Ung thư nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng là những bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được chữa trị sớm có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khoẻ và tính mạng. Bên cạnh đó, nhiều người thắc mắc ung thư tuyến giáp có lây không? Câu trả lời có trong bài viết sau.
1. Đặc điểm của ung thư tuyến giáp thể nang là gì?
Tuyến giáp được biết đến là một tuyến hình bướm nằm ở phía trước cổ, phía trước khí quản và ngay phía bên dưới hình quả táo của Adam. Cấu tạo của tuyến này gồm hai thuỳ ở hai bên hông và nối với nhau thông qua eo tuyến giáp. Bộ phận này thường tiết ra nhiều hormone liên quan đến sự trao đổi chất, tăng trưởng, phát triển và hoạt động khắp cơ thể.
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có sự phát triển bất thường của một số tế bào nang và tế bào cận nang. Ung thư bắt nguồn từ tế bào nang thường được gọi với tên là ung thư thể nhú, ung thư không biệt hoá và ung thư nang.
Trong số đó ung thư thể nhú là loại bệnh có tỷ lệ xuất hiện thường xuyên nhất và gặp ở những người trẻ tuổi là nhiều. Còn đối tượng thường gặp ở ung thư nang đó chính là những người trung và lớn tuổi. Loại ung thư nguy hiểm và khó điều trị nhất ở tuyến giáp là ung thư không biệt hoá. Người bệnh cần chú ý các dấu hiệu và nhanh chóng đi khám tầm soát ung thư tuyến giáp tại bệnh viện uy tín ngay khi phát hiện.
2. Các giai đoạn tiến triển của tuyến giáp dạng nang
Ung thư nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng đều phát triển qua các giai đoạn. Nếu phát hiện sớm tình trạng bệnh thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao hơn. Vậy thì bệnh ung thư tuyến giáp có mấy giai đoạn? Dưới đây là các giai đoạn phát triển của ung thư tuyến giáp dạng nang.
1. Giai đoạn I
Ở giai đoạn đầu tiên, ung thư tuyến giáp dạng nang thường chỉ tìm thấy ở tuyến giáp. Bằng các kỹ thuật y khoa chuyên môn cùng việc sử dụng những thiết bị y tế hiện đại trong khi thực hiện khám chuyên sâu các bác sĩ chẩn đoán tầm soát ung thư tuyến giáp sẽ phát hiện ra những khối u nhỏ hơn 4cm.
2. Giai đoạn II
Ung thư tuyến giáp dạng nang ở giai đoạn II, người bệnh có thể tìm thấy một số yếu tố như: Vị trí tìm thấy ở tuyến giáp với khối u nhỏ hơn 4cm. Tuy nhiên các tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận hay các hạch bạch huyết gần đó, hoặc cũng có thể phát hiện những khối u có kích thước bất kỳ.
3. Giai đoạn III
Ở giai đoạn III, ung thư tuyến giáp xuất hiện các khối u có kích thước bất kỳ và sự di căn đã sang đến các mô mềm dưới da, khí quản, thanh quản, thực quản… Ngoài ra các tế bào ung thư có thể đã lan đến các hạch bạch huyết.
4. Giai đoạn IV
Ung thư tuyến giáp giai đoạn IV được chia thành IVA và IVB. Trong giai đoạn IVA xuất hiện khối u với kích thước bất kỳ và tế bào ung thư đã lan đến những mô trước cột sống. Hoặc cũng có thể các tế bào này đã bao quanh các mạch máu ở khu vực giữa phổi hoặc động mạch cảnh. Các hạch bạch huyết cũng có thể đã bị ảnh hưởng với các tế bào ung thư.
Nếu người bệnh ở trong giai đoạn IVB thì tuyến giáp đã hình thành khối u có kích thước bất kỳ và tế bào tuyến giáp đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể như xương hoặc phổi. Hạch bạch huyết cũng bị phá hoại bởi các tế bào ung thư trong giai đoạn này.
Có không ít người thắc mắc ung thư tuyến giáp có lây qua nước bọt không? Câu trả lời là không. Vậy ung thư tuyến giáp lây qua đường nào? Ung thư trong cơ thể có thể lây lan qua ba cách: Đầu tiên là lây qua mô, ung thư từ nơi mà nó được phát hiện bắt đầu lây lan qua các khu vực lân cận. Hệ bạch huyết cũng là cách mà tế bào ung thư hoạt động.
