Bệnh bạch huyết được biết đến là căn bệnh về máu, tủy xương gây nguy hại cho sức khỏe con người. Vậy bệnh có thể chữa khỏi được không hay phác đồ điều trị như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, dõi theo nhé.
1. Bệnh bạch huyết là gì
Hệ bạch huyết được hiểu là chất dịch có màu trong suốt bao bọc lấy các mô ở cơ thể. Đây là dạng chất lỏng giúp loại bỏ vi khuẩn, thâm nhập vào hệ tuần hoàn theo các mạch bạch huyết đi khắp cơ thể.
Trả lời câu hỏi bệnh bạch huyết là gì? Đây là một nhóm các rối loạn có ảnh hưởng trực tiếp đến các thành phần của hệ bạch huyết. Bệnh bạch huyết ác tính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Vì vậy bạn cần để ý đến cơ thể mình, chăm sóc sức khỏe tốt phòng tránh bệnh bạch huyết.
2. Phân loại bệnh bệnh bạch huyết
1. Bệnh và rối loạn Bệnh Hodgkin/Ung thư hạch Hodgkin
Đây là căn bệnh về một loại ung thư hệ bạch huyết, là một trong những bệnh nguy hiểm nhất, do HIV, hội chứng Epstein-Barr, tuổi và tiền sử của gia đình tạo ra. Bệnh xuất hiện với những triệu chứng phổ biến: Sưng hạch bạch huyết, ngứa da, đổ mồ hôi đêm, sốt, tăng cân, đau ngực, mệt mỏi, ho.
2. Ung thư hạch
Ung thư hạch được xem là căn bệnh bạch huyết ác tính. Xuất hiện do cơ thể sản xuất ra quá nhiều tế bào bạch cầu bất thường không sạch sẽ như bệnh Hodgkin. Dấu hiệu nhận biết chủ yếu như hạch to hoặc hạch ở cổ, sốt, yếu, giảm cân và thiếu máu, không đau. Hạch là bệnh nhiễm trùng của các hạch bạch huyết gây ra do một loại virus, vi khuẩn hoặc nấm. Dấu hiệu nhận biết thường là đỏ, sưng, đau.
3. Viêm bạch huyết
Đây là một tình trạng diễn ra khá phổ biến tại các mạch bạch huyết. Dấu hiệu nhận biết thường là đỏ, sưng, đau.
4. Tế bào lympho
Tế bào lympho là một dạng nhiễm trùng, ung thư hạch, ung thư máu hoặc rối loạn tự miễn kèm theo sưng mãn tính. Dấu hiệu nhận biết bệnh chủ yếu: Sốt, toát mồ hôi, sụt cân, sưng hạch lympho, ngứa, mệt mỏi liên tục, ra mồ hôi đêm.
5. Phù bạch huyết
Đây là loại bệnh có sự kết hợp mãn tính giữa các chất lỏng trong mô, thường xuất hiện tại chân dưới, ở bàn chân. Đây là tác dụng phụ của các trường hợp phẫu thuật gây ra.
3. Cơ chế căn bệnh bạch huyết
Cơ chế bệnh bạch huyết xuất hiện với các bệnh liên quan về máu, bệnh u tủy và các chứng rối loạn máu. Một số yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến sự hình thành bệnh như:
Về viêm mạch bạch huyết: Đây là căn bệnh được hình thành từ mạch bạch huyết bị nhiễm khuẩn hoặc do virus xâm nhập vào các tế bào. Chúng có thể đi vào cơ thể bằng những vết thương hoặc có thể do những sự nhiễm trùng. Nếu bị ở mức độ nặng mà không chữa trị có thể đe dọa đến tính mạng.
Về phù mạch bạch huyết: Tình trạng này xảy ra khi mạch bạch huyết không được lưu thông hay bị tắc nghẽn. Xảy ra với 2 loại là dạng nguyên phát và thứ phát. Dạng nguyên phát xảy ra do sự rối loạn phát triển và dạng thứ phát xảy ra do các loại bệnh truyền nhiễm.
Về ung thư hạch: Được xuất hiện với những ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Thường xuất hiện với các loại khối u như ung thu vú.
4. Triệu chứng căn bệnh bạch huyết
Triệu chứng bệnh bạch huyết được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu để cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh. Khi gặp phải các trường hợp sau thì bạn nên đi gặp bác sĩ để chữa trị hoặc phòng tránh kịp thời. Sự rối loạn này của bệnh gây ra những biểu hiện cụ thể sau:
- Các tuyến bị sưng (hạch bạch huyết), thường ở cổ, nách hoặc háng không đau
- Ho
- Khó thở
- Sốt
- Đổ mồ hôi đêm
- Mệt mỏi
- Giảm cân
- Ngứa
5. Bệnh bạch huyết có nguy hiểm không
Bệnh hạch bạch huyết có nguy hiểm không là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm và chú trọng đến để có được biện pháp xử lý kịp thời. Thực chất đây là căn bệnh ác tính nên việc ảnh hưởng đến sức khỏe là rất nghiêm trọng.
