Bạn có biết stress sau sinh vô cùng nguy hiểm hay không? Bản thân mẹ sau sinh và cả người thân nên chủ động tìm hiểu vấn đề này để có cách phòng chống cũng như khắc phục tránh những hậu quả nghiêm trọng.
1. Stress sau sinh là gì?
Tình trạng này còn có tên gọi nữa là trầm cảm sau sinh. Khi mắc chứng bệnh này mẹ sau sinh bị rối loạn thần kinh khiến cho suy nghĩ nhiều và cảm giác mệt mỏi xuất hiện. Đặc biệt, mẹ còn có trạng thái sợ chính con của mình và luôn mặc cảm về bản thân.
2. Stress sau sinh có nguy hiểm không?
Tình trạng stress của mẹ sau sinh vô cùng nguy hiểm. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ mà những hệ luỵ của nó gây ra sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và cả mối quan hệ của mẹ sau sinh. Dưới đây là những hệ luỵ mà tình trạng căng thẳng, trầm cảm và stress sau sinh gây ra cho mẹ bầu.
1. Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người mẹ
Khi bị stress sau sinh, mẹ là người bị ảnh hưởng rõ rệt và nhiều nhất. Sức khỏe sẽ không còn được đảm bảo với các ảnh hưởng đáng cảnh báo là:
1.1. Sụt cân
Người mẹ nhanh chóng bị sụt cân, cân nặng không kiểm soát được. Thông thường sau sinh mẹ sẽ quan tâm đến giảm cân. Nhưng khi bị trầm cảm, stress khiến việc ăn uống không đảm bảo làm cân nặng của mẹ suy giảm nghiêm trọng.
1.2. Suy dinh dưỡng
Căng thẳng khiến mẹ không ăn uống ngon miệng như trước, thậm chí có mẹ còn xuất hiện chứng biếng ăn nên cơ thể không đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cơ thể cần dẫn tới suy dinh dưỡng.
1.3. Suy nhược thần kinh
Những lo lắng, phiền muộn ngày càng chồng chất, những đêm mất ngủ, những lúc cô đơn một mình đã dẫn đến hậu quả mẹ bị suy nhược thần kinh ngày càng nghiêm trọng.
1.4. Hoang tưởng
Hậu quả nghiêm trọng của việc bị căng thẳng, trầm cảm là nhiều mẹ bị chứng hoang tưởng. Tùy mức độ mà chứng hoang tưởng này sẽ có những ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người mẹ. Mẹ có những suy nghĩ và hành vi không kiểm soát, không phù hợp thậm chí là không đúng đắn có thể gây nguy hiểm đến bản thân mẹ và cả trẻ nhỏ, người thân.
1.5. Có hành vi nguy hiểm cho bản thân và người khác
Hậu quả này cũng bị ảnh hưởng một phần từ chứng “hoang tưởng” gây ra. Lúc này mẹ hầu như không kiểm soát được hành vi của chính mình. Nhiều trường hợp, mẹ còn có hành vi nguy hại cho bản thân như đánh đập mình, đánh đập người thân và cả con nhỏ. Một số mẹ còn có cảm giác được hành hạ bản thân mới cảm thấy an tâm.
2. Ảnh hưởng đến người thân
Bên cạnh gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến chính mình thì những mẹ bị trầm cảm, stress sau sinh còn gây nên những ảnh hưởng nguy hiểm đến chính người thân của mình.
2.1. Em bé không được chăm sóc tốt
Vì mẹ đã không còn kiểm soát được suy nghĩ hành vi của mình nên việc toàn tâm toàn ý chăm sóc con cái là điều bị hạn chế. Em bé của mẹ bị lơ là, hoặc chăm không kỹ, không được chăm chút khi bú sữa, vệ sinh, chơi đùa… Đây là thiệt thòi to lớn của trẻ nếu mẹ chẳng may mắc phải chứng trầm cảm sau sinh.
2.2. Ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng
Do người mẹ đã thay đổi tính tình, suy nghĩ, hành vi mà vô tình dựng lên hàng rào khoảng cách với chính người chồng của mình. Càng về sau tình cảm càng xa cách không có sự sẻ chia, vun đắp… mẹ đã tự tách mình ra khỏi tình cảm thân thuộc bấy lâu nay mà mình có được.
2.3. Gia đình không được vui vẻ
Trong tình trạng căng thẳng, mẹ không kiểm soát được hành vi thói quen, thay đổi tính tình, con cái không được chăm sóc bảo bọc, vợ chồng không hòa thuận… các nhân tố góp phần khiến gia đình không còn được vui vẻ, đầm ấm.
3. Dấu hiệu stress sau sinh bạn cần lưu ý
Bản thân mẹ và người thân nên tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo của trầm cảm sau sinh để chủ động khám chữa sớm, tránh những hậu quả nguy hại cho sức khỏe, tinh thần.
1. Suy nhược cơ thể
Cơ thể suy nhược dần theo thời gian là dấu hiệu quan trọng của tình trạng này. Mẹ nên tìm hiểu rõ cơ thể có những thay đổi như thế nào. Nếu tình hình không cải thiện cần có tác động để điều trị.
2. Lo lắng
Mẹ có những nỗi lo lắng hay ưu phiền. Không an tâm cho bất cứ sự vật sự việc nào cũng là dấu hiệu cảnh báo trầm cảm, stress sau sinh nghiêm trọng.
3. Hoảng hốt
Người mẹ hay hoảng hốt, không giữ được bình tĩnh trước một thông tin hay sự kiện nào đó cũng là dấu hiệu không bình thường. Đặc biệt là những sự vật, sự việc bình thường với mẹ hàng ngày.
4. Căng thẳng
Mẹ luôn trong tình trạng căng thẳng, không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình để điều khiển mọi chuyện ôn hoà.
5. Có cảm giác ám ảnh
Quan sát có thể thấy được nhiều mẹ lại bị ám ảnh bởi những sự vật sự việc xung quanh. Nhiều mẹ sợ tiếng khóc của con, sợ thay tã, làm vệ sinh cho con một cách không bình thường.
6. Mất tập trung
Thay vì sẽ phải tập trung vào một việc nào đó thì mẹ hay lơ là cũng là dấu hiệu cần chú ý, mẹ có thể sẽ không tập trung xem phim, đọc sách báo, hay trò chuyện với người thân.
7. Rối loạn giấc ngủ
Tuy phải chăm con vào ban đêm trong giai đoạn sau sinh, nhưng nhiều mẹ lại bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng hơn. Nhiều mẹ còn gặp cả ác mộng, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, thao thức không ngủ được.
8. Mất tính dục
Hứng thú tình dục của mẹ bị suy giảm nghiêm trọng. Mẹ không cảm thấy thích thú với chuyện gần gũi yêu thương với chồng của mình.
9. Có nhiều triệu chứng tâm lý bất thường
Một số triệu chứng tâm lý bất thường khiến mẹ khó chịu hơn, cáu kỉnh hơn như: luôn cảm thấy buồn, cảm thấy vô dụng, không quyết đoán, phản ứng chậm, …
4. Nguyên nhân stress sau sinh ở phụ nữ hiện nay
Không phải tự nhiên mà mẹ sau sinh lâm vào tình trạng khó chịu và nhiều căng thẳng như vậy. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mà bạn nên biết.
1. Thay đổi nội tiết sau sinh
Nội tiết tố sau sinh bị thay đổi là một trong những nguyên nhân khiến mẹ dễ bị căng thẳng, trầm cảm.
2. Thay đổi trong cơ thể
Một số thay đổi khác trong cơ thể sau sinh như thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch… không như ban đầu cũng ảnh hưởng đến việc mẹ sau sinh gặp phải tình trạng này.
