Trầm cảm nội sinh là một trong những chứng bệnh phổ biến hiện nay, xuất phát từ suy nghĩ của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh này ngay sau đây nhé.

1. Trầm cảm nội sinh là gì?

Trầm cảm nội sinh được xem là chứng rối loạn trầm cảm riêng biệt, hay còn gọi là trầm cảm không rõ nguyên nhân. Khi bị tình trạng này, người bệnh có cảm giác buồn bã dữ dội trong thời gian dài. Từ những cảm giác không được giải tỏa này, nó gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và hành vi thể chất của người bệnh.

Người trầm cảm thường cô lập xã hội

Người trầm cảm thường cô lập xã hội

2. Dấu hiệu của bệnh trầm cảm nội sinh

Tần suất và triệu chứng bệnh trầm cảm rất đột ngột, và rất khác nhau tùy theo từng người, nhưng tựu chung lại, sẽ có các dấu hiệu sau đây:

Cảm giác buồn bã hoặc tuyệt vọng kéo dài: Do tinh thần bị ức chế, họ chỉ nghĩ đến những điều tiêu cực, rất hạn chế suy nghĩ về những điều tích cực hoặc tốt đẹp trong cuộc sống. Tình trạng này kéo dài khiến nghị lực sống bị giảm sút, vì thế người bệnh rất dễ tìm đến cái chết.

Mất hứng thú với các hoạt động hoặc sở thích đã từng thích thú, bao gồm cả tình dục. Khi bị trầm cảm, người bệnh thường có dấu hiệu rối loạn chức năng sinh dục, yếu hoặc mất chức năng cương cứng ở nam giới, và lãnh cảm ở phụ nữ.

Mệt mỏi, thiếu động lực trong công việc, cuộc sống.

Khó tập trung, suy nghĩ hoặc đưa ra quyết định: Người bệnh có tư duy nghèo nàn, chậm chạp, khó liên kết và xâu chuỗi những suy nghĩ lại với nhau để lĩnh hội và phân tích vấn đề.

Khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc

Cô lập xã hội: Người bệnh rất ít nói, thậm chí không giao tiếp với ai, có những người còn có chứng hoang tưởng tự buộc tội.

Có ý nghĩ tự tử: Khi tình trạng bệnh ngày càng tiến triển, các ảo giác xuất hiện ngày càng nhiều, thôi thúc người bệnh có ý định tự tử. Họ thường nghe thấy tiếng khóc, tưởng tượng hình ảnh của bản thân trong quan tài và cho rằng đó là sự thật. Chính vì thế, nhiều người tìm đến cái chết bằng cách uống thuốc ngủ, bỏ trốn,...

Toàn thân thấy đau, nhức mỏi đặc biệt vùng đầu.

Chán ăn hoặc ăn quá nhiều.

Ăn quá nhiều cũng là dấu hiệu của trầm cảm nội sinh

Ăn quá nhiều cũng là dấu hiệu của trầm cảm nội sinh

3. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm nội sinh

Di truyền: Bệnh trầm cảm có khuynh hướng di truyền, và do tính nhạy cảm di truyền của bệnh, nếu trong gia đình có người bị trầm cảm, thì xác suất bị trầm cảm là rất cao.

Do một biến cố trong quá khứ xảy ra lâu dài: Nếu trải qua tình trạng căng thẳng kéo dài, mất người thân đột ngột, ly hôn,... mà không có biện pháp cân bằng phù hợp thì rất dễ bị trầm cảm. Trong trường hợp này, người ta nói nguyên nhân nội bộ của trầm cảm gây ra bởi sự thiếu hụt các chất hóa học.

Do dùng thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm.

4. Điều trị trầm cảm nội sinh như thế nào?

1 Sử dụng thuốc

Tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người, mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các loại thuốc điều trị phổ biến là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine, hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Trong thời gian sử dụng thuốc, nếu bạn thấy có nhiều tác dụng phụ không mong muốn hoặc có điều bất thường, hãy thông báo ngay với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời. Theo nghiên cứu của NAMI, những người sau khi dùng thuốc chống trầm cảm lần đầu nếu không khỏe thì có cơ hội cải thiện tốt hơn nhiều khi họ dùng thử một loại thuốc khác hoặc kết hợp với những phương pháp điều trị khác. Vì thế, đừng quá lo lắng nếu bạn không phù hợp với loại thuốc chống trầm cảm đầu tiên.

Ngay khi thấy triệu chứng bệnh bắt đầu có dấu hiệu cải thiện, bạn vẫn nên sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ, tuyệt đối không dừng thuốc đột ngột, vì điều này có thể dẫn đến các triệu chứng cai hoặc những biểu hiện rõ rệt nhất của chứng trầm cảm vẫn có thể quay trở lại nếu bạn kết thúc việc điều trị quá sớm.

