Bệnh ung thư máu có lây nhiễm không? Ung thư máu lây qua đường nào? Bệnh ung thư máu có chữa được không? Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm và mong muốn được giải đáp. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm được đáp án cho những thắc mắc này nhé!

1. Bệnh ung thư máu có lây nhiễm không

Bệnh ung thư máu có lây truyền hay không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi ung thư máu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, khả năng tử vong cao. Do đó, việc hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản về bệnh ung thư máu là điều vô cùng quan trọng.

Theo các chuyên gia y tế cũng như các nhà nghiên cứu thì ung thư máu không lây truyền từ người sang người. Các bác sĩ lý giải rằng chỉ những bệnh do virus gây bệnh xâm nhập mới lây nhiễm. Virus sẽ lây nhiễm qua đường hô hấp, quan hệ tình dục,...

Do đó, các bạn có thể yên tâm rằng bệnh ung thư máu không lây nhiễm qua các con đường như ôm, hôn, quan hệ tình dục, đường hô hấp,...

Ung thư máu có lây nhiễm không

Ung thư máu có lây nhiễm không

2. Bệnh ung thư máu lây qua đường nào?

Như các chuyên gia y tế đã chia sẻ thì bệnh ung thư máu không lây lan. Tế bào ung thư phát triển trong hồng cầu và lây lan trong cơ thể chứ không phải là virus để lây lan từ người này qua người khác.

Nếu là virus thì bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc quan hệ tình dục tuy nhiên ung thư máu không như virus, nó không lây nhiễm. Ung thư máu không lây nhiễm cũng không di truyền. Một số trường hợp đột biến gen thì cơ thể có thể phát sinh bệnh ung thư máu. Để phát hiện bệnh thì các bạn có thể đi kiểm tra khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư.

Ung thư máu là một bệnh rất nguy hiểm và tiến triển rất nhanh

Ung thư máu là một bệnh rất nguy hiểm và tiến triển rất nhanh

3. Cơ chế phát triển của bệnh ung thư máu

Bệnh ung thư máu phát triển dựa trên sự mất cân bằng giữa hồng cầu và bạch cầu. Những người có tỷ lệ bạch cầu cao hơn hồng cầu có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Cũng giống các căn bệnh nan y khác, ung thư máu hình thành dựa trên một cơ chế riêng.

Sự mất cân bằng giữa các tế bào hồng cầu và bạch cầu làm cho các tế bào bạch cầu tiêu diệt hết hồng cầu. Khi cơ thể chịu tác động của các yếu tố độc hại từ môi trường bên ngoài sẽ khiến các tế bào trở nên mất kiểm soát, thiếu cân bằng, mất đi khả năng phân chia tế bào. Đỉnh điểm là làm phá hủy các liên kết.

Số lượng bạch cầu trong máu tăng nhanh khiến chúng thiếu nguồn dưỡng chất nên hấp thụ luôn tế bào hồng cầu, làm cho các tế bào hồng cầu bị phá hủy và mất đi khả năng tái tạo, dẫn tới tình trạng cơ thể bị thiếu máu.

Do đó, có thể xác định cơ chế gây ung thư máu chính là sự phát triển đột biến các tế bào bạch cầu, khiến tế bào trong máu mất cân bằng, phân chia tế bào bất hợp lý, khiến một số tế bào bị thiếu hụt và hình thành bệnh ung thư máu.

Bệnh ung thư máu tạo ra số lượng bạch cầu tăng nhanh, phá hủy hồng cầu gây ra chứng thiếu máu trầm trọng

Bệnh ung thư máu tạo ra số lượng bạch cầu tăng nhanh, phá hủy hồng cầu gây ra chứng thiếu máu trầm trọng

4. Chẩn đoán ung thư máu

Để chẩn đoán ung thư máu các bạn sẽ được tiến hành làm nhiều xét nghiệm khác nhau. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp chẩn đoán phù hợp để cho kết quả chính xác nhất.

1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp cơ bản nhất để xác định có mắc ung thư máu. Bác sĩ sẽ lấy máu của bạn để xét nghiệm kiểm tra tỉ lệ các tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu trong máu có chênh lệch.

Nếu tỷ lệ bạch cầu quá cao thì bạn đã có nguy cơ mắc ung thư máu. Việc chủ động xét nghiệm máu sớm phát hiện ung thư cũng được các chuyên gia y tế khuyến khích mọi người tham gia bởi nó cho kết quả chính xác.

2. Khám tủy xương

Bệnh ung thư máu có lây nhiễm không? Ung thư máu không lây nhiễm nhưng ai cũng có nguy cơ mắc bệnh do đó cần khám tủy xương để phát hiện bệnh. Khi bác sĩ nghi ngờ bạn mắc ung thư máu sau khi xét nghiệm máu thì sẽ tiến hành chọc tủy xương để xác định nghi ngờ mắc ung thư máu. Phương pháp này giúp bác sĩ xác định các loại tế bào ung thư trong máu, tình trạng bệnh cũng như giai đoạn bệnh.

3. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh - CT scan, PET, và X-quang

Các chỉ số tế bào hồng cầu và bạch cầu trong xét nghiệm máu chênh lệch có thể do rất nhiều nguyên nhân, do đó để chẩn đoán chính xác có mắc ung thư máu hay không thì bác sĩ sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, chụp PET, chụp MRI,nội soi, sinh thiết... tùy từng trường hợp bệnh cụ thể để chẩn đoán chính xác nhất.

4. Khám sức khỏe

Cách tốt nhất để có thể phát hiện bản thân có mắc ung thư máu hay không là đi khám sức khỏe định kỳ. Kiểm tra sức khỏe tổng quát, tầm soát ung thư tại bệnh viện uy tín để nhận được nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau, việc chẩn đoán bệnh vì thế mà cũng chính xác hơn.

5. Phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết (để kiểm tra)

Hiện nay phương pháp chẩn đoán ung thư máu chính xác nhất là tiến hành cắt bỏ hạch bạch huyết để kiểm tra. Khi các bác sĩ không chắc liệu ung thư đã phát triển hay chưa thì họ sẽ kiểm tra các hạch bạch huyết xung quanh để tìm kiếm các tế bào ung thư.

Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để xác định ung thư máu

Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để xác định ung thư máu

Ung thư máu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm do đó để đảm bảo bản thân an toàn các bạn nên thăm khám định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh. Tại Adayroi.com có cung cấp gói dịch vụ tầm soát chất lượng tại bệnh viện Vinmec cùng các gói khám, chữa bệnh ung thư ở các bệnh viện nổi tiếng tại nước ngoài như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore,...

Với những chia sẻ trên chắc hẳn các bạn đã biết bệnh ung thư máu có lây nhiễm không, tuy ung thư máu không lây nhiễm nhưng đây là căn bệnh rất nguy hiểm, để đảm bảo bản thân khỏe mạnh bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hy vọng những chia sẻ trên đã cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích về căn bệnh ung thư máu.