Ung thư tuyến giáp do nhiều nguyên nhân gây nên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy ung thư tuyến giáp có chữa được không? cùng tìm hiểu các thông tin qua bài viết sau để có được câu trả lời cho mình nhé!
1. Ung thư tuyến giáp có chữa được không?
Ung thư tuyến giáp thể nhú
Vậy ung thư tuyến giáp thể nhú là gì, đây là dạng phổ biến nhất của ung thư tuyến giáp, chiếm khoảng 70-80% trong tổng số các trường hợp. Thể nhú phát triển chậm, thường di căn đến vùng hạch cổ hoặc lan đến cùng phổi và xương. Đi khám tầm soát ung thư tuyến giáp định kỳ sẽ cho bạn cơ hội chữa trị thành công cao hơn.
Ung thư tuyến giáp thể nang
Ung thư thể nang là dạng phổ biến thứ 2 sau thể nhú, chiếm khoảng 10-15% tổng số bệnh nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống của người bệnh không hợp lý, thiếu i ốt. Thể nang có thể di căn đến hạch cổ với tốc độ nhanh và lan xa đến vùng xương và phổi.
Ung thư tuyến giáp dạng tủy
Trường hợp này ít hơn, chỉ khoảng từ 5-10% tổng số người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền và các vấn đề về nội tiết. Ung thư tuyến giáp dạng tủy thường chẩn đoán muộn, khi phát hiện thì bệnh đã di căn đến vùng bạch huyết ở gan, phổi.
Ung thư tuyến giáp kém/không biệt hóa
Đây là loại ung thư hiếm gặp, chiếm dưới 2% tổng số bệnh nhân, tuy nhiên đây là thể ác tính và nguy hiểm nhất. Bệnh tiến triển rất nhanh, thường được chẩn đoán muộn nên chữa trị rất khó khăn và khả năng tử vong cao.
2. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp
1. Ung thư tuyến giáp được điều trị như thế nào?
Phẫu thuật
Phẫu thuật là cách điều trị bệnh ung thư tuyến giáp phổ biến nhất. Trước tiên là cắt bỏ thùy chỉ loại bỏ một bên tuyến giáp, vị trí phát hiện ung thư. Đồng thời kiểm tra những hạch bạch huyết ở khu vực xung quanh có chứa khối u hay không, để có phương pháp khắc phục phù hợp.
Iod phóng xạ
Ung thư tuyến giáp có chữa được không? Chỉ cần sử dụng tia X năng lượng cao để loại bỏ và thu nhỏ những tế bào ung thư là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp khá phổ biến. Bởi tuyến giáp chiếm i ốt, khi hợp chất này phóng xạ sẽ thu thập những mô tuyến giáp trong cơ thể và tiêu diệt các khối u.
Điều trị hormon
Sử dụng hormon có thể ngăn chặn được các tế bào ung thư đang phát triển. Thông thường chúng được tạo nên ở thể viên để người bệnh dùng dễ dàng hơn.
Hóa chất
Sử dụng hóa chất có thể tiêu diệt tế bào ung thư, chúng được tạo nên ở dạng viên hay trực tiếp đưa vào cơ thể đi qua đường máu. Tuy nhiên, phương pháp này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, vậy nên trong giai đoạn chữa trị này người bệnh cần được bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, thực phẩm hỗ trợ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để có đủ sức thực hiện phương pháp truyền hóa chất.
2. Điều trị ung thư tuyến giáp theo giai đoạn
Ung thư tuyến giáp giai đoạn I
Ở giai đoạn đầu bệnh đang ở dạng nhú và nang, tế bào đang tồn tại ở tuyến giáp. Lúc này kích thước khối u khoảng 2cm hoặc nhỏ hơn.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn II
Giai đoạn này khối u có kích thước từ 2-4cm tùy theo thể trạng của người bệnh, đồng thời những dấu hiệu ung thư ngày càng rõ rệt hơn.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn III
Tế bào đã phát triển và lớn hơn 4cm và bắt đầu lan rộng đến các mô bên ngoài tuyến giáp. Đồng thời khối u cũng bắt đầu có dấu hiệu di căn sang khí quản và thanh quản.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn IV
Ở giai đoạn IV được chia thành các thể khác nhau, cụ thể IVA, IVB và IVC. Đối với thể IVA, khối u đã di căn đến các mô ở dưới da, thực quản, thanh quản và các dây thần kinh xung quanh. Các khối u có kích thước bất kỳ, tùy theo từng bệnh nhân.
