Trầm cảm điển hình không phải là dạng bệnh duy nhất của hội chứng rối loạn trầm cảm, mà còn có thêm một dạng bệnh khác - rối loạn trầm cảm kinh niên.

Rối loạn trầm cảm kinh niên hay hội chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng là bệnh không có những triệu chứng cấp tính, hay làm suy nhược cơ thể như trầm cảm điển hình, mà dần làm thay đổi tình trạng sức khỏe tâm thần của bệnh nhân trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh không thể tự thuyên giảm được, vì thế, cách tốt nhất để phòng tránh những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra là thực hiện điều trị trầm cảm ngay khi có các triệu chứng, bất kể tình trạng và mức độ của các triệu chứng đó.

1. Rối loạn trầm cảm kinh niên là gì?

Trầm cảm luôn là một chứng bệnh nghiêm trọng, nhưng không phải không có cách chữa. Những bệnh nhân mắc phải hội chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng, hay rối loạn trầm cảm kinh niên, có các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm, nhưng lại ở dưới dạng tương đối dễ kiểm soát.

Trầm cảm kinh niên có thể để lại hậu quả nặng nề nếu không phát hiện sớm

Trầm cảm kinh niên có thể để lại hậu quả nặng nề nếu không phát hiện sớm

Chứng bệnh này khiến bệnh nhân phải trải qua những triệu chứng của trầm cảm dạng nhẹ trong thời gian dài, và thậm chí có thể kéo dài vô tận. Trong suốt những tháng đầu tiên, họ vẫn có thể hoàn thành toàn bộ, hoặc phần lớn các nghĩa vụ tài chính, các công việc gia đình và chăm sóc bản thân. Nếu như họ không chịu chia sẻ cảm xúc của bản thân, bạn bè và người thân sẽ khó có thể nhận ra những bất thường của họ, và ngay cả khi có nhận ra, thì những người đó cũng sẽ khó đoán được rằng họ đang mắc phải chứng bệnh trầm cảm.

Tuy nhiên, theo thời gian, rối loạn trầm cảm kinh niên bắt đầu phá hoại sức khỏe của họ. Trầm cảm dạng nhẹ vẫn là trầm cảm, bởi thế, người bệnh không thể tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc, trong khi bản thân lại bị vây chặt bởi những cảm xúc trống rỗng, vô nghĩa do chứng bệnh gây nên. Nếu như không được điều trị, họ chẳng thể nhận ra rằng bản thân mình cần đến sự giúp đỡ, và tình trạng này sẽ kéo theo một loạt những vấn đề trong cuộc sống khiến họ càng phải vất vả chống đỡ.

2. Các số liệu thống kê thực tế

Trầm cảm điển hình ảnh hưởng đến hơn 16 triệu người trưởng thành ở Mỹ. Tuy nhiên, rất nhiều người lại không nhận ra chứng bệnh trầm cảm chức năng cao, một tên gọi khác của hội chứng rối loạn trầm cảm kinh niên.

Dù không phổ biến như rối loạn trầm cảm điển hình, nhưng hàng năm có đến khoảng 3,5 triệu người Mỹ mắc phải chứng bệnh này, chiếm 1,5% dân số trưởng thành. Tỷ lệ mắc bệnh trong suốt cuộc đời vào khoảng 3,6%, và những bệnh nhân chỉ dành ra khoảng 60% thời gian của mình để thực hiện điều trị bệnh.

Mặc dù rối loạn trầm cảm kinh niên thường không được xem là chứng bệnh dẫn đến kiệt sức, một nửa số lượng bệnh nhân lại có các triệu chứng cấp tính, khiến cho họ gặp phải nhiều khó khăn khi không được người khác giúp đỡ.

