Bạn đang tìm hiểu về bệnh bạch cầu cấp dòng tủy? Cách phân loại và phác đồ điều trị cho căn bệnh này như thế nào? Thời gian kéo dài sự sống là bao lâu? Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề liên quan đến căn bệnh này nhé.

1. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là gì?

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là gì? Đây là một căn bệnh ung thư do mô mềm có trong xương tạo nên những bất thường tại những nguyên tủy bào, tiểu cầu và hồng cầu. Bệnh có thể lan truyền đến những bộ phận khác trên cơ thể, như: hệ hạch bạch huyết, bộ phận gan, lá lách hay hệ thống thần kinh,...

Căn bệnh này có nhiều tên gọi khác như: bệnh bạch cầu tủy cấp tính, bạch cầu không lymphocytic cấp tính hay bạch cầu hạt cấp tính. Người bệnh có thể thực hiện kiểm soát căn bệnh này bằng cách giảm những yếu tố và nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là một căn bệnh ung thư (Nguồn: doctors24h.vn)

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là một căn bệnh ung thư

2. Phân loại bệnh

1. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M2

Bạch cầu cấp dòng tủy M2 là bệnh myeloblastic cấp tính cùng với sự trưởng thành. Đây là một thể thường được gặp ở người lớn.

2. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M3

Bệnh bạch cầu cấp tính (APL), nó có khả năng gây ra hiện tượng đông máu nội mạch rải rác.

3.Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M4

Bạch cầu cấp dòng tủy M4 là bệnh myelomonocytic cấp tính, nó khiến tăng lượng Lysozym trong máu và nước tiểu của người bệnh.

4.Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M5

Đây là một dạng bạch cầu đơn nhân. Bạch cầu cấp dòng tủy M5 sẽ có những tế bào tủy chưa trưởng thành xuất hiện trong máu.

5. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M6

Bạch cầu cấp tính thường xuất hiện ở người mắc hội chứng Down. Trong máu sẽ xuất hiện những nguyên hồng cầu loạn dưỡng.

3. Tiên lượng thời gian sống được bao lâu

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu? Hay mắc ung thư máu sống được trong thời gian bao lâu? Sự sống của người bệnh có thể kéo dài hay không tùy thuộc vào từng trường hợp mắc phải loại ung thư nào? Sức khỏe hiện tại của người bệnh hiện tại ra sao? Hay tuổi tác của người mắc bệnh…

Thời gian sống tùy vào từng trường hợp người bệnh mắc phải loại ung thư nào (Nguồn: cloudfront.net)

Thời gian sống tùy vào từng trường hợp người bệnh mắc phải loại ung thư nào

1 Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy mạn tính

Những người bệnh được chẩn đoán là mắc bệnh ở giai đoạn đầu tỉ lệ thời gian sống khoảng chừng 8 năm. Người mắc bệnh được chẩn đoán giai đoạn giữa ung thư có thể sống được trung bình khoảng 5 năm. Còn người mắc bệnh ở giai đoạn cuối thì thời gian sống chỉ khoảng 4 năm.

2 Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính

Ở những người trưởng thành thì đây là loại bệnh phổ biến của bệnh bạch cầu. Theo một số thống kê cho thấy thì trong trường hợp phát hiện sớm, thời gian sống của bệnh nhân sẽ kéo dài ít nhất là 5 năm.

3 Bệnh bạch cầu lympho mạn tính

Nếu căn bệnh này ảnh hưởng đến tế bào B, thì người mắc bệnh có thể kéo dài sự sống từ 10 đến 20 năm. Thực hiện khám tổng quát chi tiết, đầy đủ sẽ giúp không bỏ sót bệnh và có liệu pháp điều trị hiệu quả cho người bệnh.

4 Bệnh bạch cầu lympho cấp tính

Theo tiên lượng thời gian sống khi mắc phải căn bệnh này chỉ khoảng 4 tháng. Trẻ em bị mắc chứng bạch cầu cấp tính thì tỉ lệ điều trị khỏi khoảng 80%. Tuy nhiên, cơ hội điều trị khỏi bệnh ở người lớn còn phụ thuộc vào những quá trình tiến triển của bệnh.

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy rất nguy hiểm và có biến chứng khó lường (Nguồn:genomenon.com)

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy rất nguy hiểm và có biến chứng khó lường

4. Phác đồ điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

1. Hóa trị liệu

Điều trị bằng hóa trị ở liều thấp

Mục tiêu trong việc điều trị này là tăng tỉ lệ sống cho người mắc bệnh. Thông thường, các cách điều trị này được kết hợp bằng việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh. Với phương pháp này người bệnh chữa trị ngay tại nhà. Để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, thì đăng ký khám chuyên khoa xác định chính xác tình trạng bệnh.

Một số nhà khoa học đã chỉ ra, phác đồ điều trị được phối hợp với thioguanine, idarubicin và etoposide. Cách này điều trị và kéo dài sự sống của người bệnh trung bình lên tới 10 tháng. Một số loại thuốc mới như decitabine khi sử dụng mình nó cũng có tác dụng trên bệnh nhân khoảng 40%.

