Rối loạn tâm lý lưỡng cực là căn bệnh khó chữa đòi hỏi sự kiên trì và liệu pháp điều trị lâu dài. Bệnh này có nguy hiểm không và phương pháp điều trị như thế nào? Cùng theo dõi trong bài viết này bạn nhé.
1. Rối loạn tâm lý lưỡng cực là gì?
Rối loạn tâm lý lưỡng cực còn có cái tên khác là chứng bệnh hưng – trầm cảm. Đây là một trong những loại bệnh lý tâm thần tương đối nghiêm trọng rất hay gặp ở xã hội hiện nay. Biểu hiện thường thấy của hội chứng rối loạn tâm lý lưỡng cực là sự thay đổi rõ rệt giữa 2 loại tâm trạng: hưng phấn quá độ và trầm cảm, u uất. Mỗi giai đoạn lại thường kéo dài một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Tuy nhiên, đôi khi hai giai đoạn được gộp thành một tức là có cả 2 trạng thái cùng một lúc.
2. Hội chứng rối loạn lưỡng cực ở trẻ em và người lớn
Trẻ nhỏ vẫn có thể mắc chứng rối loạn lưỡng tuy tỷ lệ ít hơn người lớn. Biểu hiện bệnh rối loạn lưỡng cực ở trẻ khó phát hiện hơn vì sự thay đổi tâm trạng thường xuyên là phần hết sức bình thường trong quá trình phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên chú ý đến những biểu hiện nhỏ nhặt như hưng phấn quá đà sau một thời gian bỗng dưng trầm lặng liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh tâm lý. Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện những dấu hiệu như ngủ ít, không tập trung, nói lộn xộn và trông có vẻ khờ hơn so với tuổi.
Rối loạn lưỡng cực ở trẻ em rất nguy hiểm và cần được điều trị sớm tránh những rắc rối về mặt tâm sinh lý của trẻ sau này. Khác với trẻ con, người lớn có nhiều nỗi lo toan hơn và dễ mắc chứng bệnh tâm lý này hơn rất nhiều.
Cũng như nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm thì người bị chủ yếu nhất vẫn là tình trạng stress kéo dài, công việc không như ý và các cú sốc người bệnh gặp phải. Tuy nhiên, dù bệnh tâm lý này xảy ra với trẻ em hay người lớn đều có thể dẫn tới những hậu quả đau lòng ảnh hưởng đến bản thân người bệnh và xã hội nếu không được điều trị sớm.
3. Biểu hiện của bệnh rối loạn lưỡng cực
Bệnh nhân mắc chứng rối loạn tâm lý lưỡng cực có thể thay đổi giữa 2 trạng thái đối nghịch rất nhanh hoặc gặp tâm lý đan xen giữ hưng phấn và trầm cảm cùng một lúc. Dưới đây là một số dấu hiệu dễ nhận thấy của chứng bệnh này.
Chán nản cùng cực: Người bệnh trong giai đoạn ức chế thường có biểu hiện giống như bệnh trầm cảm. Có thể người bệnh sẽ cảm thấy ăn ngủ không ngon, khó tập trung và thiếu năng lượng. Tuy nhiên, bạn nên đến địa chỉ khám chữa bệnh tâm lý uy tín để xác định chính xác chứng bệnh này là trầm cảm hay rối loạn lưỡng cực vì phương thức điều trị 2 loại bệnh này hoàn toàn khác nhau.
Khó ngủ: Bệnh rối loạn tâm lý lưỡng cực làm thay đổi thói quen ngủ nghỉ, bạn có thể ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ kéo dài. Người bệnh đang ở trong giai đoạn hưng phấn có thể ngủ rất ít nhưng bản thân vẫn tràn đầy sinh lực.
Hưng phấn tột độ: Trạng thái hưng phấn quá mức được xem là dấu hiệu của chứng bệnh tâm thần. Khi ở giai đoạn hưng phấn, người bệnh làm việc cực kỳ hiệu quả, năng suất và luôn trong tâm trạng vui vẻ, hứng thú. Đôi khi cảm xúc hạnh phúc, hưng phấn tột độ này kéo dài mà không hề có lý do cụ thể.
Cáu kỉnh bất thường: Đột nhiên tức giận, bực bội chỉ vì những chuyện vụn vặt là điều thường thấy ở người bị rối loạn tâm lý lưỡng cực. Họ dễ dàng trở nên kích động, tức giận hơn so với người thường ngay cả khi đang trong trạng thái hưng cảm.
Nói nhanh, nghĩ nhanh: Người bệnh nói nhanh quá mức khiến người đối diện không thể hiểu. Họ đưa ra những ý tưởng rất nhanh và muốn nhận thật nhiều công việc cùng một lúc. Họ tham gia rất nhiều hoạt động đôi khi không màng ăn uống.
Tự tin quá mức: Người bệnh thường ảo tưởng về bản thân mình có thể làm bất kỳ việc gì ngay cả khi việc đó có nguy cơ rủi ro cao.
Sử dụng chất kích thích: Tỷ lệ người mắc chứng bệnh rối loạn lưỡng cực nghiện rượu hoặc sử dụng ma túy khá cao. Họ có thể sử dụng trong giai đoạn hưng cảm hoặc ngay cả thời điểm trầm cảm nhằm giúp tâm trạng tốt hơn.