3. Các triệu chứng bệnh và thực hiện chẩn đoán

Khi các triệu chứng của bệnh không đạt đến mức giống như trầm cảm điển hình, bệnh nhân vẫn sinh hoạt một cách bình thường như mọi ngày. Tuy nhiên, họ thường nhanh chóng nhận ra bản thân mình đang gặp phải vấn đề, dù những người thân thiết nhất với họ chỉ cảm thấy có một sự thay đổi rất nhỏ mà thôi.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Động lực sống giảm thấp
  • Thiếu hụt năng lượng cơ thể
  • Bộc lộ cảm xúc một cách mờ nhạt
  • Không thể tìm thấy niềm vui trong các hoạt động, sở thích thường ngày
  • Cách ly bản thân với bạn bè, thành viên trong gia đình
  • Cảm thấy không xứng đáng và xấu hổ với bản thân
  • Lo âu triền miên
  • Bi quan và mệt mỏi về tương lai
  • Rối loạn ăn uống
  • Thay đổi thói quen đi ngủ, hoặc bị mất ngủ
  • Khả năng ghi nhớ, tập trung kém
  • Không thể hoàn thành công việc, hoàn thành chính xác, đúng thời hạn.
  • Trở nên bốc đồng, thường bao gồm sự thay đổi công việc và các mối quan hệ một cách đột ngột.

Triệu chứng của bệnh giống như việc phải trải qua một cảm giác trống rỗng, mơ hồ, nhưng lại vô cùng khó chịu. Và chúng càng trở nên nghiêm trọng theo thời gian, thậm chí còn có thể kéo dài lâu hơn so với chứng trầm cảm điển hình khi bệnh nhân không được thực hiện chữa trị.

4. Chẩn đoán bệnh

Rối loạn trầm cảm kinh niên có thể được các bác sĩ tâm thần chẩn đoán dựa trên hai trong số các triệu chứng sau đây:

  • Cảm giác trống rỗng, tuyệt vọng
  • Mặc cảm về bản thân, tự ti trong thời gian dài
  • Thay đổi cân nặng, thói quen ăn uống
  • Thay đổi thói quen đi ngủ
  • Tâm trạng trở nên bất thường do thường xuyên cáu kỉnh
  • Khó tập trung
  • Không thể, hoặc không nhất quán khi ra quyết định

Chế độ ăn thay đổi đột ngột là một dấu hiệu để chẩn đoán trầm cảm

Chế độ ăn thay đổi đột ngột là một dấu hiệu để chẩn đoán trầm cảm

Rất khó để xác định bệnh nhân có mắc phải chứng trầm cảm dạng nhẹ hay không, vì thế các chuyên gia phải dựa trên những lời chia sẻ chân thành và đầy đủ từ phía bệnh chân để thực hiện chẩn đoán. Trong một chừng mực nhất định, rối loạn trầm cảm kinh niên rất giống với chứng trầm cảm điển hình, thế nhưng, nhờ vào những dấu hiệu trong sự thay đổi đột ngột của các chức năng cơ thể, cảm xúc buồn bã quá mức, các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện ra chứng bệnh trầm cảm điển hình.

Ngoài ra, các triệu chứng của trầm cảm điển hình thường chỉ xảy ra trong khoảng thời gian hai tuần, nhưng với rối loạn trầm cảm kinh niên thì có thể diễn biến trong 2 năm hoặc lâu hơn tính từ thời điểm được chẩn đoán, và thời gian mà bệnh không có bất cứ biểu hiện nào có thể kéo dài hơn 2 tháng.

5. Nguyên nhân và những yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh

Tất cả mọi người đều có nguy cơ tiềm ẩn mắc phải hội chứng trầm cảm mãn tính mức độ nhẹ. Tình trạng này thường là phản ứng của cơ thể với những khó khăn, sự căng thẳng, thất vọng, mơ hồ, và những tổn thương trong cuộc sống hàng ngày, và khả năng phát triển thành hội chứng rối loạn trầm cảm kinh niên trở nên cao hơn nếu như những cảm xúc liên quan đến các vấn đề đó không được giải quyết bằng liệu pháp thích hợp ngay khi chúng xuất hiện lần đầu.

