Bạn có biết bệnh bạch cầu cấp là thể ác tính hơn và tiến triển nhanh hơn so với bệnh bạch cầu? Vậy tỉ lệ chữa khỏi là bao nhiêu và phác đồ điều trị như thế nào? Nếu đây là những điều đang khiến bạn băn khoăn thì hãy tham khảo ngay những chia sẻ sau trong bài viết sau.
1. Bệnh bạch cầu cấp là gì?
Không ít người hiện nay thắc mắc bệnh bạch cầu cấp là gì? Thực tế, bạch cầu cấp là bệnh ung thư máu gồm: tủy xương, hệ thống bạch huyết trong cơ thể người. Khi người bệnh mắc bệnh tủy sống sẽ sản sinh nhiều hơn lượng tế bào bạch cầu một cách bất thường.
Tuy nhiên, các tế bào này đảm nhận chức năng bình thường mà ngược lại có tốc độ phát triển rất nhanh, gấp nhiều lần và không có dấu hiệu dừng lại.
2. Đặc điểm bệnh bạch cầu cấp
Đặc điểm của bệnh bạch cầu cấp được đưa ra rất rõ đặc biệt là ở những người mắc bạch cầu cấp. Theo đó, bạch cầu cấp là căn bệnh có những đặc điểm nổi bật như sau:
- Tăng trưởng nhanh trong thời gian ngắn
- Tế bào bạch cầu trong cơ thể người bệnh phát triển nhanh chóng trong một thời gian ngắn và gần như không có cách kiểm soát. Vì vậy, nếu không được điều trị kịp thời, các tế bào bạch cầu này quá nhiều sẽ bị ứ đọng trong tủy xương và cản trở quá trình cơ thể tạo ra những tế bào máu bình thường tiếp theo.
- Thậm chí, bệnh bạch cầu cấp tiến triển nhanh còn có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vòng vài tuần hoặc vài tháng nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu có thể được phát hiện và điều trị sớm, bạch cầu huyết là bệnh hoàn toàn có khả năng được đẩy lùi.
Hiện nay, bạch cầu cấp là bệnh được chia thành hai loại chính như sau:
- Bạch cầu cấp dòng tủy (AML): bệnh này do các tế bào dòng tủy bị ung thư hóa như bạch cầu hạt, tiểu cầu, hồng cầu mà không phải các tế bào lympho.
- Dòng Lympho (ALL): bệnh này do các tế bào Lympho bị tổn thương ung thư. Loại bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em này thường gặp nhiều hơn so với bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML).
3. Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp
Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp hiện nay hoàn toàn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo chẩn đoán và một số nghiên cứu cho rằng căn bệnh này có thể được hình thành khi các gen trong tế bào máu bị tổn thương bởi các tác nhân như tia xạ khiến cho gen của tế bào bị tổn thương nghiêm trọng.
1. Rối loạn di truyền
Một trong những yếu tố có thể được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch cầu cấp đó là rối loạn di truyền. Tuy chưa thể khẳng định chắc chắn 100% nhưng có nhận xét cho rằng nếu trong gia đình có người mắc ung thư thì những thành viên khác trong gia đình sẽ có nguy cơ Leucemie cao hơn gấp 4 lần so với những gia đình bình thường khác.
2. Tiếp xúc hóa chất
Làm việc hoặc tiếp xúc thường xuyên trong môi trường hóa chất cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh mắc bạch cầu cấp. Do vậy, nếu tiếp xúc với hóa chất ở tần suất cao, các bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ, đồng thời đi khám khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
3. Tiền sử điều trị ung thư
Nếu đã từng có tiền sử điều trị ung thư thì khả năng mắc bạch cầu cấp cũng cao hơn so với thể trạng của người bình thường. Do đó, tiền sử điều trị ung thư cũng là một trong những nguyên nhân có tỷ lệ khá cao dẫn đến khả năng mắc bệnh.
4. Triệu chứng bệnh
Bạch cầu cấp là bệnh tuy chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây ra nhưng triệu chứng bệnh bạch cầu cấp ở cơ thể người bệnh lại được thể hiện rất rõ ràng. Trong đó, bạch cầu cấp có những biểu hiện cơ bản và dễ phát hiện như sau:
1. Biểu hiện do thiếu tiểu cầu
Triệu chứng này của bệnh là đặc trưng cho tình trạng suy giảm tiểu cầu, các tế bào có chức năng cầm máu. Vì vậy, khi tiểu cầu giảm có thể gây ra những triệu chứng như mảng bầm dưới da, chấm xuất huyết nhỏ hoặc chảy máu từ mũi, lợi. Thậm chí, những trường hợp bệnh nặng còn có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu nội tạng.
2. Dấu hiệu do thiếu hồng cầu
Triệu chứng nhận biết tiếp theo ở người mắc bạch cầu cấp đó là thở nhanh hoặc thở ngắn khi vận động, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, xanh xao, cơ thể suy nhược. Đây là nhóm triệu chứng đặc trưng cho việc số lượng hồng cầu bị thiếu, giảm một cách nghiêm trọng khiến cho các tế bào vận chuyển oxy không thể làm việc bình thường.
3. Dấu hiệu do thiếu bạch cầu
Chức năng cơ bản của bạch cầu đó chính là bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài đặc biệt là các tác nhân từ vi khuẩn. Do vậy, khi lượng bạch cầu bị thiếu và giảm sút nghiêm trọng, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng như sốt, nhiễm trùng, viêm nhiễm,...
4. Triệu chứng toàn thân
Một trong những triệu chứng toàn thân của bệnh bạch cầu cấp các bạn có thể biết đến đó là sưng gan, lá lách, đau đầu, buồn nôn. Vì vậy, đau đầu buồn nôn trong kích thích màng não xảy ra khi có sự xâm lấn tới hệ thần kinh trung ương.
5. Chẩn đoán bạch cầu cấp như thế nào?
1. Khám lâm sàng
Ngoài chẩn đoán bệnh bằng cách tiến hành khám tổng quát cơ thể toàn diện thì ở khâu này, các bác sĩ sẽ giúp người bệnh tìm ra những dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Tiêu biểu đó là những biểu hiện như da xanh do thiếu máu, hạch Lympho sưng to và gan lá lách cũng bị phì ra.
2. Xét nghiệm máu
Cùng với việc song song khám chuyên khoa chuyên sâu để phát hiện bệnh thì người bệnh nên thực hiện xét nghiệm máu. Phương pháp chẩn đoán này sẽ được thực hiện bằng việc quan sát mẫu máu và bác sĩ sẽ đưa ra những nhận định về tế bào bạch cầu - tiểu cầu bình thường hay không. Theo đó, bác sĩ sẽ nhận định xem có liên quan đến bạch cầu cấp hay không.
3. Kiểm tra tủy đồ
Với phương pháp chẩn đoán này, bác sĩ sẽ dùng kim mỏng dài để lấy mẫu tủy xương từ xương chậu của người bệnh. Mẫu mô trong tủy xương chậu này sẽ được đưa tới phòng xét nghiệm để kiểm tra tế bào ung thư. Tiếp đó, những xét nghiệm chuyên biệt của bệnh viện sẽ giúp bác sĩ xác định tính chất của tế bào ung thư trong cơ thể người. Từ đó, việc đưa ra phương pháp điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn.
6. Bệnh bạch cầu cấp nguy hiểm không?
Bệnh bạch cầu cấp có nguy hiểm không hay bệnh bạch cầu cấp có di truyền không và sống được bao lâu vừa là câu hỏi đồng thời cũng là sự quan tâm của nhiều người hiện nay. Bạch cầu cấp là bệnh được xác định mức độ nguy hiểm qua những yếu tố sau:
1. Tỷ lệ mắc bạch cầu cấp
Tỷ lệ người mắc bạch cầu cấp hiện nay tuy chưa ở con số quá cao nhưng nguy cơ mắc căn bệnh này ngày càng lớn. Bởi môi trường sống cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt của con người này càng bị ô nhiễm, không đảm bảo duy trì sức khỏe. Vì vậy, các bạn có thể tham khảo thêm những thông tin dấu hiệu biểu hiện ung thư máu và những cách phòng ngừa hiệu quả để chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn.
2. Ai có nguy cơ cao mắc bạch cầu cấp
Bạch cầu cấp dòng tủy hiện nay là bệnh có khả năng mắc ở cả người lớn và trẻ em. Theo số liệu Viện ung thư Hoa Kỳ cung cấp gần đây thì mỗi năm sẽ có khoảng 21,000 ca mắc bạch cầu cấp dòng tủy và cùng với đó có khoảng 6,000 ca mắc bạch cầu cấp dòng Lympho.
3. Tiên lượng bạch cầu cấp
Nếu bất thường là chuyển đoạn nhiễm sắc thể (NST thứ 12 và 21): thường sẽ có tiên lượng bệnh bạch cầu cấp khá tốt và thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn.
Nếu bất thường là chuyển đoạn nhiễm sắc thể (NST 9 và và 22): bệnh nhiễm sắc thể philadelphia thì thường có tiên lượng xấu và thường xảy ra ở người lớn.
4. Bệnh bạch cầu cấp có chữa được không?
Bệnh bạch cầu cấp có chữa được không cũng là một trong những băn khoăn của rất nhiều người hiện nay. Trên thực tế, bạch cầu cấp là bệnh có khả năng chữa được nếu như phát hiện kịp thời. Theo những con số được đưa ra thì bệnh nhân trẻ có khả năng điều trị bệnh lui bệnh với tỷ lệ từ 65 - 80% và người trên 60 tuổi với tỷ lệ 30 - 50%.
7. Cách điều trị căn bệnh bạch cầu cấp
1. Các phương pháp điều trị bạch cầu cấp
Hóa trị
Hóa trị chính là phương pháp điều trị bạch cầu cấp bằng việc sử dụng các loại dược phẩm khác nhau cho người bệnh uống hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh. Bên cạnh đó, các loại dược phẩm này còn có thể được tiêm vào tủy xương để tiêu diệt tối đa các tế bào ung thư đang phát triển.