Phương phá này có khả năng loại bỏ tế bào gây bệnh thấp. Nhưng theo đó cũng làm giảm mức độc tính, vậy nên việc hóa trị liệu thường được sử dụng cho những người bệnh có sức khỏe yếu.

Hóa trị liệu giúp kéo dài sự sống cho người mắc bệnh (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

Hóa trị liệu giúp kéo dài sự sống cho người mắc bệnh

Điều trị với hóa trị liệu ở liều chuẩn

Ở người cao tuổi, việc hóa trị bằng cách này có thể mang đến hiệu quả gần như bằng với những người bệnh trẻ tuổi. Tuy nhiên, nó có thể gây ra những tổn thương ở tuỷ xương do độc tính.

Việc giảm liều lượng của anthracycline khi điều trị sẽ làm giảm hiệu quả quá trình điều trị bệnh nhưng vẫn không giảm được những tác hại của thuốc gây ra. Tỷ lệ đẩy lùi bệnh theo phác đồ điều trị này ở bệnh nhân cao tuổi không cao bằng bệnh nhân trẻ tuổi (không quá 10 đến 15%).

Áp dụng phương pháp hóa trị liệu có thể mang kết quả tốt nhưng thường kèm theo tác dụng phụ. (Nguồn: hellobacsi.com)

Áp dụng phương pháp hóa trị liệu có thể mang kết quả tốt nhưng thường kèm theo tác dụng phụ

2. Cấy ghép tế bào gốc

Đây là phương pháp điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy hiệu quả. Một số trường hợp, việc điều trị bằng cấy ghép tế bào gốc sẽ chữa khỏi được bệnh ung thư. Phương pháp chữa ung thư bằng cấy ghép tế bào gốc có lợi ích và rủi ro khác nhau.

Những người bệnh đã thực hiện hóa trị có khả năng phục hồi tốt thì không cấy ghép tế bào gốc. Dù có người cho tế bào gốc nhưng cũng phải chờ đến khi bệnh tái phát mới có thể thực hiện cấy ghép. Vì việc này có chi phí rất cao và có thể xuất hiện những biến chứng không đáng có trong quá trình ghép.

Những người bệnh được bác sĩ chỉ định cấy ghép tế bào nhưng không có người cho phù hợp cũng không thể ghép được. Cấy ghép tế bào gốc được cho là bước điều trị nhằm chắc chắn về việc đẩy lùi bệnh cho người bệnh.

Trong trường hợp điều trị bệnh không tiến triển nhưng vẫn tiến hành cấy ghép tế bào gốc. Thì khi cấy ghép xong, bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong trong khi thực hiện cấy ghép hoặc bệnh sẽ tái phát.

Tế bào gốc mới được đưa vào cơ thể, nếu là tế bào của bệnh nhân truyền cho bệnh nhân, thì không diệt được ung thư. Còn trong trường hợp tế bào của người khác cho có thể diệt được tế bào ung thư. Tế bào gốc được cấy vào cơ thể có mặt lợi và hại, hại là nó sẽ chống lại cơ thể người được ghép, còn lợi là diệt được tế bào gây ung thư.

Trong trường hợp tế bào gốc được ghép đầy đủ, thì bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống là 5 năm. Vì không thể khẳng định là sau khi cấy ghép bệnh nhân có thể sống khỏe mạnh và hoàn toàn khỏi bệnh.

Tuy nhiên, việc cấy ghép tế bào gốc nhằm kéo dài thời gian sống cho người bệnh, chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc cấy ghép tế bào gốc có tỷ lệ tái phát 40% sau 5 năm và sau 7 năm là 70%.

Một bệnh nhân điều trị bằng cấy ghép tế bào gốc (Nguồn: adayroi.com)

Một bệnh nhân điều trị bằng cấy ghép tế bào gốc

3. Phối hợp dùng thuốc đặc trị

Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bạch cầu cấp dòng tủy, có thể kể đến: Cytarabine, anthracycline, idarubicin và daunorubicin. Hoặc những loại thuốc hóa học được sử dụng để điều trị bệnh này bao gồm: Cladribine, Mitoxantrone, Fludarabine, Hydroxyurea, Methotrexate, 6-thioguanine, Azacitidine…

Những loại thuốc hóa học có thể gây ảnh hưởng đến những tế bào bình thường có trong cơ thể và dẫn đến những tác dụng phụ. Đa số thì những tác dụng phụ có thể biến mất sau khi việc điều trị kết thúc. Số lượng của tế bào máu thấp có thể kéo dài hàng tuần, nhưng sẽ trở lại bình thường ngay sau đó.

Vừa rồi bài viết đã cung cấp những thông tin về bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là gì? Cũng như cách phân loại và phác đồ điều trị của căn bệnh này đến với bạn đọc. Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về việc chăm sóc sức khỏe tốt để phòng ngừa những bệnh về máu.