Bệnh bạch cầu mãn tính là gì? Đây là một loại ung thư từ những tế bào tạo ra máu của tủy xương. Vậy một phác đồ điều trị như thế nào sẽ mang lại hiệu quả đối với căn bệnh này? Sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây nhé!

1. Bệnh bạch cầu mãn tính là gì?

Bệnh bạch cầu mãn tính còn một tên gọi khác là bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính. Đây là một dạng ung thư bắt nguồn từ một số tế bào sản sinh máu của tủy xương. Bệnh bạch cầu được phân ra cấp tính hay mãn tính là tùy thuộc vào việc những tế bào bất thường đã trưởng thành hay chưa trưởng thành.

Bệnh bạch cầu mãn tính là một dạng ung thư từ một số tế bào sản sinh máu của tủy xương (Nguồn: medicalnewstoday.com)

Bệnh bạch cầu mãn tính là một dạng ung thư từ một số tế bào sản sinh máu của tủy xương

1. Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy là gì?

Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy hay còn gọi là bệnh bạch cầu myeloid hoặc bệnh không lymphocytic bạch cầu. Bệnh này bắt đầu từ những tế bào myeloid đầu tiên, những tế bào trở thành tế bào bạch cầu hay các tế bào máu đỏ hoặc các tế bào tiểu cầu.

2. Phân loại bệnh bạch cầu mãn tính

2.1. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (hoặc tủy) (AML)

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) được bắt đầu từ trong tủy xương, đây là nơi những tế bào máu mới được sản sinh ra. Căn bệnh này đôi khi cũng có thể lan sang những bộ phận khác của cơ thể như: gan, hạch bạch huyết, hệ thống thần kinh, tinh hoàn và lá lách.

Thông thường, căn bệnh này được phát triển từ những tế bào biến thành tế bào bạch cầu. Nhưng đôi khi, nó cũng sẽ phát triển trong cả những loại tế bào máu khác nhau. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy có nhiều tên gọi khác nhau, bao gồm bệnh bạch cầu tủy cấp tính, bệnh bạch cầu không lymphocytic cấp tính hay bệnh bạch cầu bạch cầu hạt cấp tính.

2.2. Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (hoặc tủy) (CML)

Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính là một bệnh ung thư phổ biến của những tế bào máu. Bệnh ung thư này có xu hướng phát triển chậm hơn so với những hình thức cấp tính của bệnh bạch cầu.

Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính còn được gọi là bệnh bạch cầu mãn tính granulocytic hay bệnh bạch cầu myeloid mãn tính. Bệnh này thường ảnh hưởng đến những người cao tuổi và rất hiếm gặp ở trẻ em.

2.3. Bệnh bạch cầu lymphocytic (hoặc lymphoblastic) cấp tính (ALL)

Bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính có nghĩa là bệnh bạch cầu có thể tiến triển nhanh và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong sau vài tháng. Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho có nghĩa là bệnh phát triển từ những dạng tế bào lympho chưa trưởng thành.

Thông thường, những tế bào ung thư bạch cầu xâm chiếm vào máu khá nhanh. Đôi khi còn có thể lan sang những bộ phận khác của cơ thể như hệ thống thần kinh, lá lách, gan và hạch bạch huyết. U lymphocytic là bệnh chủ yếu liên quan đến hạch bạch huyết và một số cơ quan khác của cơ thể. Vậy nên việc khám chuyên khoa giúp tìm rõ căn nguyên của bệnh.

2.4. Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (CLL)

Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính là một dạng bệnh bạch cầu thường gặp ở người lớn. Đây là một loại ung thư được bắt đầu từ những tế bào lympho bên trong tủy xương. Những tế bào ung thư sẽ bắt đầu từ tủy xương và sau đó đi dần vào trong máu.

Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính thường các tế bào tích tụ chậm, nên nhiều người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong ít nhất vài năm. Nhưng theo thời gian, những tế bào này sẽ phát triển và lan sang các bộ phận khác trên cơ thể như gan, hạch bạch huyết và lá lách.

Bạch cầu lymphocytic mãn tính là dạng bệnh bạch cầu thường gặp ở người lớn (Nguồn: ydvn.net)

Bạch cầu lymphocytic mãn tính là dạng bệnh bạch cầu thường gặp ở người lớn

2. Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy sống được bao lâu?

Đối với bệnh bạch cầu tủy mãn tính thì tiến triển khá chậm và những triệu chứng xuất hiện ít. Một số triệu chứng ban đầu của bệnh là thường đổ mồ hôi về đêm, cơ thể hay mệt mỏi, lá lách to và thường xuất hiện ở những người độ tuổi trung niên. Người được chẩn đoán bệnh ung thư máu sẽ còn thời gian bao lâu?

Những người được chẩn đoán mắc bệnh ở giai đoạn giữa có thể kéo dài thời gian sống khoảng 5 năm. Còn những người phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối thì sống được khoảng 3 năm. Một số bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính được ghi nhận có thời gian sống dài nhất lên đến 10 năm.

