Theo một báo cáo mới từ Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc khuyết tật phát triển như tự kỷ đã tăng 17% kể từ cuối những năm 1990.

Từ năm 1997 đến năm 2008, số trẻ em được chẩn đoán bị khuyết tật đã tăng từ 8.2 triệu lên khoảng 10 triệu, tương đương hơn 15% trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 17 theo phát hiện của các nhà nghiên cứu.

Xu hướng gia tăng này được xác định là do tăng số lượng trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), mặc dù tỷ lệ trẻ bị nói lắp và khuyết tật học tập cũng gia tăng.

Tiến sĩ Y tế Công cộng, Sheree Boulet, một trong những tác giả của nghiên cứu kiêm nhà dịch tễ học tại Trung tâm quốc gia về khuyết tật bẩm sinh và khuyết tật phát triển của CDC cho biết nghiên cứu xuất hiện trên ấn phẩm tháng 6 của tạp chí Pediatrics là dự án đầu tiên thu thập dữ liệu mang tính đại diện về khuyết tật phát triển kể từ năm 1988.

Tỷ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ hay tăng động giảm chú ý gia tăng

Tỷ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ hay tăng động giảm chú ý gia tăng

Chưa rõ về nguyên nhân của sự gia tăng nhưng nhận thức ngày càng được nâng cao và thái độ chấp nhận khuyết tật phát triển có lẽ đã đóng một vai trò lớn. Ví dụ, sự sẵn có của các phương pháp điều trị sớm và hiệu quả cho các tình trạng như ADHD có thể khuyến khích nhiều bậc cha mẹ cho con cái đi khám sàng lọc rối loạn hơn.

Người không tham gia vào nghiên cứu, Alan Hilfer, tiến sĩ, giám đốc về tâm lý học tại Trung tâm Y tế Maimonides, New York cho biết. Các phát hiện của nghiên cứu đã được dự đoán trước, dựa trên "nhận thức được cải thiện và công tác báo cáo tốt hơn nhiều, Đồng thời, tình trạng mắc khuyết tật có thể đang thực sự gia tăng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, việc sinh con muộn hơn, sinh non nhiều hơn và sử dụng ngày càng nhiều các phương pháp điều trị khả năng sinh nở - những yếu tố nguy cơ gây ra khuyết tật phát triển - có thể góp phần làm gia tăng tỷ lệ.

Boulet cho rằng các phát hiện "đề xuất có thể đưa vào sử dụng thêm một số chiến lược phòng ngừa"

Nghiên cứu này dựa trên các khảo sát về sức khỏe mang tính đại diện quốc gia bao gồm các cuộc phỏng vấn trực tiếp với gần 120.000 trẻ em trên cả nước. Trong các cuộc phỏng vấn, các nhà nghiên cứu đã hỏi các bậc phụ huynh liệu con họ có được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, ADHD, khuyết tật học tập, bại não, co giật, nói lắp, mất thính giác, mù lòa hoặc khiếm khuyết trí tuệ (trước đây gọi là chậm phát triển trí tuệ) hay không.

Tỷ lệ mắc khuyết tật tổng thể tăng từ khoảng 13% lên hơn 15% trong thời gian nghiên cứu 12 năm. Vào năm 2008, các khuyết tật phổ biến nhất bao gồm ADHD (7,6%) và khuyết tật học tập (7,2%). Khoảng 0,75% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, tăng từ 0,19% vào năm 1997. Khuyết tật duy nhất giảm là khuyết tật mất thính giác từ mức trung bình đến nặng, giảm 31%. Boulet cho biết sự khác biệt về tỷ lệ chẩn đoán dựa trên điều kiện kinh tế, dân tộc và giới tính là rất đáng chú ý.

Chẳng hạn, có gần gấp đôi số các bé trai bị khuyết tật so với các bé gái. Điều này có thể là do một số khuyết tật di truyền có khả năng di truyền cao hơn ở nam giới, mặc dù cũng có thể là do các triệu chứng của ADHD và các khuyết tật khác rõ ràng hơn ở các bé trai, và do đó có nhiều khả năng được chẩn đoán.

Tỷ lệ cũng cao hơn đáng kể so với mức trung bình ở trẻ em từ các gia đình có thu nhập thấp và trẻ em có Medicaid. Trẻ em gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có tỷ lệ khuyết tật thấp hơn trẻ em da trắng hoặc da đen, điều này có thể phản ánh những khó khăn về ngôn ngữ và các rào cản khác trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế sức khỏe tâm lý chứ không phải là tỷ lệ khuyết tật thực sự.

Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ mắc khuyết tật phát triển gia tăng

Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ mắc khuyết tật phát triển gia tăng

Sự gia tăng về tỷ lệ mắc khuyết tật trong nghiên cứu chỉ ra nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ y tế và xã hội chuyên biệt (chẳng hạn như các dịch vụ sức khỏe tâm thần và nhà trị liệu). Tuy nhiên, do áp lực ngân sách trong toàn hệ thống chăm sóc sức khỏe, trẻ em có nguy cơ bỏ lỡ chính loại hình điều trị và phòng ngừa chuyên biệt đó, Hilfer cho biết: "Chúng tôi nhận thức rõ hơn rằng can thiệp sớm là chìa khóa dẫn đến việc điều trị thành công cho những đứa trẻ này, nhưng cần các nguồn lực để làm điều đó."