Trầm cảm và tự kỷ là hai căn bệnh thường gặp rất nhiều và có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý khiến trẻ phát triển không bình thường. Do vậy, cha mẹ cần trả lời được câu hỏi bệnh tự kỷ khác gì trầm cảm và có phương án xử lý kịp thời để giúp trẻ luôn luôn khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé!
1. Phân biệt bệnh trầm cảm và bệnh tự kỷ
1. Bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một chứng bệnh do rối loạn tâm lý, từ đó khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái thấp thỏm, lo âu. Nếu bệnh kéo dài sẽ khiến con người trở nên buồn chán, mệt mỏi và mất hứng thú với tất cả mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Bệnh này xuất hiện ở trẻ sẽ khiến tinh thần bị suy sụp và cách hành xử ngày càng trở nên bất thường.
2. Bệnh tự kỷ là gì?
Bệnh tự kỷ là những rối loạn về nhận thức và các hành vi. Thường thì chứng bệnh này sẽ xuất hiện ở độ tuổi 3-10. Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, nhanh chóng thì bệnh sẽ kéo dài đến suốt đời.
2. Phân biệt dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm và bệnh tự kỷ
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ
1.1. Trẻ chậm nói, chậm phát triển
Dấu hiệu này bạn có thể phát hiện ra trong những năm đầu tiên trẻ tập nói. Một số trẻ vẫn bập bẹ nhưng nói không tròn vành rõ chữ. Thậm chí có những trẻ còn không nói chuyện đến tận 5 tuổi, nhưng cũng có vài trường hợp trẻ sẽ câm nín đến suốt đời mà không thể nói chuyện.
1.2. Không có phản ứng với những tác động đến bản thân
Nếu bạn có sự chỉ dẫn và dạy dỗ tới trẻ nhưng chúng không thực hiện theo, tỏ ra không hiểu ý hay không biết nên làm bằng cách nào thì đây cũng là triệu chứng bé đã mắc phải bệnh tự kỷ.
1.3. Thờ ơ với mọi người và môi trường xung quanh
Thường thì giai đoạn đầu phát triển mọi đứa trẻ rất ham học hỏi và thích thú, tò mò với thế giới xung quanh. Nhưng nếu con của bạn tỏ ra thờ ơ và luôn ngơ ngác với những sự vật, hiện tượng thì bạn cần cho trẻ đi khám ngay. Thăm khám chuyên khoa ngay từ thời kỳ mới phát bệnh sẽ giảm nguy cơ bệnh trở nặng.
1.4. Tự chơi một mình
Đối với những đứa trẻ bị tự kỷ chúng rất ngại giao tiếp và chơi đùa cùng những đứa trẻ cùng trang lứa. Trẻ thường thích ngồi một mình, tự chơi và tự nghĩ vẩn vơ mà không ai có thể tác động được.
1.5. Không thích sự thay đổi
Chính vì không thích sự thay đổi nên chúng chỉ chơi những món đồ quen thuộc, trò chơi yêu thích. Nếu ai đó cố tình thay đổi những thứ mà chúng cho là đúng thì trẻ sẽ nổi giận và thậm chí là trở nên vô cùng khó chịu.
1.6. Lặp lại các hoạt động hay một câu nói nào đấy
Chính vì không thích sự thay đổi nên chúng có xu hướng cứ lặp đi lặp lại những hành động. Do vậy nếu chúng đang ăn những thức ăn hay chơi đồ chơi như mọi ngày mà bố mẹ giằng lại thì bản thân chúng tỏ ra rất bất mãn.
1.7. Có hành động bất thường: gào khóc, đi trốn hoặc tự làm tổn thương chính mình
So sánh tự kỷ và trầm cảm thì sẽ thấy trẻ bị tự kỷ thường hay gào khóc, đi trốn hoặc tự làm tổn thương chính mình. Là bởi do tâm lý bất ổn nên trẻ thường có những hành động bộc phát mà đến cả bản thân chúng cũng không thể kiểm soát được. Nếu thấy có những dấu hiệu này thì chứng tỏ chứng bệnh của trẻ đang khá nặng, cha mẹ cần để ý và theo dõi trẻ sát sao hơn.
1.8. Bị chứng rối loạn tiêu hóa
Do chỉ thích những hành động lặp đi lặp lại và ăn uống chỉ độc một vài món nên chúng rất dễ bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Ngay từ khi phát hiện bệnh thì cha mẹ cần dùng những phương pháp nhẹ nhàng để dỗ dành trẻ ăn cho đủ dinh dưỡng.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm
2.1. Trẻ thường buồn chán, trống rỗng
Nét mặt của trẻ không được vui tươi và có những dấu hiệu chán nản, mệt mỏi. Trẻ còn không muốn tiếp xúc với bất cứ ai và ít có nhu cầu chia sẻ, nói chuyện với người khác.
2.2. Mệt mỏi hoặc bị stress
Không chỉ buồn chán mà nhiều đứa trẻ còn tỏ ra vô cùng mệt mỏi, cơ thể như mất đi sinh khí. Thậm chí cơ thể của chúng còn đau nhức và luôn có cảm giác như một vật nhọn mới đâm vào ngực. Mệt mỏi, stress do áp lực học hành, thi cử cũng chính là những dấu hiệu thường gặp ở học sinh bị trầm cảm.
Trầm cảm khác tự kỷ như thế nào? Những đứa trẻ bị tự kỷ thường có xu hướng thờ ơ với thế giới xung quanh. Còn những đứa trẻ bị trầm cảm lại mắc chứng suy nghĩ nhiều quá độ, luôn nhạy cảm với mọi thứ quanh mình.
2.3. Có biểu hiện lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi vì điều gì đó
Đây là dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ khác gì trầm cảm. Thay vì tỏ ra thờ ơ với cuộc sống như những đứa trẻ bị tự kỷ thì trẻ bị bệnh trầm cảm luôn cảm thấy bản thân gây ra lỗi lầm gì đó, chúng nhạy cảm và lo lắng với mọi việc.
2.4. Thường đau đầu hoặc đau bụng, gặp các vấn đề về tiêu hóa
Đây chính là dấu hiệu mà nhiều người thắc mắc và nhầm lẫn tự kỷ có phải trầm cảm hay không. Bởi do trẻ ăn uống thất thường và tâm lý bất ổn nên hầu hết chúng đều cảm thấy đau đầu và đau bụng, tệ hơn là mắc những bệnh về vấn đề tiêu hóa.
2.5. Có ý định tự tử
Chính bởi luôn cảm thấy mệt mỏi, chán chường với cuộc sống và mặc định bản thân đang mang quá nhiều tội lỗi nên thường những đứa trẻ này sẽ có xu hướng tìm đến cái chết. Theo trẻ thì đây chính là cách để giải thoát những suy nghĩ thường trực trong đầu. Khi này tình trạng trầm cảm của trẻ đã nặng, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý giỏi để được thăm khám, tư vấn và nhận điều trị.
Mỗi người nhất là những người làm cha làm mẹ nên nắm được tự kỷ khác gì trầm cảm cũng như những dấu hiệu của từng loại bệnh để có thể sớm phát hiện, đi khám chữa kịp thời sẽ tăng khả năng điều trị khỏi, cải thiện tốt nhất.