Tìm hiểu những tác động tích cực của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế tới cuộc sống như thế nào.
- OCD ảnh hưởng đến 1,2% dân số.
- Những người mắc bệnh có mức độ lo âu và suy nghĩ ám ảnh cao
- Stephen Smith, sáng lập viên của nOCD, nói rằng việc chiến thắng OCD sẽ giúp người bệnh rút ra được nhiều bài học quý giá
- Ông còn cho biết thực tế, những người đã trải qua điều trị lại đạt được nhiều thành công hơn so với thời điểm trước khi họ mắc bệnh.
Rất đơn giản để có thể tập trung vào những mặt tiêu cực khiến chúng ta trở nên khác biệt so với những người xung quanh. Những người hướng nội và những người hướng ngoại thường tự trách bản thân mình rằng đã làm điều gì đó quá ít hoặc quá nhiều, trong khi những ai mắc phải hội chứng ADHD lại bị nhận xét rằng họ thiếu kiên nhẫn và rất dễ bị kích động.
Với trường hợp mắc phải hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), họ lại phải đối mặt với một thử thách khác, khi đây là một chứng bệnh khiến cơ thể bị hủy hoại. Căn bệnh ảnh hưởng đến khoảng 1,2% dân số, làm người bệnh luôn có mong muốn phải đặt sự chắc chắn lên trên tất cả. Từ đó, họ dễ bị rơi vào tình trạng lo âu, và có những suy nghĩ, hành động ám ảnh.
Xét riêng một ví dụ về trường hợp OCD trong các mối quan hệ (ROCD), người bệnh thường bị ám ảnh về các con số 10, hoặc 12 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần, hay như việc đối tác của họ có là người phù hợp với họ hay không.
Thế nhưng điều này không có nghĩa OCD khi được kiểm soát một cách hợp lý thì sẽ không tạo ra bất kỳ lợi ích nào như các dạng khác trong đa dạng thần kinh. Nếu như người bệnh tiếp nhận tư vấn và điều trị với bác sĩ tâm thần có chuyên môn giỏi thì những tác động tích cực là hoàn toàn có. Theo Stephen Smith, sáng lập viên ứng dụng nOCD, người đã từng tự mình vật lộn với OCD trong nhiều năm, có rất nhiều yếu tố từ việc chiến thắng OCD đem lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống.
Trả lời trên Business insider, ông cho biết: “Để có thể chiến thắng thành công hội chứng OCD, trong mọi tình huống, người bệnh cần học cách thừa nhận sự không chắc chắn tồn tại trong suy nghĩ và cuộc sống của họ. Quay trở lại với ví dụ về ROCD, người bệnh phải tự chấp nhận rằng đối tác của họ có thể là người phù hợp với họ, hoặc không. Thừa nhận sự không chắc chắn là chìa khóa để vượt qua OCD.”
Ông còn bổ sung rằng thông qua việc điều trị, người bệnh sẽ học được cách chiến thắng căn bệnh như trên, từ đó không còn ép buộc bản thân mình nữa.
“Từ đây, họ không chỉ vượt qua căn bệnh, và còn có thể đối phó với những tình huống bất ngờ, những rủi ro cản trở bước tiến của bản thân. Nhờ vậy, sau khi kết thúc khóa điều trị, họ thường đạt được nhiều thành công hơn so với thời điểm trước khi họ mắc bệnh.”
Smith cũng là một ví dụ điển hình cho việc đạt được nhiều lợi ích bất ngờ trong cuộc sống khi trở thành một người chủ doanh nghiệp. Ông đã sáng lập ra nOCD khi vẫn còn là sinh viên đại học, và giờ nOCD đã trở thành một cộng đồng to lớn với sự tham gia của hơn 80.000 người để có thể chia sẻ và trợ giúp lẫn nhau.
Ông nhấn mạnh “Sự phát triển của nOCD mỗi ngày buộc tôi phải đối mặt với những vấn đề không thể lường trước, đồng thời phải chấp nhận rủi ro. Do vậy, việc rèn luyện chấp nhận sự không chắc chắn giúp tôi giữ được bình tĩnh, và xử lý mọi việc hiệu quả hơn.”