Với những loại bệnh về bạch huyết khác nhau thì có những ảnh hưởng và tác hại nhất định. Bằng việc tìm hiểu các triệu chứng, dấu hiệu hay cách đề phòng bệnh thì bạn có thể xử lý kịp thời. Có những loại bệnh nếu không được chữa trị nhanh chóng sẽ đe dọa đến tính mạng. Khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh thì bạn nên tìm gặp đến bác sĩ để được thăm khám và phác đồ điều trị. Thông thường với một số loại bệnh nếu chưa bị ở mức độ nặng thì có thể sử dụng các thuốc để ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, bệnh nặng có thể dẫn đến ung thư máu. Vậy bệnh ung thư máu có di truyền và có cách điều trị không? Để có câu trả lời chính xác, bạn cần đến gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chi tiết.
Hiện nay, bằng những công nghệ y học tiên tiến sẽ giúp bạn có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả tốt nhất. Quá trình điều trị này được thực hiện tùy theo loại bệnh mà bạn mắc phải. Bởi vậy để tránh bị đau cũng như nguy hiểm thì bạn nên tìm hiểu các phương pháp phòng tránh và điều trị sớm. Tránh bị ảnh hưởng xấu đến sau này.
6. Phương pháp điều trị
Trước khi tiến hành điều trị, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín, chất lượng để sàng lọc ung thư cũng như khám tổng quát kiểm soát tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định chữa trị phù hợp.
1. Hóa trị
Đây là cách điều trị bệnh bằng việc sử dụng các dược phẩm khác nhau để ức chế bệnh. Theo đó hóa trị dùng bằng cách uống, tiêm đưa vào tĩnh mạch hoặc trong tủy xương để tiêu diệt được các mầm bệnh.
Việc sử dụng liệu pháp hóa trị có hiệu quả lớn áp dụng cho hầu hết các bệnh nhân. Bởi hiện nay có rất nhiều loại thuốc dành cho người bệnh ngay từ khi mới bắt đầu có dấu hiệu hoặc kết hợp trong quá trình trị liệu, phòng ngừa. Có trường hợp chỉ uống một loại thuốc hoặc cũng có thể nhiều loại thuốc và đẩy lùi được bệnh. Mặc dù vậy, đôi khi hóa trị lại mang đến các tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh có thể bị nôn mửa, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc…
2. Xạ trị
Việc thực hiện xạ trị cũng là phương thức chữa trị một cách hiệu quả để tiêu diệt các tế bào gây bệnh. Quá trình điều trị là sự kết hợp, áp dụng của các công nghệ tiên tiến, sử dụng các máy phát xạ lớn, các tia phóng xạ để đưa vào trong người bệnh.
Khi thực hiện liệu pháp này sẽ giúp tiêu diệt hết các tế bào gây hại, những mầm bệnh trong hệ bạch huyết. Tuy nhiên, có thể gây ra một số tác dụng phụ tùy theo cơ địa từng người như: đau nơi phóng tia xạ, mệt mỏi.
3. Liệu pháp miễn dịch
Đây là một trong các phương pháp điều trị ung thư hiệu quả không cần xạ trị. Liệu pháp này sử dụng các hình thức rút tế bào tiêu diệt tự nhiên và sử dụng Lympho tế bào tiêu diệt mầm bệnh ung thư lấy ra khỏi cơ thể. Việc sử dụng liệu pháp này giúp đẩy mạnh sức đề kháng ung thư, lấy các tế bào khỏe mạnh để tiêu diệt các tế bào có hại gây ung thư. Liệu pháp này được sử dụng khá phổ biến để điều trị các bệnh ung thư hiện nay. Sau quá trình trị liệu, các hệ miễn dịch được tăng cường đáng kể và có thể nhận biết được các tế bào ung thư dễ dàng.
4. Liệu pháp nhắm mục tiêu
Đây là sự tiến bộ y khoa, nhằm mang đến hiệu quả trị liệu tốt nhất cho người bệnh bằng việc nhắm vào mục đích chính. Liệu pháp này được sử dụng cách điều trị vào các gen loại bỏ tế bào ung thư. Tuy vậy các bạn cần đến với địa chỉ uy tín để thực hiện hiệu quả nhất.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về những nguyên nhân, cách điều trị của bệnh bạch huyết. Hy vọng các bạn sẽ có được những thông tin y khoa cần thiết để phòng tránh và tìm phương pháp chữa trị hiệu quả.