Một vài yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:

  • Gia đình có người từng mắc phải trầm cảm, hoặc bệnh tâm thần. Yếu tố di truyền đóng một vai trò nhất định trong việc tạo ra kết nối với người từng mắc bệnh, bên cạnh những ảnh hưởng từ cuộc sống gia đình trong quãng thời gian từ thời thơ ấu cho đến khi thành niên.
  • Bị tổn thương, hoặc bị bỏ rơi. Khả năng mắc phải trầm cảm trở nên cao hơn với những ai từng phải trải qua việc bị lạm dụng khi còn nhỏ. Ngoài ra, những tổn thương trong cuộc sống sau này cũng khiến con người dễ mắc phải rối loạn trầm cảm kinh niên, hoặc chứng trầm cảm điển hình.
  • Tính cách tiêu cực. Những người tự ti, mặc cảm về bản thân, bi quan, mệt mỏi với cuộc sống thường dễ mắc phải một số dạng của bệnh trầm cảm.
  • Cuộc sống căng thẳng. Khi phải trải qua những căng thẳng và cưỡng ép tình cảm trong thời gian dài, cơ thể và tinh thần của một vài người sau cùng sẽ bị đánh sập, dẫn đến nguy cơ cao mắc phải trầm cảm.
  • Có tiền sử về vấn đề tâm thần. Những người bị trầm cảm thường sẽ được chẩn đoán mắc phải hội chứng lo âu, trong khi những người mắc phải hội chứng lo âu cũng có khả năng cao có các biểu hiện trầm cảm sau này.
  • Rối loạn trầm cảm kinh niên có mối liên hệ nhất định với những thay đổi về thần kinh trong kiểm soát tâm trạng và cân bằng cảm xúc. Theo thời gian, bộ não con người có thể được lập trình lại một cách có hệ thống để đối phó với tình trạng căng thẳng và lo âu, và đây cũng chính là phương thuốc quan trọng trong xử lý chứng rối loạn trầm cảm.

6. Các rối loạn xảy ra đồng thời

Có mối liên hệ mật thiết giữa rối loạn cảm xúc và rối loạn lo âu. Các cuộc nghiên cứu cho thấy có đến 70% những người mắc phải trầm cảm điển hình hoặc rối loạn trầm cảm kinh niên đồng thời mắc phải hội chứng rối loạn lo âu, trong khi 60% những bệnh nhân ở trong tình trạng rối loạn lo âu phải chống chọi lại với căn bệnh trầm cảm.

Xảy ra đồng thời cả hai chứng bệnh lo âu và trầm cảm là điều đã được nhiều người biết đến, nhưng lại chẳng mấy ai hay mối liên hệ giữa rối loạn nhân cách và trầm cảm. Có thể bởi những rắc rối trong mối quan hệ và sự phức tạp trong xã hội mà những người mắc phải hội chứng rối loạn nhân cách thường xuyên đối mặt, họ có nguy cơ cao bị trầm cảm, và đặc biệt là rối loạn trầm cảm kinh niên.

Một cuộc nghiên cứu về những người được chẩn đoán mắc phải rối loạn trầm cảm kinh niên đã đưa ra một con số đáng ngạc nhiên, có đến 85,7% người bệnh có các biểu hiện gắn liền với ít nhất một hội chứng rối loạn nhân cách. Phần lớn những bệnh nhân này được chẩn đoán ở trong tình trạng cận kề rối loạn nhân cách, với 20% tỷ lệ xuất hiện bệnh, và nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng rối loạn nhân cách và trầm cảm bất kể là bệnh nhân đến từ nền văn hóa hay quốc gia nào.

Dù rối loạn trầm cảm kinh niên và trầm cảm điển hình là hai chứng bệnh riêng biệt, nhưng trong một vài trường hợp, chúng có thể chồng chéo lên nhau. Một số người mắc phải rối loạn trầm cảm kinh niên lại có các triệu chứng nghiêm trọng, đặc trưng của trầm cảm điển hình. Những đối tượng này thường sẽ được chẩn đoán mắc cả hai loại trầm cảm, một tình trạng phức tạp cần phải được điều trị chuyên sâu.