4. Hội chứng rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không?
Rối loạn tâm lý lưỡng cực chiếm khoảng 2% dân số và đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Độ tuổi xuất hiện nhiều nhất khoảng từ 20 – 40 tuổi. Theo những nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ thường giai đoạn trầm cảm sẽ kéo dài hơn và nam giới giai đoạn hưng cảm lại kéo dài hơn nữ giới.
Đây là chứng bệnh tâm lý có tính chu kỳ và tái đi tái lại đến suốt đời. Nhiều bệnh nhân có thể bị quanh năm khiến bệnh nhân mệt mỏi và có hành động dại dột nếu không điều trị kịp thời. Chứng bệnh này đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì uống thuốc, không được tự ý dừng uống thuốc khi thấy bệnh có dấu hiệu khỏi.
Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và làm theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì căn bệnh này sẽ không gây nguy hại đến tính mạng. Vì vậy, mỗi cá nhân nên chăm sóc sức khỏe đúng cách và quan tâm hơn đến những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể, phát hiện bệnh kịp thời, điều trị sớm để nhanh khỏi bệnh nhất có thể.
5. Bệnh rối loạn lưỡng cực có điều trị được không?
1. Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực
Để phát hiện người bệnh có mắc phải chứng rối loạn tâm lý lưỡng cực hay không bác sĩ cần cả quá trình theo dõi. Các triệu chứng ở bệnh nhân có thể kết luận đã mắc chứng bệnh này phải kể đến như các cơn trầm cảm nặng tái diễn nhiều lần, cơn trầm cảm ngắn, tiền sử có cơn hưng cảm và lạm dụng chất kích thích.
2. Điều trị rối loạn lưỡng cực bằng thuốc
Mục tiêu điều trị của bệnh nhân luôn mong đợi một tình trạng hồi phục hoàn toàn và không tái phát. Tuy vậy, chứng bệnh rối loạn tâm lý lưỡng cực này để đạt được kết quả như mong muốn khá khó khăn.
Cho dù hiện tại đã có thêm nhiều loại thuốc mới nhưng để điều trị dứt điểm chứng bệnh này vẫn còn là thách thức với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Thuốc chữa chứng rối loạn lưỡng cực thực chất chỉ có tác dụng giảm nhanh những triệu chứng trong giai đoạn hưng cảm hay trầm cảm.
Ở giai đoạn ổn định, bệnh nhân vẫn cần sử dụng thuốc nhưng liều lượng ít hơn để hạn chế bệnh tái phát và giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc lên cơ thể.
3. Phối hợp nhóm chuyên gia trong quá trình điều trị
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là chứng bệnh tâm lý không dễ điều trị. Để giải quyết chứng bệnh này cần sự phối hợp của các nhóm chuyên gia thần kinh và có thể là sự phối kết hợp của nhiều phương pháp điều trị.
4. Thuốc điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực
4.1. Thuốc giúp ổn định khí sắc
Lithium là loại thuốc sử dụng chính trong điều trị rối loạn lưỡng cực từ lâu đời. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể kìm hãm những dấu hiệu của giai đoạn hưng cảm và lưỡng cực cũng như làm giảm nguy cơ tái phát của bệnh.
Tuy nhiên, thuốc cũng có những hạn chế như hiệu quả kém với những bệnh nhân có xuất hiện cả giai đoạn hỗn hợp và chu kỳ bệnh ngắn. Ngoài ra, các loại thuốc trầm cảm gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
4.2. Thuốc chống loạn thần
Bệnh rối loạn lưỡng cực cần sử dụng nhóm thuốc chống loạn thần nhằm ổn định tâm trạng và giảm các biểu hiện kích động. Tuy nhiên, về lâu về dài thuốc này có thể khiến bệnh nhân xuất hiện thêm các rối loạn vận động. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc này khiến giai đoạn trầm cảm diễn ra sớm hơn.
4.3. Thuốc chống co giật
Nhóm thuốc chống co giật được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn hưng cảm và giai đoạn phòng chống tái phát sau điều trị. Hạn chế của thuốc là có một số tác dụng phụ như tăng cân, viêm gan, giảm tiểu cầu và gây buồn ngủ. Ngoài ra, thuốc có tác dụng tốt trong giai đoạn hưng cảm nhưng không có nhiều hiệu quả đối với giai đoạn trầm cảm.
6. Lời khuyên cho người chăm sóc bệnh nhân rối loạn lưỡng cực
Bệnh rối loạn tâm lý lưỡng cực là chứng bệnh khó điều trị và đòi hỏi nhiều sự kiên trì, ý chí của người bệnh. Đây là thời điểm bệnh nhân cần nhất sự quan tâm, động viên từ người thân và bạn bè. Gia đình nên kết hợp cùng bác sĩ tâm lý tư vấn hỗ trợ người bệnh tuân thủ theo phác đồ điều trị và có chế độ ăn uống dinh dưỡng tốt cho hệ thần kinh.
Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời hay book ngay một tour du lịch khám phá vùng đất mới là điều bạn có thể làm để cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, đừng quên khám sức khỏe định kỳ để biết tình trạng sức khỏe hiện tại nhé.