Nghiên cứu mới cho rằng có mối liên hệ giữa dinh dưỡng và bệnh lý tâm thần cần nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu nghiêm ngặt hơn nữa.
Dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn không? Một tài liệu nghiên cứu đang phát triển cho rằng câu trả lời có thể là có.
Các thói quen ăn uống của phương Tây được xem xét kỹ lưỡng trong nghiên cứu này. Một phân tích tổng hợp bao gồm nghiên cứu từ 10 quốc gia, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Linyi People's Hospital ở Sơn Đông, Trung Quốc, cho thấy chế độ ăn có thể góp phần gây ra trầm cảm (Psychiatry Research, Vol. 253, 2017). Theo một nghiên cứu của Felice Jacka, Tiến sĩ, Giám đốc the Food and Mood Centre (tạm dịch: Trung tâm Thực phẩm và Tâm trạng) tại Đại học Deakin, Úc cho hay, chế độ ăn cũng liên quan đến thể tích vùng hải mã ở người trưởng thành (BMC Medicine, Vol. 13, No. 215, 2015).
Trong một nghiên cứu mới ở 120 trẻ em và thiếu niên, việc tiêu thụ thức ăn nhanh, đường và nước ngọt có ga có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ chẩn đoán mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) (Pediatrics, Vol. 139, No. 2, 2017). Bác sĩ Maria Izquierdo-Pulido, Dược sĩ, Tiến sĩ thuộc khoa dinh dưỡng, khoa học thực phẩm và ẩm thực Đại học Barcelona cho biết, nghiên cứu cũng phát hiện ra những trẻ ăn ít rau xanh, trái cây, cá và các thực phẩm khác liên quan đến chế độ ăn vùng Địa Trung Hải sẽ có nhiều khả năng biểu hiện các triệu chứng ADHD, ngay cả sau khi tính đến các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn. Mặc dù các mối liên kết này không chứng minh được yếu tố nhân quả, song chúng cũng cho thấy chế độ ăn đóng một vai trò trong sự phát triển ADHD thông qua các cơ chế chưa được biết đến.
Một thay đổi nhỏ trong chế độ ăn có thể dẫn đến khác biệt to lớn. Trong một nghiên cứu khác do Jacka đứng đầu, 67 người trưởng thành mắc trầm cảm được phân ngẫu nhiên vào 7 buổi tư vấn dinh dưỡng cá nhân với một chuyên gia dinh dưỡng hoặc 7 buổi hỗ trợ xã hội trong 12 tuần.
Chuyên gia dinh dưỡng giúp những người tham gia điều chỉnh chế độ ăn của mình, chẳng hạn như ăn ít thức ăn nhanh và nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn như nông sản, cá và đậu. So với 8% nhóm đối chứng thì gần 1/3 nhóm được can thiệp chế độ ăn có sự thuyên giảm triệu chứng rõ rệt (BMC Medicine, Vol. 15, No. 23, 2017).
Các nghiên cứu trên cho thấy, dựa trên tâm lý học dinh dưỡng, lĩnh vực nghiên cứu về cách mà dinh dưỡng đóng vai trò là nguyên nhân của các bệnh lý tâm thần cũng như cách thức điều trị, dù là chế độ ăn, bổ sung đa dinh dưỡng trên diện rộng hay các loại vitamin cụ thể, khoáng chất.
Mặc dù phần lớn vẫn còn giới hạn ở việc nghiên cứu các trường hợp đơn lẻ và nghiên cứu quan sát thì nó cũng cung cấp các gợi ý hấp dẫn về chiến lược phòng ngừa và điều trị tiềm năng cho những người gặp phải nhiều vấn đề tâm lý.
Cơ quan nghiên cứu đang phát triển
Những năm 1990, khi Tiến sĩ, nhà tâm lý học thực nghiệm Bonnie J. Kaplan lần đầu tiên nghe được rằng người ta có thể điều trị ADHD bằng một hợp chất đa dinh dưỡng, bà đã không tin. Sau đó bà xem được dữ liệu sơ bộ cho thấy sự cải thiện của trẻ mắc ADHD khi nhận được các chất bổ sung này. Bà đã thay đổi suy nghĩ và trọng tâm nghiên cứu của mình, trở thành người tiên phong trong lĩnh vực tâm lý dinh dưỡng đang gây được nhiều sự chú ý.
Một trong những công thức dựa trên nền tảng mở rộng mà Kaplan, giáo sư danh dự tại trường Y khoa Cumming Đại học Calgary, cùng nhiều nghiên cứu khác được phát triển nhờ một người cha tìm kiếm liệu pháp chữa trị cho các vấn đề sức khỏe tinh thần trong gia đình ông không có tác dụng phụ của các loại thuốc tác động vào thần kinh. Một hỗn hợp gồm vitamin, khoáng chất và amino axit được bổ sung nhằm giải quyết thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động tối ưu của não bộ.