Hiện nay, trên adayroi.com có nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị trầm cảm và thực phẩm chức năng bổ não, tốt cho hệ thần kinh người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thêm những loại thuốc này để tăng cường sức khỏe. Hơn thế, bạn có thể đăng ký lịch khám chuyên khoa về tâm lý các bệnh viện uy tín cung cấp trên Adayroi để nhận được sự tư vấn cũng như thăm khám, lên phác đồ điều trị tốt nhất.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

2 Tâm lý trị liệu

Đây là liệu pháp nói chuyện, người bệnh cần gặp gỡ các nhà trị liệu thường xuyên. Hiện nay, theo phương pháp tâm lý trị liệu thì sẽ có liệu pháp hành vi nhận thức và trị liệu giữa các cá nhân.

Liệu pháp hành vi nhận thức giúp bạn có suy nghĩ tích cực hơn, dần thay thế những niềm tin tiêu cực bằng niềm tin tích cực. Việc thực hành suy nghĩ và hành động tích cực hàng ngày sẽ hạn chế được những suy nghĩ tiêu cực trong đầu, cải thiện cách phản ứng của bộ não với các tình huống tiêu cực.

Phương pháp trị liệu giữa các cá nhân giúp người bệnh vượt qua các mối quan hệ tiêu cực, hoặc những mối quan hệ rắc rối, để góp phần giải quyết tình trạng bệnh.

Trong hầu hết các trường hợp trầm cảm, sự kết hợp giữa các phương pháp điều trị với nhau mang lại hiệu quả cao hơn cho người bệnh.

3 Liệu pháp chống co giật (ECT)

Sau khi người bệnh dùng thuốc và thực hiện liệu pháp tâm lý trị liệu mà các triệu chứng không được cải thiện, thì các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng liệu pháp chống co giật. Liệu pháp này liên quan đến việc sử dụng các điện cực vào đẩu gửi xung điện lên não, gây ra cơn động kinh ngắn.

Khi mới nghe về liệu pháp chống co giật, nhiều người thường có cảm giác sợ hãi nhưng nó không đáng sợ như những gì mọi người tưởng tượng, và có vẻ nó được cải thiện rất nhiều trong những năm qua. Liệu pháp chống co giật thay đổi những tương tác hóa học trong não, giúp điều trị chứng trầm cảm hiệu quả.

4 Thay đổi lối sống

Bên cạnh việc dùng thuốc và các liệu pháp trị liệu, việc thực hiện thay đổi lối sống và các hoạt động hàng ngày cũng giúp cải thiện chứng trầm cảm. Có thể ban đầu bạn cảm thấy các hoạt động này không thú vị, nhưng việc thực hiện thường xuyên theo một lịch trình nhất định sẽ giúp cơ thể và tâm trí của bạn thích nghi theo thời gian. Người bệnh có thể thử thực hiện các hoạt động như:

Hoạt động ngoài trời, chẳng hạn như đi ra ngoài, đi dạo ở công viên, đi xe đạp

Nghĩ về những hoạt động mà bạn thích trước khi bị trầm cảm, và thực hiện những hoạt động đó như: đi du lịch trải nghiệm khám phá những vùng đất mới, đăng ký tập yoga,...

Dành thời gian cho những người mà bạn yêu thương, người mà bạn có cảm giác thoải mái khi ở bên

Viết tạp chí, nhật ký, viết blog

Ngủ ít nhất sáu tiếng đồng hồ mỗi đêm

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các dưỡng chất, sử dụng thực phẩm hữu cơ sạch an toàn với sức khỏe.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh

Hầu hết những người bị trầm cảm đều trở nên tốt hơn và các triệu chứng sẽ dần được cải thiện khi người bệnh tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị. Thông thường mất khoảng vài tuần để nhận thấy được sự thay đổi của cơ thể, và cũng có những người cần thử vài loại thuốc chống trầm cảm khác nhau trước khi nhận thấy sự cải thiện.

Thời gian phục hồi tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tồn tại trong vài tháng, thậm chí là vài năm. Nhưng nếu được điều trị kịp thời, bệnh sẽ khỏi trong khoảng 2-3 tháng.

Trầm cảm nội sinh là chứng bệnh xảy ra ở nhiều lứa tuổi, do sự rối loạn hoạt động trong bộ não, gây ra biến đổi thất thường trong suy nghĩ và hành vi. Vì thế, khi gặp những triệu chứng này, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để khám chuyên khoa có phác đồ điều trị phù hợp.