Bất cứ trường hợp ung thư nào ở con người cũng có nguy cơ tái phát lại với tỷ lệ nhất định. Những tế bào ung thư có thể di căn ra ngoài thông qua hạch bạch huyết, mạch máu nhưng không triệt để khiến tái phát ung thư. Cùng tìm đáp án của câu hỏi ung thư tuyến giáp có tái phát không nhé!

1. Ung thư tuyến giáp có tái phát không

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến nhưng có thể điều trị dễ dàng bằng phẫu thuật kết hợp với các liệu pháp y học. Do đó, dạng ung thư này được đánh giá là khá hiền lành. Qua quá trình chữa trị, các bác sĩ chuyên khoa có thể loại bỏ tuyến giáp triệt để nhằm ngăn chặn ung thư. Điểm đáng chú ý là cơ chế hoạt động của cơ thể người bệnh không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp có những biến chứng không thể xem thường mà trong đó có một loại khá nặng là tái phát. Dù người bệnh đã điều trị thành công thì sau một thời gian bệnh ung thư tuyến giáp vẫn có thể trở lại. Chính vì thế đáp án là có cho câu hỏi “Ung thư tuyến giáp có tái phát không?”. Thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp phát hiện bệnh sớm sẽ cho bạn cơ hội chữa trị cao hơn và khỏi bệnh nhanh hơn.

Bệnh ung thư tuyến giáp có khả năng quay lại

Bệnh ung thư tuyến giáp có khả năng quay lại

2. Tỷ lệ tái phát ung thư tuyến giáp là bao nhiêu?

Ung thư tuyến giáp có thể tái phát sau một khoảng thời gian điều trị với tỷ lệ lên tới 30%. Một đặc điểm khó ưa ở loại ung thư này là cơ chế quay trở lại của bệnh không theo bất kỳ quy chuẩn hay khuôn mẫu gì. Điều này thể hiện ở thời gian tái phát có thể diễn ra ngắn ngay sau nhiều năm điều trị nhưng cũng có khả năng kéo dài lên đến hàng chục năm.

Thời gian tái phát bệnh có thể kéo dài hơn dựa vào việc chăm sóc cơ thể khoa học. Theo đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đưa thêm các loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp vào thực đơn hàng ngày.

Bệnh ung thư tuyến giáp có tỷ lệ tái phát tương đối cao

Bệnh ung thư tuyến giáp có tỷ lệ tái phát tương đối cao

3. Triệu chứng ung thư tuyến giáp tái phát

1. Xuất hiện khối u

Triệu chứng khối u xuất hiện ở bệnh ung thư tuyến giáp tái phát khá dễ nhận biết. Những khối u này nằm ở tuyến giáp hoặc bên trong hạch bạch huyết nên rất gần với da. Một đặc điểm khác nữa của các khối u này là theo nhịp nuốt chúng có thể di động. Do đó, khám tầm soát ung thư tuyến giáp là điều cần thiết sau khi chữa trị một thời gian.

2. Nổi các hạch ngay cổ

Ung thư tuyến giáp tái phát có một triệu chứng vô cùng khó chịu đối với người bệnh là nổi hạch ở ngay cổ. Những hạch ở vùng cổ xuất hiện với kích thước to và có khả năng kèm theo cảm giác đau đớn.

Hạch xuất hiện ở vùng cổ của bệnh nhân bị tái phát ung thư tuyến giáp

Hạch xuất hiện ở vùng cổ của bệnh nhân bị tái phát ung thư tuyến giáp

3. Bị khàn giọng

Những khối u hình thành di căn thành các hạch ở vùng cổ khiến thanh quản bị chèn ép. Điều này dẫn tới một triệu chứng khác khi tái phát bệnh ung thư tuyến giáp đó là bị khàn giọng.

4. Cảm giác khó thở

Khi ung thư tuyến giáp tái phát, khối u phát triển ở nhiều mức độ khác nhau, xâm lấn và chèn ép những mô nằm ở khu vực xung quanh như khí quản. Đây chính là nguyên do dẫn đến triệu chứng khó thở.

Ung thư tuyến giáp tái phát khiến bệnh nhân bị chèn ép khí quản gây khó thở

Ung thư tuyến giáp tái phát khiến bệnh nhân bị chèn ép khí quản gây khó thở

5. Khó nuốt

Khối u tuyến giáp phát triển phình to cũng chèn ép bộ phận nằm ngay dưới khí quản là thực quản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Do đó, lúc ung thư tuyến giáp tái phát, bệnh nhân có triệu chứng khó nuốt, nuốt nghẹn hoặc cảm giác đau khi nuốt.

6. Vùng da cổ sậm màu, lở loét

Da ở vùng cổ bị sậm màu hơn có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe vô cùng nghiêm trọng chính là ung thư. Sắc tố da tăng lên khiến vùng da bị tối đi, thâm, khô ráp và nặng hơn nữa là sùi loét và chảy máu.

7. Đau cổ, họng

Một trong những dấu hiệu dễ gặp nhất ở những bệnh nhân bị tái phát ung thư tuyến giáp là đau cổ, họng. Cảm giác đau ở những khu vực này dẫn đến tình trạng lây lan lên vùng tai gây ra các triệu chứng khó chịu khác như khó thở, khó nuốt, khàn giọng, ho.

8. Ho mãn tính

Triệu chứng có tỷ lệ xuất hiện thấp nhất ở bệnh ung thư tuyến giáp tái phát là ho mãn tính. Người bệnh không có dấu hiệu nghiêm trọng nào khác như đờm hay sốt đi kèm với ho. Đó cũng là lý do khiến bệnh nhân chủ quan, dễ dàng coi nhẹ và không chữa trị kịp thời. Khi gặp tình trạng này kéo dài, cần nhanh chóng tầm soát ung thư tuyến giáp chuẩn xác để biết được tình trạng bệnh và chữa trị.

