Bệnh đa u tủy xương là một trong những căn bệnh phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Trong những năm gần đây bệnh lý này có xu hướng trẻ hóa cùng tốc độ phát triển nhanh chóng gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu thêm về căn bệnh này thông qua bài viết sau đây.
1. Bệnh đau tủy xương là gì?
Thế nào là đa u tủy xương là câu hỏi của rất nhiều người. Bạn có thể hiểu đơn giản đa u tủy xương chính là bệnh lý thường gặp ở các đối tượng mắc chứng ung thư máu và xương. Các tế bào bất thường có tên protein M sẽ tập trung tại tủy xương lấn át các hoạt động của các tế bào máu dẫn đến đa u tủy xương.
2. Nguyên nhân và cơ chế hình thành bệnh đa u tủy xương
Nguyên nhân bệnh đa u tủy xương chưa được xác định rõ ràng. Rất hiếm trường hợp phát hiện, chẩn đoán ung thư tủy xương do di truyền. Trên thực tế và các nghiên cứu y khoa người ta có thể chỉ ra các cơ chế sinh bệnh đa u tủy xương qua các yếu tố nguy cơ sau đây:
1. Tuổi cao
Bệnh đa u tủy xương gia tăng nhanh theo độ tuổi, người có độ tuổi càng cao thì càng dễ mắc phải bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thường diễn ra ở độ tuổi trên 65, trẻ em và người trưởng thành dưới 40 tuổi ít mắc bệnh hơn. Có đến hơn 80% bệnh nhân trên 65 tuổi mắc bệnh, bệnh nhân dưới 60 tuổi là 15% và chỉ có 2% người bệnh dưới 40 tuổi.
2. Thường xảy ra ở nam giới
Bệnh thường gặp ở các đối tượng nam giới hơn là nữ giới. Nam giới cao tuổi là đối tượng chiếm tỷ lệ người bệnh cao nhất.
3. Nhóm người da đen mắc bệnh nhiều hơn
Đối với đa u tủy xương tỷ lệ người da đen tại các khu vực như châu Phi hay châu Mỹ Latinh sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn. Đối tượng người da trắng ở Châu Âu và da vàng ở Châu Á ít mắc bệnh hơn.
4. Người tiếp xúc với hóa chất
Các đối tượng thường xuyên tiếp xúc cũng như nạp các hóa chất vào trong cơ thể trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc đa u tủy xương cao hơn. Các hóa chất như thuốc nhuộm tóc, thuốc trừ sâu, phóng xạ, chế độ ăn uống nhiều đa u mỡ,... dễ dẫn đến đa u tủy xương và các bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó những người làm việc trong môi trường này cần thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát và thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra tình hình sức khỏe bản thân.
5. Bệnh nghề nghiệp
Các đối tượng như thợ cắt, nhuộm, làm tóc, làm móng,... thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại dễ mắc phải đa u tủy xương. Ngoài ra nông dân hay các nhà khoa học, thợ sơn, thợ nhuộm,... và các nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại sẽ có nguy cơ mắc đa u tủy xương cao hơn.
6. Do tiếp xúc với virus, tia xạ
Các đối tượng đã từng trải qua quá trình xạ trị, hóa trị cũng làm tăng nguy cơ mắc đa u tủy xương. Trường hợp người bệnh tiếp xúc và bị virus xâm nhập cũng có thể ảnh hưởng và cơ chế sinh bệnh đa u tủy xương. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất và tia xạ thì nên thường xuyên thăm khám chuyên khoa tại các đơn vị bệnh viện uy tín để đảm bảo.
7. Tiểu sử gia đình
Bệnh ung thư đa u tủy xương có di truyền hay không và sống được bao lâu là câu hỏi của rất nhiều người. Đối với các đối tượng có bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc phải hoặc gia đình có tiền sử thì nên tiến hành thăm khám kỹ càng.
