàn có cơ sở để xác định yếu tố thời tiết với bệnh SAD.
Cũng giống như với các loại trầm cảm khác, chất dẫn truyền thần kinh, một chất truyền tin hóa học trong não, nhiều khả năng là thủ phạm chính. Ví dụ, Serotonin, giúp điều chỉnh tâm trạng, có thể giảm trong mùa đông khi mức ánh sáng mặt trời giảm.
Một chất dẫn truyền thần kinh khác, chẳng hạn như melatonin, cũng có thể là nguyên nhân gây ra SAD. Quá trình sản xuất melatonin được kích hoạt trong bóng tối và là tác nhân khiến giúp mọi người đi ngủ khi trời tối. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bị SAD sản xuất nhiều melatonin hơn đáng kể trong những tháng mùa đông so với những người không bị SAD. Melatonin tăng cao có thể khiến bệnh nhân cảm thấy buồn ngủ và lãnh cảm hơn.
Cũng có một số bằng chứng cho thấy vitamin D có khả năng góp phần gây ra SAD ở một số bệnh nhân. Do có liên quan đến serotonin, nên việc thiếu vitamin D có thể làm xuất hiện các triệu chứng trầm cảm. Vào mùa đông, khi ánh sáng mặt trời thấp, nguy cơ thiếu hụt vitamin D sẽ cao hơn.
Ngoài ra, vẫn còn có một số yếu tố khác liên quan đến các rối loạn cảm xúc theo mùa. Chúng bao gồm tiền sử gia đình mắc SAD hoặc loại trầm cảm khác. Bệnh nhân đã từng bị trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực hoặc vị trí sống xa về phía bắc hoặc phía nam của đường xích đạo - nơi có ít ánh sáng mặt trời vào mùa đông.
6. Rối loạn đồng thời
Cũng giống như các loại trầm cảm khác, rối loạn đồng thời không phải là bệnh hiếm gặp với SAD. Bệnh nhân có vấn đề về tâm trạng trong mùa đông có khả năng tìm đến sang ma túy hoặc rượu để tự điều trị. Ngoài ra, việc lạm dụng chất kích thích có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm cảm giác trầm cảm, đặc biệt là vào mùa đông..
SAD cũng có thể gây ra hoặc góp phần gây ra các vấn đề khác như có ý nghĩ tự tử, sống thu mình, gặp khó khăn trong công việc hoặc học tập, rối loạn ăn uống hoặc rối loạn lo âu.
7. Điều trị và tiên lượng của rối loạn cảm xúc theo mùa
Rối loạn sắc khícó thể điều trị được và tỉ lệ khỏi bệnh cao. Hầu hết các bệnh nhân sau khi được chẩn đoán và điều trị đều cảm thấy có sự thuyên giảm các triệu chứng theo mùa. Quá trình điều trị có thể bao gồm một số phương pháp thường được áp dụng trong điều trị trầm cảm điển hình: trị liệu và dùng thuốc.
Các liệu pháp trị liệu hành vi có thể giúp bệnh nhân học cách kiểm soát các triệu chứng, nhận biết và thay đổi các kiểu suy nghĩ tiêu cực và phát triển các biện pháp đối phó với những thay đổi theo mùa.
Phương pháp điều trị SAD thông qua dùng thuốc có thể bao gồm các loại thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc được sử dụng phổ biến nhất. Giống như trong điều trị trầm cảm, có thể phải mất vài tuần để xác định xem một loại thuốc xác định có tác dụng đối với bệnh nhân hay không, và có cần phải thử một vài loại thuốc khác để tối đa hóa hiệu quả với tác dụng phụ tối thiểu hay không. Vì điều này, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm một vài tuần trước khi các triệu chứng của SAD bắt đầu.
Phương pháp điều trị điển hình dành riêng cho SAD là liệu pháp ánh sáng. Do ánh sáng yếu của mùa đông là một trong những tác nhân chính gây ra SAD nên việc tiếp xúc với ánh sáng có thể phát huy tác dụng.
Quá trình trị liệu bao gồm sử dụng một thiết bị gọi là hộp đèn mô phỏng ánh sáng tự nhiên. Thiết bị này thường được sử dụng hàng ngày vào sáng sớm trong mùa thu và mùa xuân, từ 30 đến 60 phút, để bệnh nhân tiếp xúc với ánh sáng sau khi thức dậy. Bệnh nhân cần được chuyên gia y tế hoặc sức khỏe tâm thần hướng dẫn cách sử dụng hộp đèn một cách chính xác khi mang thiết bị về nhà để sử dụng.
Nếu được điều trị sức khỏe tâm thần chuyên nghiệp và chăm sóc bản thân tốt vào mùa đông, người bệnh sẽ dễ dàng vượt qua bệnh SAD. Quá trình tự chăm sóc bản thân có thể bao gồm theo dõi tâm trạng, ăn uống phù hợp, tập thể dục và ngủ đủ giấc, bổ sung vitamin D và lên kế hoạch cho các hoạt động xã hội. SAD đến và đi theo mùa, nhưng vẫn có thể điều trị được, ngay cả giữa mùa đông.