Triệu chứng ho ở ung thư tuyến giáp tái phát có tỷ lệ xuất hiện thấp nhất

Triệu chứng ho ở ung thư tuyến giáp tái phát có tỷ lệ xuất hiện thấp nhất

4. Ung thư tuyến giáp tái phát có chữa được không

Ung thư tuyến giáp có khả năng tái phát rất cao ở bất kỳ người bệnh nào. Nguyên do bệnh quay trở lại có thể vì trước khi tuyến giáp bị loại bỏ những tế bào ung thư đã xâm lấn ra ngoài khu vực khác. Bệnh cũng có thể tái phát do một số nguyên nhân về gen.

Các tế bào ung thư nằm yên ở những vị trí lan tràn đến và phát triển thành một loại ung thư khác ở bộ phận đó trên cơ thể người bệnh. Thời gian phát hiện ung thư sẽ là nhiều năm sau.

Mỗi loại di căn yêu cầu một phương pháp điều trị riêng. Để biết khả năng chữa trị của ung thư tuyến giáp tái phát, người bệnh nên đặt ngay gói tầm soát ung thư để được các bác sĩ tư vấn các khả năng xảy ra.

Ung thư tuyến giáp tái phát chữa trị được bằng phẫu thuật

Ung thư tuyến giáp tái phát chữa trị được bằng phẫu thuật

5. Ngăn ngừa ung thư tuyến giáp tái phát như thế nào

1. Điều trị ngăn ngừa ung thư tái phát

Muốn ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến giáp tái phát, các bác sĩ chuyên khoa cần thực hiện việc loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp đầu tiên. Các hạch bạch huyết và những tế bào bị tác động cũng cần loại trừ hoàn toàn.

Đối với những bệnh nhân thể biệt hóa di căn hạch thì phương pháp điều trị ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến giáp tái phát là phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp, vét hạch ở vùng cổ rồi điều trị bằng I-131. Đây là những yêu cầu quan trọng vô cùng cần thiết có khả năng làm giảm nguy cơ tái phát quay lại tại chỗ.

2. Tái khám định kỳ

Việc tái khám định kỳ ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp là vô cùng quan trọng. Trong quá trình kiểm tra, các bác sĩ sẽ siêu âm tuyến giáp, theo dõi nồng độ hormon trong tuyến giáp, xét nghiệm máu về chức năng của tuyến giáp. Từ đó, tình trạng bệnh được đánh giá chính xác để có phương pháp xử lý diễn biến bệnh đúng và kịp thời.

Thời gian tái khám kiểm tra định kỳ tốt nhất của bệnh nhân ung thư tuyến giáp là 3 tháng 1 lần. Bệnh nhân nên tự theo dõi các dấu hiệu theo hướng dẫn của bác sĩ và ngay khi phát hiện triệu chứng nghi ngờ thì cần đi khám ngay. Đó có thể là trường hợp đau vùng cổ, khó chịu vùng họng, nuốt nghẹn, bướu cổ to,…

Tái khám định kỳ giúp ngăn bệnh ung thư tuyến giáp tốt hơn

Tái khám định kỳ giúp ngăn bệnh ung thư tuyến giáp tốt hơn

3. Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, kiêng cữ phù hợp

Chế độ dinh dưỡng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh cũng như thể trạng và sức khỏe của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Nhiều người bệnh vì lo sợ ung thư tái phát mà áp dụng cách ăn uống kiêng khem không khoa học. Chẳng hạn như không ăn thịt cá, loại bỏ hoàn toàn thực phẩm bổ dưỡng. Điều này là hoàn toàn sai lầm.

Khi cơ thể không bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ bị gầy yếu, chức năng hệ miễn dịch giảm sút dẫn đến suy kiệt có thể gây tử vong. Chính vì vậy, người bệnh cần bổ sung thêm thực phẩm giàu dinh dưỡng, ngừa ung thư và kiêng cữ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo thêm 10 loại thực phẩm nên tránh ăn khi mắc ung thư tuyến giáp để trang bị cho mình chế độ ăn phù hợp.

Chế độ ăn đủ dinh dưỡng giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp tái phát

Chế độ ăn đủ dinh dưỡng giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp tái phát

4. Uống thuốc theo chỉ định bác sĩ

Thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ trực tiếp điều trị là giải pháp đem lại hiệu quả cao nhất để ngăn ung thư tái phát. Nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn sau phẫu thuật thì việc chữa trị đơn giản là uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, trường hợp phát hiện muộn hay nguy cơ tái phát cao thì người bệnh cần kết hợp uống thuốc với trị xạ.

5. Tinh thần lạc quan, tránh xa căng thẳng stress

Tinh thần của bệnh nhân là yếu tố có tác động kỳ diệu đến việc điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến giáp tái phát. Người bệnh hãy giữ sự lạc quan, tránh xa những căng thẳng, mệt mỏi để bệnh khó có cơ hội tái phát hơn.

Trên đây là những thông tin chi tiết của Blog Adayroi giúp bạn có đáp án cho câu hỏi ung thư tuyến giáp có tái phát không. Bệnh có thể chữa trị đơn giản nhưng tỷ lệ quay lại tới 30%. Vì vậy, người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân nên chủ động thực hiện khám tầm soát bệnh ung thư quái ác theo tư vấn của bác sĩ để đảm bảo căn bệnh này khó tái phát nhé!