Câu chuyện gia đình và nghiên cứu ban đầu đã thuyết phục được Kaplan cởi mở hơn và đưa hợp chất này vào nghiên cứu khoa học. Từ đó, bằng vô số các nghiên cứu nhỏ, bà đã phát hiện ra bằng chứng đầy hứa hẹn cho việc sử dụng nó vào các lĩnh vực đa dạng như cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc sau chấn thương não (Annals of Psychiatry and Mental Health, Vol. 4, No. 5, 2016), điều trị các vấn đề cảm xúc, hành vi ở trẻ nhỏ (Journal of Medical Case Reports, Vol. 9, No. 240, 2015) và giảm thiểu suy sụp sau thảm họa thiên nhiên (Psychiatry Research, Vol. 228, No. 3, 2015).
Theo Kaplan, một phát hiện tổng thể trong số các nghiên cứu về ảnh hưởng của các vi chất dinh dưỡng là các bệnh nhân cải thiện tất cả các chức năng của họ không chỉ trong những phạm vi mục tiêu như các triệu chứng ADHD.
Chẳng hạn trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát, Tiến sĩ Julia J. Rucklidge, một giảng viên tại khoa Tâm lý học lâm sàng thuộc Đại học Canterbury, New Zealand, và đồng sự đã chỉ định 80 người trưởng thành nhận một công thức vi chất dinh dưỡng phổ rộng hoặc một thuốc giả dược.
Sau tám tuần, những người tham gia trong nhóm can thiệp và bạn đời của họ đánh giá các triệu chứng ADHD của họ giảm nhiều hơn so với nhóm giả dược, mặc dù các bác sĩ không thấy có nhóm khác biệt đáng kể trong các triệu chứng ADHD (British Journal of Psychiatry, Vol. 204, No. 4, 2014).
Tuy nhiên, về xếp hạng chức năng, các bác sĩ chỉ ra rằng khoảng 1/2 nhóm can thiệp có sự cải thiện so với 1/4 nhóm giả dược. Những người trong nhóm can thiệp bị trầm cảm ở mức độ trung bình hoặc nặng khi mới bắt đầu có thay đổi tâm trạng lớn hơn những người trong nhóm giả dược. Rucklidge nói: "Thật đáng thất vọng khi không có nhóm khác biệt đáng kể trong các biện pháp điều trị ADHD, đến cuối cùng thì điều duy nhất có liên quan là sự suy sụp của bạn đã giảm và bạn hoạt động tốt hơn".
Cái nhìn về omega-3
Các nhà tâm lý học đang khám phá vai trò của axit béo omega-3. Nhờ các đặc tính và tác dụng chống viêm của nó trong việc dẫn truyền dopamine và serotonin, theo Tiến sĩ Mary A. Fristad thuộc Trung tâm Y tế Wexner Đại học bang Ohio, omega-3 đóng vai trò trong sự phát triển và hoạt động não bộ, sự thiếu hụt chất này có liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Fristad đang nghiên cứu việc sử dụng omega-3 kết hợp với can thiệp dựa trên bằng chứng mà bà đã phát triển, được gọi là trị liệu tâm lý giáo dục. Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát do Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia tài trợ, Fristad và các đồng sự đã chỉ định 72 trẻ từ 7 đến 14 tuổi mắc trầm cảm nhận các trị liệu sau: 12 tuần omega-3, liệu pháp tâm lý cộng với omega-3, liệu pháp tâm lý cộng với giả dược hoặc chỉ giả dược.
77% số trẻ được điều trị tâm lý và omega-3 đã thuyên giảm, so với 56 % những trẻ dùng giả dược. Mặc dù trẻ trong cả 4 nhóm đều có sự cải thiện nhưng những trẻ có mẹ bị trầm cảm và trẻ trầm uất vì tác nhân gây căng thẳng có phản ứng tốt hơn với các liệu pháp điều trị hơn là giả dược (Journal of Clinical Child & Adolescent Psychology, Online, 2016).
Fristad nói: “Điều chúng tôi đã chứng minh là trẻ em với những triệu chứng của trầm cảm nội sinh thay vì do tác động bên ngoài đòi hỏi một liệu pháp điều trị tích cực. Trị liệu tâm lý có hiệu quả, omega-3 cũng có hiệu quả, và sự kết hợp giữa hai thứ này mang lại hiệu quả cao nhất.”
Trong một cuộc kiểm tra khác do NIMH tài trợ, Fristad và các đồng sự đã xem xét ảnh hưởng của can thiệp lên các vấn đề hành vi đồng thời xảy ra. Những trẻ sử dụng omega-3, dù đơn lẻ hay kết hợp với tâm lý trị liệu, đều cho thấy sự cải thiện đáng kể về tính hiếu động và bốc đồng so với những trẻ chỉ sử dụng giả dược hoặc cùng trị liệu tâm lý, cũng như có cải thiện nhỏ đối với sự thiếu tập trung, hành vi gây rối và các vấn đề hành vi nói chung (Journal of Abnormal Child Psychology, Vol. 45, No. 5, 2016).
Hiện tại, Fristad hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu với kích thước mẫu lớn hơn. "Chúng tôi thực sự cần nhiều nghiên cứu khoa học hơn trong vấn đề này".