3. Mâu thuẫn gia đình
Những mâu thuẫn trong gia đình, trong cách nuôi dạy con cũng là nguyên nhân khiến mẹ sau sinh dễ bị stress sau sinh.
4. Khó khăn về tài chính
Nỗi lo lắng, bận tâm về tài chính thiếu hụt sau sinh cũng khiến mẹ dễ mắc bệnh trầm cảm, stress nghiêm trọng. Bên cạnh lo lắng chăm sóc nuôi dưỡng con nhỏ thì mẹ còn phải lo lắng chi tiêu của gia đình.
5. Thiếu hoặc không có sự giúp đỡ của người thân
Tuy có nhiều mẹ có được sự hỗ trợ từ người nhà nhưng vẫn có mẹ không nhận được sự trợ giúp nào. Điều này sẽ khiến mẹ loay hoay vất vả hơn. Đặc biệt là những mẹ sinh con lần đầu. Tình trạng hoang mang không biết chăm sóc con sao cho tốt sẽ là một trong những yếu tố khiến mẹ dễ mắc bệnh trầm cảm.
6. Bỡ ngỡ và khó khăn trong lần đầu chăm sóc con nhỏ
Trầm cảm và stress đã ghi nhận nhiều trường hợp ở mẹ có con nhỏ lần đầu. Đây là tâm trạng bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn của người mẹ. Nếu không được chia sẻ trợ giúp, hướng dẫn thì đây là nguyên nhân dễ khiến mẹ gặp phải tình trạng stress.
7. Do yếu tố di truyền
Gia đình đã có trường hợp trầm cảm và stress sau khi sinh cũng là nguyên nhân khiến mẹ dễ bị tình trạng này.
5. Những ai dễ mắc trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh nguy hiểm nên cần đặc biệt chú ý theo dõi những đối tượng sau:
1. Có tiền sử bệnh trầm cảm
Người có tiền sử trầm cảm trước đó cần cẩn trọng khi mang thai.
2. Ngưng dùng thuốc trầm cảm lúc mang thai
Những người đang thực hiện phác đồ điều trị trầm cảm có dùng thuốc mà ngưng dùng khi mang thai sẽ có nguy cơ trầm cảm sau sinh cao hơn.
3. Gặp phải sự kiện gây căng thẳng trước và sau khi sinh con
Những người gặp sự kiện gây căng thẳng, cú sốc tinh thần trước và sau sinh con đều có thể là đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm.
4. Những người thiếu sự chăm sóc của người thân khi mang thai và sau sinh
Đây là đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm khi không có sự chăm sóc của người thân trong quá trình mang thai và sau sinh.
5. Mâu thuẫn vợ chồng trước đó
Đối tượng có mâu thuẫn vợ chồng cũng cần chú ý vì đây là nguyên nhân khiến bạn dễ bị mắc bệnh trầm cảm.
6. Mang thai không mong muốn
Nếu mẹ mang thai ngoài ý muốn cũng là nguyên nhân dễ bị mắc bệnh trầm cảm khi mang thai và sau sinh.
7. Người sinh con so
Những bỡ ngỡ ban đầu luôn khiến mẹ lo lắng nên người sinh con so có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao hơn.
Hy vọng bài viết đã giúp được phụ nữ sau sinh bị stress có được những kiến thức bổ ích giúp chủ động chăm sóc cho bản thân. Để đảm bảo sức khỏe mẹ nên sử dụng gói thai sản chăm sóc sát trước trong và cả sau sinh kết hợp chủ động khám sức khỏe định kỳ sau thời gian sinh em bé. Ngoài ra, nếu có nghi ngờ bị bệnh trầm cảm, hay stress sau sinh chị em nên đăng ký khám tâm lý chuyên khoa uy tín để nhận tư vấn và phương pháp điều trị, bên cạnh đó tham khảo thêm các cách chữa trầm cảm sau sinh hiệu quả tại nhà và thực hiện giúp cải thiện tình trạng này nhanh chóng.