3. Triệu chứng bệnh đa u tủy xương
Biểu hiện bệnh đa u tủy xương gần giống với các dấu hiệu của bệnh ung thư máu và xương. Đa u tủy xương có thể bị phát hiện thông qua việc thăm khám, tiến hành tầm soát ung thư tủy xương hoặc máu chi tiết, cẩn thận. Người bệnh có thể gặp phải các tình trạng như thiếu máu, đa u xương, rối loạn thần kinh,...
1. Thiếu máu
Tủy là nơi sản sinh ra các tế bào máu nuôi cơ thể. Tuy nhiên do những yếu tố tại khối u sinh ra cũng như tuỷ ức chế chất tạo huyết và sự xâm lấn của tế bào u mà lượng máu tạo ra không đủ.
2. Bị tổn thương xương
Do sự hoạt hoá các tế bào tiêu xương cùng sự tăng sinh của những tế bào u gây các tổn thương từ nhẹ đến nghiêm trọng cho xương. Đây cũng chính là triệu chứng và biểu hiện thường gặp nhất tại các bệnh nhân đa u tủy xương. Các vị trí tổn thương thường là xương ức, xương đòn, xương sọ, ép rễ thần kinh cột sống,... Cần cho người bệnh đi khám sức khỏe xương khớp kịp thời để có được phương án chữa trị phù hợp.
3. Suy thận
Bệnh lý đa u tủy xương cũng gây nên tổn thương và suy thận. Tình trạng này diễn ra do tăng axit uric khiến tăng nhiễm toan thận, tổn thương cầu thận, tăng canxi máu, tạo ra sự nhiễm trùng tái phát nhiều lần.
4. Tăng canxi máu
Bệnh lý đa u tủy xương sẽ khiến quá trình tiêu xương diễn ra khiến lượng canxi trong máu tăng cao. Nguy hiểm hơn người bệnh có thể phải cấp cứu và điều trị tăng canxi máu.
5. Bệnh lý thần kinh
Đa u tủy xương cũng gây nên tình trạng rối loạn thần kinh do xẹp đốt sống sẽ gây nên ép tuỷ, ép rễ thần kinh cột sống. Người bệnh có thể rối loạn thị giác, mất khả năng kiểm soát đường ruột bàng quang khiến không tự chủ hoạt động đại tiểu tiện. Hội chứng ép tủy do gãy xương còn có thể gây ra bệnh lý đa dây thần kinh.
6. Nhiễm trùng
Tình trạng nhiễm trùng cũng có thể xảy ra do các khối u lan vào tủy và xương. Nhiễm trùng cũng gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu, hạch bạch huyết sưng to, viêm phổi, lá lách và gan to,...
7. Tăng độ quánh máu
Trong quá trình phát triển bệnh tủy xương sẽ bị tiêu và tan trong máu dẫn đến tình trạng máu đặc quánh. Tình trạng này nặng hơn có thể khiến máu không thể luân chuyển đến các bộ phận trên cơ thể.
4. Đau tủy xương có nguy hiểm không?
Đa u tủy xương gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bệnh lý này được chia thành nhiều giai đoạn với mức độ nặng nhẹ của bệnh khác nhau. Giai đoạn tiềm ẩn thường không quá nguy hiểm cũng như gây ra các ảnh hưởng đến cơ thể. Với giai đoạn 1 bệnh bắt đầu phát triển với các tế bào u tủy hình thành trong nước tiểu và trong máu.
Ở giai đoạn 2 các tế bào u tủy phát triển nhanh hơn gây nên các ảnh hưởng đến xương cũng như tình trạng tăng canxi trong máu. Giai đoạn cuối của đa u tủy xương chính là giai đoạn 3 các tế bào u tủy vượt quá mức kiểm soát của cơ thể. Các triệu chứng và tình trạng bệnh được bộc lộ một cách rõ ràng.
Ung thư xương tủy gây các tổn thương đến cơ thể và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Vậy, đa u tủy xương có chữa được không? Tùy thuộc vào từng giai đoạn, phương pháp điều trị, thể trạng người bệnh mà có thể duy trì sự sống. Tuổi thọ trung bình của người mắc đa u tủy xương là từ 2 đến 5 năm.