Một số tế bào sẽ bắt đầu xâm nhập vào hệ thống bạch huyết và thông qua đó để di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể. Phương pháp nữa đó là đi vào máu và theo dòng chảy đến nhiều bộ phận khác.
Ung thư thông qua các hình thức trên từ nơi được phát hiện và phát triển ở nhiều bộ phận khác được gọi là di căn. Khối u di căn là loại ung thư có tình trạng tương tự như u nguyên phát.
4. Dấu hiệu của tuyến giáp thể nang
Ung thư tuyến giáp thể nang có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện các dấu hiệu nhận biết sớm để người bệnh có thể nắm bắt và kiểm tra. Do vậy, chúng ta cần đảm bảo được việc khám sức khỏe toàn diện theo định kỳ thì sẽ phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, nhờ đó việc điều trị dễ dàng hơn.
1. Dấu hiệu sớm
Một số dấu hiệu sớm ở ung thư tuyến giáp mà bạn không nên bỏ qua như: khó thở, nhìn thấy, sờ thấy một cục xuất hiện bất thường ở cổ; khó nuốt; khàn tiếng; hạch lớn ở cổ; đau khi nuốt; da vùng cổ sùi loét chảy máu,… cảnh báo rất có thể bạn có vấn đề về tuyến giáp.
2. Dấu hiệu muộn
Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh có thể sờ thấy một số hạch cổ hoặc một số triệu chứng di căn như đau xương nếu đã di căn đến xương.
5. Ung thư tuyến giáp thể nang có chữa khỏi không?
Có không ít người thắc mắc không biết ung thư tuyến giáp có lây không hay có chữa khỏi được không? Nếu người bệnh phát hiện sớm và đến thăm khám chữa trị bởi bác sĩ chuyên môn giỏi tại bệnh viện uy tín thì sẽ có thể tiếp nhận được phác đồ điều trị phù hợp và kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh, sử dụng các thực phẩm tốt cho tuyến giáp sẽ hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
1. Tiên lượng điều trị của ung thư tuyến giáp thể nang
Mặc dù ung thư dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều sẽ gây cảm giác lo lắng cho người bệnh. Tuy nhiên những dạng ung thư tuyến giáp phổ biến như ung thư nhú và nang thường có tỷ lệ sống cao, đặc biệt là khi được chẩn đoán sớm nên bạn hãy giữ cho mình tinh thần tốt nhất có thể để việc phục hồi bệnh nhanh chóng hơn.
Tiên lượng ung thư tuyến giáp ở người bệnh được xác định bởi nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được kể đến đó chính là tuổi tác. Bên cạnh đó giới tính cũng không thể xem nhẹ và bỏ qua được.
Khi xác định người bệnh đang ở giai đoạn nào của ung thư tuyến giáp, các bác sĩ cần phải dựa vào kích thước, loại, mức độ xâm lấn cũng như khả năng di căn của các tế bào ung thư. Ngoài ra số lượng các khối u trong tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến sự tiên lượng của bệnh nhân.
2. Tỷ lệ tái phát, di căn
Tiến hành tiên lượng điều trị ung thư tuyến giáp của hầu hết người bệnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra được những phác đồ điều trị hợp lý giúp khắc phục bệnh một cách hiệu quả. Sau khi trị khỏi ung thư, nhiều người thắc mắc về tỉ lệ di căn và tái phát của loại bệnh này. Tỷ lệ di căn sẽ tăng dần qua các giai đoạn. Còn tỷ lệ tái phát bệnh có thể lên đến 30% và xảy ra sau vài năm hoặc đến cả thập kỷ sau quá trình chữa trị ban đầu. Người bệnh cần phải thường xuyên theo dõi sức khỏe, bổ sung các thực phẩm chức năng tốt cho tuyến giáp và đến ngay phòng khám nếu có dấu hiệu tái phát.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị
Vì ung thư tuyến giáp là một bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Do vậy, người bệnh nên đăng ký ngay gói tầm soát ung thư tuyến giáp cho kết quả nhanh, chuẩn xác để sớm phát hiện vấn đề và có phương pháp điều trị phù hợp. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiên lượng và lựa chọn phương pháp điều trị. Một số yếu tố có thể được kể đến như: tuổi tác của bệnh nhân tại thời điểm phát hiện bệnh; loại ung thư tuyến giáp mà người bệnh đang mắc phải; giai đoạn mà các tế bào ung thư đang phát triển; liệu ung thư có thể giải quyết hoàn toàn bằng biện pháp phẫu thuật được hay không? Bệnh nhân có nhiều tuyến nội tiết loại 2B hay không? Tình trạng sức khỏe của người bệnh tại thời điểm điều trị hay ung thư là loại mới được phát hiện hay đang trong giai đoạn tái phát.
6. Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp thể nang là gì?
Để có thể chữa trị ung thư tuyến giáp hiệu quả thì người bệnh cần phải được điều trị theo một phác đồ hợp lý. Vậy phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp nên thực hiện như thế nào?
1. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp thể nang
Khi điều trị ung thư tuyến giáp cho người bệnh, các y bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh lý, sức khoẻ và các yếu tố khác để lựa chọn phương pháp hợp lý. Có bốn loại điều trị sẽ được áp dụng như: phẫu thuật loại bỏ ung thư; sử dụng phương pháp xạ trị bằng cách dùng tia X liều cao hoặc các tia năng lượng khác để triệt tiêu hoàn toàn các tế bào ung thư; liệu pháp sử dụng hormone để ngăn chặn sự phát triển cũng như di căn của các tế bào ung thư; hoá trị là phương pháp dùng thuốc để điều trị tế bào ung thư.
2. Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp thể nang giai đoạn I
Nếu người bệnh được phát hiện ung thư tuyến giáp sớm và các tế bào mới chỉ phát triển trong giai đoạn I thì có thể áp dụng điều trị theo phương pháp như: phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp (tiến hành cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp), hoặc cũng có thể cắt bỏ một bên thuỳ bị bệnh của tuyến giáp sau đó áp dụng liệu pháp hormone hoặc iốt phóng xạ.
3. Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp thể nang giai đoạn II
Khi phát hiện các tế bào ung thư tuyến giáp đã bước sang giai đoạn II, phác đồ điều trị có thể thực hiện theo phương pháp phẫu thuật cắt bỏ một bên thuỳ cùng các hạch bạch huyết có chứa ung thư. Sau đó sử dụng liệu pháp hormone để ngăn chặn sự phát triển của tế bào. Hoặc người bệnh cũng có thể lựa chọn phương pháp cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp
4. Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp thể nang giai đoạn III
Giai đoạn III của ung thư tuyến giáp khiến cho sức khỏe của người bệnh giảm sút đi rất nhiều. Bên cạnh đó tế bào ung thư đã di căn đến nhiều bộ phận khác. Vì vậy người bệnh có thể áp dụng phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp cũng như các tế bào bạch huyết ở những nơi ung thư đã lan rộng. Sau đó tiến hành xạ trị bằng iốt phóng xạ để loại bỏ hết những tế bào gây bệnh.
5. Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp thể nang giai đoạn IV
Giai đoạn IV là giai đoạn cuối của ung thư tuyến giáp. Đây cũng là giai đoạn mà tỷ lệ chữa khỏi bệnh không cao như trước. Lúc này, người bệnh có thể chữa trị bằng iốt phóng xạ, xạ trị chùm tia ngoài, áp dụng liệu pháp hormon hoặc tiến hành một số thử nghiệm lâm sàng hóa trị.
Điều trị ung thư không thể trong một thời gian ngắn là có thể chữa hết được mà đó là cả một chặng đường dài cần đến sự kiên trì của người bệnh và sự động viên, chăm sóc đúng cách của người thân.
Với những chia sẻ về ung thư tuyến giáp có lây không?, có thể chữa khỏi không cùng các phác đồ điều trị được áp dụng hiện nay bạn đã hiểu hơn về căn bệnh này rồi phải không nào! Phòng bệnh chắc chắn luôn là giải pháp thông minh hơn chữa bệnh. Vì thế, mọi người tốt nhất nên thực hiện một lối sống lành mạnh, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, thường xuyên khám tổng quát để phát hiện sự bất thường của cơ thể, tham gia tầm soát ung thư ít nhất 1 lần/ năm nhé!