Đối với bệnh bạch cầu Lympho mạn tính thì gần như không xuất hiện ở trẻ em. Mà căn bệnh này đa số xuất hiện ở những người trên độ tuổi 60, đặc biệt là đối với nam giới. Loại bạch cầu này phát triển khá chậm, nên nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể sống được từ 10 đến 20 năm.

Người bệnh mắc bệnh bạch cầu sống được bao lâu? (Nguồn: triungthuhieuqua.com)

Người bệnh mắc bệnh bạch cầu sống được bao lâu?

3. Điều trị bệnh bạch cầu tủy mạn

1. Ghép tủy xương

Tủy xương là một phần của xương, nó có nhiệm vụ tạo ra các tế bào máu. Tủy xương là những mô mềm nằm bên trong tủy xương, chứa những tế bào gốc máu. Đây là những tế bào có khả năng biến hóa thành những tế bào khác. Ghép tủy xương là một phương pháp điều trị cho một số căn bệnh ung thư, bao gồm: đa u tủy xương, ung thư bạch cầu hay một số loại u hạch bạch huyết.

2. Ghép tế bào gốc

Cấy ghép tế bào gốc là việc bác sĩ sử dụng những liều cao của hóa trị liệu hoặc cùng với việc xạ trị, để điều trị những bệnh liên quan đến bạch cầu. Sau khi thực hiện phương pháp điều trị bằng hóa trị xong, người bệnh sẽ được cấy ghép tế bào gốc sản sinh máu để phục hồi cho xương tủy. Tế bào gốc được tạo ra máu được sử dụng để ghép sẽ được thu từ máu, tủy xương hoặc từ máu dây rốn.

Phương pháp chữa bệnh ung thư tế bào gốc có nhiều lợi ích kèm rủi ro, vậy nên người bệnh hãy tìm hiểu và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định chọn phương pháp điều trị bệnh nào.

Cấy ghép tế bào gốc giúp sản sinh máu để phục hồi cho xương tủy (Nguồn  : agoramedia.com)

Cấy ghép tế bào gốc giúp sản sinh máu để phục hồi cho xương tủy

3. Điều trị bằng thuốc ức chế

Thông thường thì liều lượng của những loại thuốc ức chế ung thư có thể làm giảm đi lượng tế bào bạch cầu trong bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính. Thuốc liều cao có thể đem lại hiệu quả nhanh hơn nhưng nó không được sử dụng nhiều. Bởi vì nó có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho tủy xương. Điều này sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh như chảy máu, nhiễm trùng và những vấn đề khác.

4. Điều trị ức chế tủy

Điều trị ức chế tủy bằng Antithymocyte globulin và antilymphocyte globulin. Nó có tác dụng làm giảm những tế bào gây độc. Liều lượng sử dụng từ 15 đến 40mg một ngày, dùng trong 4 đến 10 ngày. Chúng được sử dụng kèm với corticoid liều thấp, sẽ làm giảm phản ứng huyết thanh.

Điều trị ức chế thủy bằng Cyclosporine, sẽ có tác dụng làm ức chế những tế bào lympho T sản xuất IL-2. Và nó có khả năng ngăn chặn sự lan rộng của những tế bào T gây độc. Liều dùng từ 10 đến 12 mg một ngày và sử dụng liên tục trong khoảng từ 4 đến 6 tháng. Phương pháp điều trị này sẽ gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể như: suy thận, cao huyết áp hay viêm gan...

5. Điều trị tăng bạch cầu

Bạch cầu là tế bào có màu trắng được phân biệt với màu đỏ của hồng cầu. Bạch cầu có nhiệm vụ là tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khỏi những tác nhân gây ra bệnh. Đặc biệt là những bệnh về nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn hay nhiễm độc. Vậy nên việc điều trị ung thư bằng cách tăng lượng bạch cầu sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng để chống lại những tế bào gây bệnh.

Điều trị ung thư bằng cách tập luyện giúp tăng sức đề kháng (Nguồn: amazonaws.com)

Điều trị ung thư bằng cách tập luyện giúp tăng sức đề kháng

6. Cắt lách và điều trị interferon Alfa-2b

Việc cắt lách không làm tăng sự tạo máu nhưng nó làm tăng lượng tiểu cầu và bạch cầu hạt trung tính. Đồng thời còn giúp cải thiện đời sống của hồng cầu và tiểu cầu, nhưng hiện nay phương pháp này không được áp dụng nhiều trong thực tế.

Trên đây bài viết đã vừa cung cấp đến bạn đọc những thông tin về bệnh bạch cầu mãn tính. Cùng với những phác đồ điều trị theo dõi và chăm sóc sức khỏe tốt để bảo vệ cơ thể. Mong rằng với những nội dung mà bài viết vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về căn bệnh này.