Tăng động giảm chú ý là một hội chứng rối loạn phát triển bình thường hay gặp ở trẻ em hiện nay. Vậy bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không và chữa bằng cách nào? Tìm hiểu cùng qua thông tin bài viết dưới đây.
1. Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không?
Tăng động giảm chú ý là một hội chứng rối loạn liên quan đến quá trình phát triển trí tuệ của bé. So với những bệnh lý khác có liên quan đến trí não như tự kỷ, tâm thần phân liệt hay động kinh thì tăng động giảm chú ý thì mức độ nguy hiểm lại thấp hơn nhiều.
Bên cạnh đó, căn bệnh này có thể được chữa hết hoàn toàn nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị kết hợp cùng với sự kiên trì của người thân các bé. Ngoài ra, hội chứng này cũng sẽ thuyên giảm bớt khi bé lớn lên do vậy bạn cũng không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên nếu bé bị bệnh này mà không được chữa trị có thể ảnh hưởng và tác động đến những hành vi, tính cách tiêu cực không tốt ở trẻ khi lớn lên. Điều đó sẽ kéo theo kết quả học tập bị giảm sút, mối quan hệ xã hội không được tốt hay có những hành vi trái với đạo đức và pháp luật. Chính vì thế khi còn nhỏ nếu phát hiện bé có biểu hiện của hội chứng này thì bố mẹ cần can thiệp ngay, áp dụng những phương pháp chữa trị phù hợp.
2. 11 phương pháp điều trị bệnh tăng động giảm chú ý
1. Thay đổi chế độ ăn uống dinh dưỡng dành riêng cho trẻ tăng động giảm chú ý
Việc đầu tiên để có thể chữa được hội chứng tăng động giảm chú ý là các bậc phụ huynh cần phải xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng hằng ngày khoa học, lành mạnh, phù hợp nhằm hỗ trợ tốt nhất cho điều trị. Những thực phẩm tốt cho bé là nguồn thực phẩm giàu protein như các loại hạt thơm ngon, dinh dưỡng, trứng, sữa, phô mai … ăn nhiều các loại rau và trái cây giàu carbohydrate phức hợp như cam, lê, quýt, kiwi hay táo, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, dầu ô liu, hạt óc chó. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý cho bé sử dụng thêm các chế phẩm vitamin và khoáng chất để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Hơn thế, bố mẹ cần hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate đơn như bánh kẹo, gạo, bột mì,… cũng như các loại thực phẩm có chứa nhiều đường và cafein.
2. Phương pháp điện não đồ sinh học (EEG)
Với phương pháp này có thể giúp người bệnh tìm ra được những sóng điện não bất thường gây ra bệnh lý tăng động giảm chú ý. Nhờ đó, các bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp với từng bé.
3. Liệu pháp giáo dục hành vi
Để điều trị tăng động giảm chú ý cho bé bạn cũng có thể sử dụng liệu pháp giáo dục hành vi. Thông thường những bé mắc hội chứng này sẽ rất khó hiểu và không ghi nhớ được nhiều thứ bạn nói một lúc. Vì thế bạn cần phải nói đơn giản, dễ hiểu kèm những ví dụ cụ thể để bé có thể nắm bắt một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần phải kiên trì trong quá trình dạy bé nếu áp dụng liệu pháp này.
4. Điều trị bằng thuốc
Để sử dụng thuốc trong quá trình điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em này, bạn cũng cần phải có sự tham khảo của các bác sĩ và chuyên gia y tế chuyên khoa tâm thần. Đối với một số trường hợp bị nặng, tăng động quá mức và khó có khả năng kiểm soát bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc như là Dexmethylphenidate, Methylphenidate hay Daytrana…
5. Tâm lý trị liệu
Ngoài những phương pháp trên bạn có thể sử dụng tâm lý trị liệu, giúp bé có một cách nhìn và sự thay đổi trong suy nghĩ và tư duy của mình. Tuy nhiên để làm được điều này bạn cần thực sự hiểu những điều bé đang nghĩ và những mong muốn của bé, từ đó bạn có thể thay đổi bé thông qua những tư duy và hành động được biểu hiện ra bên ngoài.
6. Tăng tập trung chú ý cho trẻ
Để chữa bệnh tăng động giảm chú ý cho bé ngoài việc giảm sự tăng động, thì bạn cũng nên tăng sự chú ý cho bé. Hãy gây sự chú ý và tập trung cho bé vào một sự vật, hiện tượng hay bất kỳ đồ vật nào đó. Dần dần rèn luyện cho bé sự tập trung này tạo tiền đề giúp hình thành được khả năng chú ý tập trung sau này.
7. Xây dựng chế độ sinh hoạt, thời gian biểu phù hợp
Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có việc lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với mỗi bé và tạo một môi trường sống học tập và rèn luyện tốt nhất. Trong quá trình điều trị cho bé bạn cũng nên cố gắng xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học nhất, kèm theo một thời gian biểu phù hợp và cố gắng hướng bé thực hiện mọi thứ theo đúng thời gian biểu đó. Điều này sẽ giúp bé hình thành được nhiều thói quen tốt hơn, đồng thời giảm được sự tăng động và tăng khả năng tập trung chú ý của bé hơn.
8. Tạo điều kiện để trẻ hoàn thành công việc
9. Cho trẻ tập thể dục, tăng cường vận động ngoài trời
10. Tạo môi trường yên tĩnh cho trẻ
11. Huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội
Chắn hẳn với những thông tin trên đây đã giúp bạn tìm được đáp án cho câu hỏi bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không cùng các phương pháp điều trị. Tuy nhiên nếu bé nhà bạn có nhiều dấu hiệu của bệnh quá mức thì bạn cũng nên đưa bé đến khám tại các chuyên khoa thần kinh uy tín để tìm ra được phương pháp chữa trị hiệu quả nhất, phù hợp với bé nhé!