Trong giai đoạn IVB, ung thư đã lan đến những mô trước cột sống và các động mạch cảnh hay các mạch máu ở gần phổi. Nặng hơn, chúng có thể lan đến các hạch bạch huyết.
Trong giai đoạn IVC, khối u đã phát triển mạnh hơn và lan đến những bộ phận khác trên cơ thể như phổi, xương và hạch bạch huyết.
3. Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp theo từng giai đoạn
1. Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa tốt
Điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú
Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi hoàn toàn không? là điều băn khoăn, lo lắng của nhiều người nhất là những bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp. Khả năng điều trị của bệnh là 90 - 97%. Hầu hết điều trị ung thư đều được thực hiện bằng phẫu thuật khi khối u còn nhỏ và không lan sang tuyến giáp. Trường hợp ung thư lan rộng ra các hạch bạch huyết thì theo các bác sĩ có thể cần bóc tách hạch, loại bỏ tuyến giáp.
Điều trị ung thư tuyến giáp thể nang
Trường hợp khối u thể nang khoảng 2mm, người bệnh cần cắt 1 thùy tuyến giáp, đối với thùy còn lại vẫn hoạt động bình thường. Khi cắt cả hai thùy bạn sẽ phải uống thuốc để bổ trợ suốt đời. Ngoài ra có thể sử dụng bức xạ để điều trị tái phát.
2. Liệu trình điều trị ung thư tuyến giáp dạng tủy
Đối với ung thư tuyến giáp ở dạng tủy thì phẫu thuật là phương pháp tối ưu nhất, nếu thành công thì khả năng khỏi bệnh là rất cao. Trường hợp không thành công thì nguy cơ tái phát lớn, phải dùng xạ trị.
3. Phác đồ khi điều trị ung thư tuyến giáp kém biệt hóa
Trong trường hợp ung thư tuyến giáp kém biệt hóa phải áp dụng phương pháp hóa trị liệu để làm tăng hiệu quả. Hơn nữa, người bệnh nên kết hợp dùng các loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp để tăng hiệu quả điều trị và cải thiện sức khỏe.
4. Chi phí chữa trị ung thư tuyến giáp khoảng bao nhiêu
Chi phí chữa trị ung thư tuyến giáp không cao, một ca phẫu thuật loại bỏ các tế bào ung thư tuyến giáp có chi phí từ 10 – 20 triệu đồng. Đối với phương pháp sử dụng thuốc iốt phóng xạ sẽ có chi phí từ 3 – 5 triệu đồng đối với liều thấp. Còn liều cao là khoảng 10 triệu đồng, uống từ 3 - 5 lần. Thuốc điều trị sẽ phải duy trì suốt đời để không bị tái phát, uống mỗi ngày tùy theo điều chỉnh của bác sĩ.
Ung thư tuyến giáp có chữa được không sẽ còn phụ thuộc vào việc bệnh được phát hiện sớm hay muộn, ở giai đoạn nào, chế độ ăn uống, chăm sóc, phác đồ điều trị,... Vì thế để nâng cao khả năng chữa bệnh thì tốt nhất bạn nên thực hiện khám tổng quát, tầm soát ung thư định kỳ. Đặc biệt, mỗi người nên chủ động tìm hiểu và trang bị những kiến thức cơ bản về ung thư, quan tâm đến tiếng nói của cơ thể để ngay khi có những dấu hiệu bất thường đi thăm khám từ sớm. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo một lối sống lành mạnh trong môi trường ít ô nhiễm, độc hại, vận động cơ thể mỗi ngày, ăn sạch uống sạch cùng thực phẩm được chứng nhận an toàn cho sức khỏe.