5. Biến chứng của bệnh đau tủy xương
Biến chứng bệnh đa u tủy xương phức tạp và tiềm ẩn các nguy hiểm khôn lường. Người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm sau đây:
1. Nhiễm khuẩn phổi
Bệnh lý đa u tủy xương thường gây nên tình trạng nhiễm khuẩn tại các bộ phận trên cơ thể. Nhiễm khuẩn phổi là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này.
2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Một biến chứng nguy hiểm nữa của đa u tủy xương chính là nhiễm khuẩn tại đường tiết niệu. Các tế bào u tủy có thể gây nên bệnh thận trụ do các tổn thương từ đau tủy. Dẫn đến biến chứng xơ hóa tổ chức kẽ thận cũng như teo ống thận, viêm cầu thận tăng sinh, hoại tử ống thận cấp, lắng đọng canxi và tinh bột trong thận, suy thận cấp,...
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng làm tăng nguy cơ tăng canxi trong máu, suy thận cấp khi mất nước. U tủy cũng khiến lượng protein tăng lên nhanh chóng tạo ra các mối đe dọa đến cơ thể và tính mạng của người bệnh. Nặng hơn cần đến các biện pháp chạy thận, lọc huyết tương.
3. Ung thư tủy xương
Đa u tủy xương nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư tủy xương. Cùng với các biến chứng như chảy máu, suy tủy, tăng axit uric, suy thận, tăng canxi trong máu,... Ung thư tủy xương rất khó để điều trị và phục hồi.
4. Biến chứng thần kinh
Đa u tủy xương còn gây chèn ép các dây thần kinh khiến người bệnh gặp phải các biến chứng thần kinh. Người bệnh có thể mệt mỏi, có trạng thái mơ hồ, tiểu tiện không kiểm soát và nhiều biểu hiện khác.
5. Liệt các dây thần kinh sọ não
Đa u tủy xương khiến xương cột sống bị chèn ép và xẹp xuống tác động trực tiếp lên dây thần kinh sọ não. Các hoạt động của hệ thần kinh trung ương vì thế mà không thông suốt được.
6. Rối loạn tâm thần
Người bệnh có thể rối loạn thị giác, mất khả năng kiểm soát đường ruột bàng quang khiến không tự chủ hoạt động đại tiểu tiện. Hội chứng ép tủy do gãy xương còn có thể gây ra bệnh lý đa dây thần kinh.
6. Mắc bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu?
Bệnh đa u tủy xương sống bao lâu là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân cũng như người nhà. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, mức độ nghiêm trọng của bệnh, tâm lý người bệnh, phương pháp điều trị, thể lực bệnh nhân,... mà thời gian sống sẽ được kéo dài hay rút ngắn xuống.
Nếu tính tuổi thọ dựa trên các nghiên cứu phụ thuộc vào từng giai đoạn thì thời gian sống của bệnh nhân được tính như sau: Với giai đoạn tiềm ẩn nếu phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh có thể khỏi bệnh; Giai đoạn 1 có thể sống trong khoảng 5 năm; Giai đoạn 2 có thể sống khoảng 3 đến 4 năm; Giai đoạn 3 có thể sống từ 2 đến 3 năm.
Các số liệu trên đều được dựa trên nghiên cứu y học. Trên thực tế thời gian sống của bệnh nhân đa u tủy xương có thể dài hơn hoặc ngắn hơn. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau. Cách tốt nhất là bạn nên liên hệ với các đơn vị bệnh viện uy tín để được thăm khám và tư vấn.
7. Cách chăm sóc bệnh nhân đau tủy xương
Để kéo dài sự sống cũng như tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh lý đa u tủy sống người bệnh thân nhân cần biết cách chăm sóc bệnh nhân bị đa u tủy xương. Bạn có thể tham khảo một số cách chăm sóc sau đây:
1. Tự tìm hiểu về bệnh để có kiến thức chăm sóc bệnh nhân
Bản thân người bệnh và thân nhân phải có các kiến thức cơ bản về bệnh thì mới có thể chăm sóc tốt cho bản thân cũng như người thân của mình. Bạn nên tìm hiểu về các giai đoạn của bệnh cũng như triệu chứng, biến chứng, phương pháp điều trị,... Từ các kiến thức đó, nhằm làm giảm tốc độ phát triển của bệnh và gia tăng cơ hội sống sót.