Việc xảy ra đồng thời các chứng bệnh tâm thần là một trong những nguyên nhân chính lý giải tại sao những người bị rối loạn trầm cảm kinh niên cần phải được đánh giá và thực hiện điều trị, dù họ vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Bởi khi đó, cuộc sống về sau của họ sẽ khó có thể diễn ra một cách trôi chảy, và một khi họ tìm kiếm sự hỗ trợ càng sớm, cơ hội để họ chữa trị, phục hồi bệnh càng cao.

7. Tiên lượng và chữa trị bệnh

Thật không may, có rất nhiều người đang cố gắng sống chung với chứng bệnh này. Họ cho rằng đó là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại ngày nay, và tự thuyết phục với bản thân mình rằng những thay đổi bên ngoài sau cùng sẽ đánh bay những cảm xúc buồn bã, trống rỗng của họ.

Nhưng rối loạn trầm cảm kinh niên lại là chứng bệnh tâm thần mãn tính mà hiếm khi nào tự khỏi bệnh. Nếu không được kiểm tra đánh giá, căn bệnh sẽ khiến con người khó đạt được thành công, đánh tụt cảm xúc hài lòng, mãn nguyện, và làm suy thoái dần sự tự tin, tự trọng của bản thân. Và khi không được chữa trị, người bệnh sẽ không thể duy trì trạng thái cân bằng cảm xúc và tâm lý, đồng thời, khả năng học hỏi, phát triển bản thân, hoàn thành công việc, có được những thành tựu trong cuộc sống sẽ bị hạn chế một cách nghiêm trọng trong thời gian dài.

Tuy nhiên, chứng bệnh này lại có thể dễ dàng điều trị, dù nhiều người mắc bệnh không thể tìm kiếm được sự giúp đỡ để có được niềm vui, một sức khỏe tốt. Giống với rối loạn trầm cảm điển hình, chứng bệnh này có thể thực hiện điều trị đạt hiệu quả cao theo phương pháp kết hợp giữa điều trị tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc, áp dụng cho cả các bệnh nhân trong chương trình điều trị ngoại trú và điều trị nội trú tại các cơ sở điều trị trầm cảm uy tín tốt nhất. Khi điều trị, người bệnh sẽ được tham gia vào các khóa học trị liệu riêng biệt, theo nhóm, hoặc đi cùng với thành viên trong gia đình, từ đó, có thể tìm hiểu và xác định những nguyên nhân sâu xa dẫn đến chứng bệnh trầm cảm của họ. Sử dụng các loại thuốc điều trị trầm cảm, kết hợp với thực hiện liệu pháp trò chuyện sẽ làm giảm tần suất và mức độ của các triệu chứng bệnh trong suốt chương trình điều trị nội trú hoặc ngoại trú kéo dài từ 30 đến 90 ngày.

Tìm đến các chuyên gia tâm lý nếu tình trạng bệnh kéo dài

Tìm đến các chuyên gia tâm lý nếu tình trạng bệnh kéo dài

Chương trình điều trị ngoại trú thường là lựa chọn số một cho hội chứng rối loạn trầm cảm kinh niên, nhưng với những đối tượng mắc thêm một số loại bệnh khác, phải có thêm các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ, thì cần ưu tiên lựa chọn điều trị nội trú. Dịch vụ chăm sóc sau điều trị cũng đóng vai trò quan trọng để giúp người bệnh có thể tập trung phục hồi, đặc biệt là với những ai mắc thêm những chứng bệnh như rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, hay rối loạn sử dụng chất kích thích.

Không nên tảng lờ, hoặc chỉ xem chứng rối loạn trầm cảm kinh niên là một rắc rối nho nhỏ. Trầm cảm là điều mà không có ai mong muốn, vì thế, bạn không nên chịu đựng trầm cảm, dù ở dạng nào, trong im lặng.