Bệnh bạch cầu là căn bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu bệnh bạch cầu có chữa được không trong chia sẻ sau nhé.
1. Bệnh bạch cầu có chữa trị được không?
Bệnh bạch cầu là căn bệnh về ung thư máu, máu trắng - một căn bệnh nguy hiểm và hiện nay có dấu hiệu ngày càng tăng lên. Bản chất bệnh này là bên trong cơ thể có dấu hiệu sản sinh nhiều tế bào máu bất thường, đặc biệt là tế bào bạch cầu dị thường và có thể biến đổi sang căn bệnh nguy hiểm.
Bệnh bạch cầu có chữa được không? Thực tế, những dấu hiệu của ung thư máu rất khó phát hiện, phải đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám cụ thể và làm kiểm tra, xét nghiệm mới có kết quả. Theo thống kê số liệu thực tế thì nếu bệnh ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, số lượng này không phải là quá nhiều và còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân, phương pháp điều trị lựa chọn.
Như bệnh ung thư bạch cầu dạng tiền tủy thì hơn 70% bệnh nhân có thể được chữa khỏi. Với sự phát triển của y học, công nghệ hiện đại, bệnh nhân không phải lo lắng về căn bệnh này mà hãy tập trung chữa trị và dưỡng bệnh.
Còn bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính chẳng hạn thì cực kỳ khó chữa trị và có phương pháp can thiệp là ghép tủy. Cách này còn tùy vào tủy phù hợp, thể trạng người bệnh có khỏe mạnh và tương thích hay không?
Bệnh bạch cầu có chữa được không? Để trả lời cho câu hỏi bệnh bạch cầu có chữa trị được không thì cần phải biết đó là bệnh ở giai đoạn nào. Căn bệnh này được phân chia thành các nhóm khác nhau theo tiến trình phát triển của bệnh. Bao gồm:
Bệnh bạch cầu mạn: Bệnh phát triển chậm, kéo dài trong nhiều năm với các dấu hiệu khó nhận biết. Sự bất thường xảy ra bên trong cơ thể khi các tế bào bạch cầu ác tính tăng lên nhanh chóng, nổi hạch hoặc bị nhiễm khuẩn.
Bệnh bạch cầu cấp: Là giai đoạn bệnh đã đến lúc bị năng, sự tiến triển của bệnh nhanh chóng. Các tế bào bất thường hình thành cực nhanh và nếu không được điều trị thì sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.
Tỷ lệ tái phát
Thực tế người mắc bệnh bạch cầu dạng lymphocytic mãn tính thì sau khi phát hiện bệnh khoảng 70% có thể kéo dài tuổi thọ 5-6 năm. Tuy nhiên, có người lại sống lâu hơn tới vài chục năm.
Các yếu tố ảnh hưởng
Có nhiều yếu tố tác động khiến cho tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn hoặc xấu đi. Bởi vậy khi thấy cơ thể bất thường, người bệnh cần gặp ngay bác sĩ để được tư vấn cách bảo vệ sức khỏe. Bạn nên uống thuốc, tham gia liệu trình điều trị theo chỉ dẫn và đặc biệt không ăn uống các loại thực phẩm chứa thành phần độc hại, lạm dụng chất kích thích. Thay vào đó là chế độ dinh dưỡng khoa học với nguồn thực phẩm giàu vitamin, sắt, protein dành cho người bệnh ung thư máu.
Các lưu ý sau điều trị
Sau các đợt điều trị tùy từng loại bệnh thì bệnh nhân nên chú ý uống thuốc, đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Sử dụng loại thuốc nào phải theo chỉ dẫn của bác sĩ với liều lượng, thời gian chính xác.
Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng cho cơ thể, không dùng đồ ăn sống, khó tiêu khiến hệ tiêu hóa hoạt động nhiều. Ví dụ như bưởi, mật ong, dầu oliu, cá, rau xanh,... Nấu thức ăn dạng mềm, lỏng hoặc hầm nhừ để dễ ăn và hấp thụ tốt. Uống thêm vitamin, khoáng chất phù hợp để bù đắp sự thiếu hụt dưỡng chất trong quá trình điều trị.
Ngoài ra, người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể dần phục hồi và sức đề kháng khỏe mạnh. Kết hợp với chế độ tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên để tinh thần thoải mái, tỉnh táo, khỏe khoắn.
Sinh hoạt người bệnh lưu ý việc sau để tránh bị nhiễm trùng như: Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ; Gặp vấn đề về đường tiêu hóa, trực tràng thì dùng thuốc điều trị, rửa sạch hậu môn; Tránh những nơi bụi bẩn, quá đông người dễ lây các bệnh truyền nhiễm; Cẩn thận hơn khi tiếp xúc với vật sắc nhọn như dao, kim; Hạn chế vác vật nặng, đi đứng cẩn thận để tránh ngã trầy xước hay tổn thương cơ thể; Tránh tiếp xúc với vật nuôi.
2. Các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu được áp dụng hiện nay
1. Hóa trị liệu
Phương pháp hóa trị là một trong các cách thức phổ biến nhất mà bác sĩ thường lựa chọn cho bệnh nhân bị bệnh bạch cầu. Người bệnh sẽ dùng thuốc uống, tiêm truyền vào dịch não tủy theo thời gian phù hợp, mục đích tiêu diệt và hạn chế tế bào gây ung thư máu.