2. Thường xuyên trò chuyện với bệnh nhân
Tâm lý chính là yếu tố tác động quan trọng đến khả năng phục hồi hay các chuyển biến xấu cho người bệnh. Thân nhân và các bác sĩ điều trị nên dành nhiều thời gian cho người bệnh. Trò chuyện thoải mái cũng như cùng họ trải nghiệm cuộc sống, thực hiện ước mơ còn dang dở hoặc đi du lịch.
3. Giúp họ sống lạc quan hơn
Quá trình điều trị ung thư thường khiến người bệnh chán nản, tuyệt vọng và có ý định buông xuôi tất cả. Vào lúc này một liều thuốc tinh thần sẽ khiến họ trở nên lạc quan và vực dậy ý chí chiến đấu bệnh tật. Bạn nên thường xuyên ở bên cạnh khích lệ và động viên người thân của mình. Cùng với đó bạn có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí với nhiều hoạt động thú vị vừa thư giãn vừa mang đến nguồn năng lượng phục hồi tinh thần.
4. Nhờ sự trợ giúp của bệnh viện
Cùng với sự chăm sóc của người thân, bác sĩ tại các bệnh viện uy tín sẽ đưa ra cho bạn các phương pháp điều trị tốt nhất. Bạn nên tìm đến các đơn vị, hệ thống bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec uy tín, chất lượng - nơi có đội ngũ bác sĩ và máy móc trang thiết bị hiện đại. Điều này cùng tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh cũng như kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
5. Tham gia lớp hướng dẫn hỗ trợ chăm sóc chuyên nghiệp
Hiện nay có rất nhiều lớp hướng dẫn chăm sóc sức khỏe bệnh nhân đa u tủy được mở ra hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể đăng ký tham gia cùng họ, cùng nhau trao đổi, học hỏi các kinh nghiệm trong việc chăm sóc người bệnh. Nếu không có thời gian và điều kiện bạn có thể tham gia các hội nhóm trực tuyến.
6. Kiểm soát nhiễm khuẩn tốt nhất
Bệnh nhân đa u tủy xương rất dễ bị tác động và tổn thương bởi các vi khuẩn hay virus từ môi trường hay trong cơ thể. Hệ miễn dịch của họ không hoạt động hiệu quả như trước nên bạn cần hạn chế để người bệnh tiếp xúc với các nguồn bệnh hay môi trường ô nhiễm. Do đó, việc mua chuẩn bị các sản phẩm chăm sóc cá nhân tiệt trùng, chất lượng sẽ giúp bảo vệ, tránh xa mọi yếu tố nhiễm khuẩn từ môi trường.
7. Có chế độ chăm sóc sức khỏe, chất dinh dưỡng đầy đủ
Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị ung thư tủy xương. Đa u tủy xương thường gây ra thiếu máu, suy thận và suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy bạn cần lên menu món ngon dinh dưỡng hàng ngày trong tuần nhằm bổ sung các dưỡng chất để phục hồi các cơ quan cũng như tạo đà cho điều trị ung thư đa tủy bằng hóa trị/xạ trị.
8. Theo dõi diễn biến triệu chứng của bệnh nhân
Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà các triệu chứng và dấu hiệu của người bệnh sẽ có sự khác nhau. Người bệnh và thân nhân nên quan sát và triệu chứng để biết được các nguy hiểm có thể đến với mình bất cứ lúc nào cũng như nắm bắt được thời gian điều trị kịp thời.
9. Tạo môi trường điều trị và chăm sóc bệnh nhân tốt nhất
Đa u tủy sống giai đoạn cuối thường là ung thư tủy sống. Người thân nên chọn các bệnh viện chuyên điều trị ung thư hoặc bệnh viện trung ương, các hệ thống bệnh viện đa khoa quốc tế để gửi gắm người thân của mình. Tạo ra môi trường tốt nhất để người bệnh phục hồi và điều trị bệnh.