Xạ trị
Dựa vào nguyên nhân, người bệnh cũng có thể được điều trị bằng phương pháp xạ trị. Xạ trị hiện nay là phương pháp sử dụng các tia với cường độ bức xạ cực cao và năng lượng lớn để tiêu diệt triệt để các tế bào gây ung thư trong cơ thể.
Theo đó, ở những nơi tập trung nhiều bạch cầu khiếm khuyết nhất sẽ được các tia bức xạ chiếu với cường độ lớn nhất để tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư. Các bệnh nhân ung thư sẽ được xạ trị ở não hoặc các bộ phận khác trên cơ thể tùy vào vị trí các tế bào ung thư xuất hiện và phát triển.
Liệu pháp miễn dịch (sinh học)
Liệu pháp miễn dịch hay còn được gọi là liệu pháp sinh học cũng là một trong những cách điều trị bệnh bạch cầu cấp được sử dụng hiện nay. Liệu pháp này sử dụng các phương pháp giúp hệ thống miễn dịch của người bệnh nhận biết và tấn công các tế bào ung thư bạch cầu.
Liệu pháp nhắm trúng đích
Ở liệu pháp điều trị bạch cầu cấp này, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc chuyên biệt nhằm tiêu diệt những mục tiêu dễ bị tổn thương trong các tế bào ung thư. Nhờ đó, sức khỏe của bệnh nhân sẽ được cải thiện và dần hồi phục.
Ghép tế bào gốc
Đây là phương pháp làm giảm nguy cơ tái phát cũng như tiếp cận đến tình trạng chữa khỏi bệnh hoàn toàn cho bệnh nhân mắc bạch cầu cấp hiện nay. Theo đó, ghép tế bào bào gốc sẽ sử dụng phương pháp hóa trị liệu kết hợp với xạ trị toàn thân nhằm phá hủy tối đa số lượng tế bào bạch cầu ác tính đang phát triển trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, chữa bệnh ung thư bằng tế bào gốc nhiều lợi ích và rủi ro mà người bệnh cần cân nhắc trước khi thực hiện.
2. Phác đồ điều trị bạch cầu cấp
Giai đoạn điều trị tấn công lui bệnh: mục đích chính của giai đoạn điều trị này đó chính là đẩy lùi và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ác tính đồng thời giúp các tế bào bình thường được phục hồi.
Giai đoạn điều trị sau lui bệnh: ở giai đoạn này, mục đích chính đó là làm giảm tối thiểu số lượng tế bào bạch cầu ác tính, đồng thời giúp các tế bào máu trở lại trạng thái bình thường.
3. Cách chăm sóc người bị bạch cầu cấp
Điều trị và theo dõi
Sau khi điều trị nội trú, bệnh nhân đã hoàn thành thành công quá trình điều trị. Vì vậy, người bệnh cần tiếp tục được theo dõi và điều trị định kỳ bằng việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng chính xác. Đồng thời phải đến bệnh viện để khám và điều trị bệnh định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ bằng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bảo hiểm uy tín chất lượng, hưởng ưu đãi.
Tự giám sát
Tự giám sát cũng là một trong những cách chăm sóc người bệnh bạch cầu cấp bởi bệnh nhân sau quá trình điều trị thường có sức khỏe bị giảm sút. Vì vậy, bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi sự thay đổi trong nhiệt độ cơ thể cũng như trọng lượng và chế độ vận động thể lực.
Chế độ ăn
Duy trì chế độ ăn cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng đồng thời bổ sung các loại thực phẩm giàu năng lượng, protein cũng là cách chăm sóc sức khỏe rất tốt cho người mắc bạch cầu cấp. Bên cạnh đó, một số liệu trình điều trị sẽ yêu cầu người bệnh hạn chế sử dụng muối và một số loại thực phẩm có thể khiến số lượng bạch cầu bị giảm thấp.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin B2 để phòng ngừa đột quỵ ung thư thoái hóa một cách tốt nhất bên cạnh việc bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh bạch cầu cấp hiện nay. Những loại thực phẩm này có tác dụng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể rất tốt mà bạn không nên bỏ qua.
Kiểm soát nhiễm khuẩn
Sau quá trình điều trị và thực hiện tầm soát ung thư nhanh chóng chính xác, bệnh nhân mắc bạch cầu cấp có thể bị giảm thấp hóa trị hoặc sau khi ghép tế bào gốc tạo máu, bệnh nhân có thể sẽ bị nhiễm khuẩn, nấm và virus. Vậy nên người bệnh cần hạn chế đến nơi đông người và duy trì những thói quen tốt như sử dụng khẩu trang, rửa tay sạch sẽ để phòng nhiễm khuẩn.
Điều trị bệnh bạch cầu cấp hiệu quả và an toàn, uy tín, các bạn có thể lựa chọn đến với Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec - một trong số các bệnh viện hiện đại có hệ thống hạ tầng y tế được đồng bộ hàng đầu châu Á. Nhờ đó, người bệnh sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tiện ích tuyệt vời trong suốt quá trình thăm khám và điều trị bệnh tại bệnh viện Vinmec.