Nếu bạn nằm trong 4 nhóm người dưới đây, bạn nhất định không được chủ quan với sức khỏe của mình mà nên tìm hiểu các phương pháp khám sức khỏe, sàng lọc để sớm phát hiện ra căn bệnh “quái ác” này.

Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), chỉ tính trong năm 2018, ở Việt Nam đã có gần 164.671 ca mới mắc ung thư và 11.871 ca tử vong. Đây là những con số “biết nói” phản ánh thực trạng ung thư đáng báo động ở nước ta.

Tuy nhiên, ung thư không phải là căn bệnh “trời kêu ai người đấy dạ” mà thực tế có tới 30% các loại ung thư có thể phòng ngừa, 30% ca mắc bệnh có thể chữa khỏi nhờ chẩn đoán sớm. Dưới đây là 4 nhóm người dễ mắc các bệnh ung thư và cần phải làm xét nghiệm sàng lọc càng sớm càng tốt để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

1. Nhiễm vi khuẩn HP, viêm gan B,...

Vi khuẩn HP là tác nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày rất cao. Những người bị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP cần tầm soát ung thư sớm, soi dạ dày 1 năm 1 lần để ngăn chặn kịp thời nguy ung thư.

Khoảng 80% bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan là do tiến triển từ virus viêm gan B

Khoảng 80% bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan là do tiến triển từ virus viêm gan B

Trong khi đó, bệnh nhân bị nhiễm virus viêm gan B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường. Vì thế, đây cũng là đối tượng cần phải sàng lọc ung thư càng sớm càng tốt.

2. Người nghiện thức uống có cồn và thuốc lá

Rượu bia và thuốc lá chính là 2 kẻ thù lớn nhất với sức khỏe của con người. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng rượu chỉ gây ra chứng bệnh loạn thần hoặc ung thư gan. Tuy vậy, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư thế giới mới đây đã công bố, ethanol trong rượu bia là “thủ phạm” gây ra 7 căn bệnh ung thư gồm: khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ.

Tổ chức Nghiên cứu Ung thư thế giới xếp đã ethanol (thành phần nguy hại có trong rượu bia) vào nhóm chất gây 7 bệnh ung thư

Tổ chức Nghiên cứu Ung thư thế giới xếp đã ethanol (thành phần nguy hại có trong rượu bia) vào nhóm chất gây 7 bệnh ung thư

Trong khi đó, thuốc lá với nhiều chất độc hại điển hình như nicotin sẽ theo khói đi vào trong phổi ngấm vào máu và gây ra những bệnh lý ở 17 cơ quan khác nhau. Điển hình như các bệnh ở hệ hô hấp như ung thư phổi, ung thư phế quản, ung thư vòm họng. Hay ở những cơ quan khác như ung thư bàng quan và thận, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tụy… Vì vậy, những người nghiện rượu bia và thuốc lá cần tham gia sàng lọc ung thư sớm và tốt nhất là dừng ngay việc sử dụng những chất này.

3. Có người thân từng mắc bệnh ung thư

Gen ảnh hưởng đến các đặc tính di truyền từ cha mẹ sang con cái, chẳng hạn như màu tóc, màu mắt, chiều cao và cả nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong một nghiên cứu mới về di truyền, các nhà khoa học Mỹ đã công bố rằng có ít nhất 12 loại ung thư có thể di truyền và khoảng 50% số con sẽ nhận di truyền các tổn thương gen từ bố mẹ. Điều này có nghĩa là, dù bạn có một lối sống lành mạnh, tránh xa các tác nhân có hại vẫn có thể bị ung thư nếu người thân, đặc biệt là bố mẹ bị ung thư.

Khi có người nhà mắc bệnh ung thư, bạn cũng nên có ý thức kiểm tra sức khỏe, sàng lọc ung thư sớm

Khi có người nhà mắc bệnh ung thư, bạn cũng nên có ý thức kiểm tra sức khỏe, sàng lọc ung thư sớm

Trong số 12 loại ung thư phổ biến, các loại ung thư có khả năng di truyền nhiều nhất là ung thư buồng trứng (19%), tiếp theo đó là ung thư dạ dày (11%) và ung thư vú (9%). Ngoài ra các loại ung thư phổ biến khác có tỷ lệ di truyền cao (từ 4% đến dưới 9%) là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đầu và cổ, ung thư thần kinh đệm, ung thư phổi 1, ung thư nội mạc tử cung, ung thư phổi 2.

Bởi vậy, sàng lọc ung thư sớm là yêu cầu tiên quyết với các gia đình có người bị ung thư, nhất là các bệnh ung thư có tỉ lệ di truyền cao, để ngăn chặn, giảm nguy cơ tử vong và chi phí chữa trị cho người bệnh.

4. Người từng mắc bệnh ung thư

Theo các bác sĩ đầu ngành, quá trình điều trị một loại ung thư này có thể tạo nên nguyên nhân sinh ra một loại ung thư khác. Chẳng hạn như những người có cơ địa dễ bị tác động bởi quá trình hóa trị cũng gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư bạch cầu sau này, hay những ai đã từng dùng Tamoxifen để làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú cũng có thể dẫn tới khả năng mắc ung thư buồng trứng hoặc nội mạc tử cung.

Người từng mắc bệnh ung thư cũng nên thường xuyên sàng lọc ung thư sớm để tránh nguy cơ tái phát ung thư

Người từng mắc bệnh ung thư cũng nên thường xuyên sàng lọc ung thư sớm để tránh nguy cơ tái phát ung thư

Bên cạnh đó, tuy đã vượt qua một loại ung thư, người từng mắc bệnh vẫn có thể bị tấn công bởi một loại ung thư khác không liên quan đến căn bệnh thứ nhất. Do vậy, việc sàng lọc ung thư sau khi đã chữa khỏi vẫn là điều cần thiết với những ai từng mắc căn bệnh này.

Trên đây là bốn nhóm người nhất định phải làm sàng lọc ung thư càng sớm càng tốt. Nếu thuộc bốn nhóm người này hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào về sức khỏe nghi ngờ là ung thư, bạn đừng chủ quan và hãy thực hiện sàng lọc ngay vì nhiều loại ung thư có thể chữa trị khi phát hiện sớm.