8. Bệnh đau tủy xương nên ăn gì?
1. Bổ sung chất sắt
1.1. Các loại thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò
Người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm bổ máu giàu chất sắt thông qua các loại thịt đỏ. Hàm lượng sắt trong thịt bò hay các loại thịt đỏ là rất cao.
1.2. Nho khô
Trong nho khô hương vị thơm ngon, tự nhiên cũng có chứa hàm lượng chất sắt cao. Bạn có thể sử dụng trực tiếp nho khô hoặc nho khô trong các món bánh.
1.3. Ớt chuông
Ớt chuông có chứa thành phần vitamin C cao. Nó cũng có chứa hàm lượng lớn chất sắt tốt cho người mắc chứng đa u tủy xương.
1.4. Cải xoăn
Cải xoăn từ lâu đã được các chị em sử dụng trong việc giảm cân. Loại rau này cùng với các loại rau có màu xanh đậm có hàm lượng chất sắt lớn. Cải xoăn cũng nằm trong nhóm thực phẩm giàu vitamin B2 phòng ngừa đột quỵ và ung thư.
1.5. Cải mầm Brussel, hay còn gọi là bắp cải tí hon
Cải bắp tí hon cũng có công dụng tốt với bệnh nhân đa u tủy xương. Đối với bắp cải tí hon bạn có thể luộc hoặc xào sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.
1.6. Khoai lang
Người mắc bệnh lý đa u tủy xương thường phải hạn chế ăn các chất tinh bột từ cơm hay bánh mỳ. Bạn có thể bổ sung tinh bột từ khoai lang luộc vừa an toàn vừa hạn chế tình trạng lắng đọng tinh bột trong thận.
1.7. Bông cải xanh
Bông cải hay còn được biết đến với tên gọi súp lơ xanh. Bạn nên bổ sung bông cải xanh hàng ngày để tăng cường chất sắt cho cơ thể.
1.9. Trái cây nhiệt đới
Trái cây nhiệt đới ngon ngọt như đu đủ, xoài, ổi, dứa có chứa hàm lượng vitamin C và A lớn. Các trái cây này cũng chứa hàm chất sắt cao bạn có thể sử dụng trực tiếp hoặc dùng nước ép từ các loại quả này.
2. Bổ sung chất xơ
2.1. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp lượng tinh bột và chất xơ cho bệnh nhân đa u tủy xương. Bạn có thể kết hợp các loại hạt như yến mạch, gạo lứt, các loại đậu,...
2.2. Trái cây sấy
Trái cây sấy chứa nhiều thành phần chất xơ, bạn có thể chọn các loại quả đa dạng như quả sung sấy, mơ khô, táo tàu khô, mận khô,...
2.3. Táo, lê và cam
Các loại quả nhiều vitamin C như cam, táo, lê cũng chứa hàm lượng chất xơ cao. Người bệnh nên bổ sung các loại quả này mỗi ngày.
2.4. Quả mọng
Các loại quả chín mọng, nhiều nước, các dòng quả họ cam chanh có tác dụng tốt với người bệnh ung thư tủy xương. Bạn có thể ăn các loại quả như cam, chanh, bưởi, cherry,...
2.5. Các loại hạt và đậu
Các loại hạt như hạt điều, hạt dưa, hạt hướng dương, hạnh nhân, óc chó, mắc ca, chia,... có hàm lượng chất xơ cao. Bạn cũng có thể ăn các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành,...
2.6. Bông cải xanh, cà rốt và atiso
Thành phần chất xơ trong bông cải xanh, cà rốt và atiso cao tốt cho người mắc đa u tủy xương. Bổ sung bông cải xanh chứa hàm lượng chất sắt dồi dào vào bữa ăn hằng ngày là điều nên làm.
3. Bột nghệ
Curcumin trong tinh bột nghệ nguyên chất có tác dụng rất tốt trong việc giảm tình trạng kháng thuốc trong quá trình hóa trị. Curcumin cũng làm chậm tốc độ và tiến triển xấu của bệnh lý đa u tủy xương.