Thuốc kháng sinh khi đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng nhanh chóng. Tùy vào thể trạng bệnh nhân mà tình hình sẽ chuyển biến khác nhau. Phương pháp này cần sự kiên trì và cũng gây mệt mỏi nên bệnh nhân cần cố gắng.
2. Xạ trị
Phương pháp xạ trị là việc bác sĩ sẽ dùng các chùm tia năng lượng đi vào cơ thể trực tiếp tiêu diệt các tế bào ung thư. Cách thức này cũng có thể áp dụng cho người bệnh chuẩn bị ghép tủy. Sử dụng tia với cường độ bức xạ tương đối cao khiến cơ thể đau nhức, mệt mỏi vì thế bệnh nhân phải cố gắng giữ gìn và bồi bổ sức khỏe.
3. Liệu pháp miễn dịch trị liệu
Liệu pháp này sử dụng những cách thức để tác động vào hệ miễn dịch của cơ thể tốt hơn có khả năng chống chọi lại căn bệnh ung thư tự nhiên. Ngoài cách bổ sung dưỡng chất, vitamin, thực phẩm có lợi thì có thể tiêm các loại vaccine theo quy định để phòng bệnh.
4. Trị liệu nhắm mục tiêu
Liệu pháp này nhắm đến mục tiêu rõ ràng để can thiệp, đó là việc điều trị vào các gen, môi trường của bạch cầu sinh sôi phát triển để thay đổi nó. Các chuyên gia y học can thiệp bằng thiết bị y tế, thuốc để ngăn chặn sự lây lan và biến đổi của tế bào bạch cầu, tránh việc ảnh hưởng đến các tế bào khác.
4. Ghép tế bào gốc
Phương pháp này thì bác sĩ sẽ cấy các tế bào gốc vào cơ thể người bệnh qua tĩnh mạch lớn. Cách tiến hành trực tiếp này giúp điều trị giảm sự phát triển của tế bào gây ung thư và giảm khả năng tái phát bệnh về sau.
Việc ghép tế bào gốc tạo máu giúp cho quá trình điều trị bệnh tiến triển tốt hơn, phá hủy các bạch cầu ác tính đang sinh sôi, lớn dần lên. Việc cấy tế bào giúp đủ số lượng tế bào gốc trong cơ thể. Cách làm này còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ về thể trạng, độ tuổi, chức năng của các cơ quan và chỉ áp dụng khi bệnh nhân đã hóa trị hoặc xạ trị.
5. Ghép tủy
Phương pháp ghép tủy xương phức tạp, theo đó tủy xương có chứa bạch cầu sẽ bị thay thế bằng các tế bào gốc tạo máu để phát triển bình thường. Các tế bào gốc nằm trong cả máu và tủy xương nếu là ác tính thì phải tìm cách tiêu diệt. Cách thức này được đánh giá cao kéo dài được cuộc sống của bệnh nhân.
6. Các phương pháp điều trị hỗ trợ
Ngoài các cách điều trị bệnh bạch cầu ở trên thì có nhiều cách hỗ trợ cho công tác chữa bệnh hiệu quả. Nếu người bệnh bị nhiễm khuẩn thì cần phải kết hợp thuốc, chữa lành vết tổn thương và kiêng cữ. Có thể bằng việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng,..
3. Điều trị bệnh bạch cầu ở đâu tốt nhất?
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Chữa bệnh bạch cầu ở đâu tốt? Vinmec - hệ thống bệnh viện đẳng cấp quốc tế, chất lượng hàng đầu, một trong những địa chỉ đáng tin cậy để người bệnh mắc bạch cầu đến thăm khám, chữa trị. Với cơ sở hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao chữa được những căn bệnh ở giai đoạn trầm trọng. Môi trường y tế sạch sẽ, an toàn, người bệnh được hưởng dịch vụ chất lượng tốt, quá trình điều trị được chăm sóc cẩn thận.
Hiện bệnh viện có cung cấp dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn hiện đại phòng ngừa khi mắc bệnh có thể sử dụng, đặc biệt là bệnh bạch cầu. Trong máu cuống rốn chứa các tế bào gốc, hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả, bảo vệ sức khỏe con trọn đời.
Bạn có thể đăng nhập vào trang để tham khảo thông tin cụ thể. Chỉ cú click chuột, bạn có thể đặt mua gói lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn của bệnh viện Vinmec hay tầm soát ung thư một cách nhanh chóng, tiện lợi. Bạn sẽ được nhân viên chăm sóc phục vụ tận tình và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
Ngoài ra, còn một số cơ sở y tế lớn khác trong cả nước cũng là địa chỉ đáng tin cậy để thăm khám và điều trị căn bệnh bạch cầu. Bạn có thể tham khảo danh sách bên dưới đây:
- Bệnh viện K Hà Nội
- Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
- Viện Huyết Học và Truyền máu Trung Ương
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện Truyền máu Huyết học Tp Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Ung Bướu Tp Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Bình Dân Tp Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
Trên đây là những thông tin cụ thể để giúp bạn đọc giải đáp bệnh bạch cầu có chữa được không? Tham khảo đăng ký khám sức khỏe tổng quát theo dõi tình trạng cơ thể, phát hiện và ngăn chặn mọi tiến trình bệnh nguy hiểm. Hy vọng bạn sẽ trang bị thêm được nhiều phương pháp y học để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình!