Bệnh ung thư máu còn gọi là ung thư bạch cầu, thuộc loại ung thư khá nguy hiểm và phổ biến ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, triệu chứng rất khó phát hiện, khi những biểu hiện rõ thì bệnh thường trong giai đoạn cuối. Vậy bệnh ung thư máu có mấy giai đoạn và thời gian sống sau khi phát hiện là bao lâu?
1. Bệnh ung thư máu có mấy giai đoạn
Ung thư máu cũng tương tự như các loại bệnh hiểm nghèo khác, được chia thành nhiều giai đoạn dựa trên mức độ nguy hiểm của bệnh. Bệnh ung thư máu phát triển nhanh và rất khó có thể phát hiện. Đa số bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khi có những biểu hiện cơ thể bất thường hoặc nhờ vào các xét nghiệm chuyên sâu chẩn đoán chính xác bệnh ung thư máu bằng thiết bị y tế tiên tiến. Vậy bệnh ung thư máu có mấy giai đoạn?
Không thể chia chính xác từng giai đoạn của bệnh bởi ung thư máu còn được chia thành nhiều loại phức tạp. Phải khám bệnh chuyên sâu và được tư vấn của bác sĩ mới có thể xác định chính xác giai đoạn của bệnh.
2. Bệnh ung thư máu kéo dài bao lâu
Thường thì thời gian sống của bệnh nhân còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố: thời gian phát hiện bệnh ở mức độ nào, mắc loại ung thư máu gì (ung thư hạch bạch huyết, bệnh bạch cầu hay bệnh đa u tủy) hay phương pháp điều trị như thế nào …
Ngoài ra, thời gian sống của người mắc bệnh ung thư máu kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể cũng như ý chí chiến đấu với bệnh tật của bệnh nhân. Điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ và có thái độ sống lạc quan. Trên thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư máu sống được thêm 10-15 năm, thậm chí là 20 năm hay khỏi bệnh hoàn toàn.
Bệnh viện quốc tế đa khoa Vinmec hiện đang là cơ sở đi đầu trong nghiên cứu cách điều trị bệnh ung thư bằng phương pháp tế bào gốc. Với phương pháp điều trị tiên tiến sẽ giúp giảm bớt những tác dụng phụ so với xạ trị hay hóa trị.
3. Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của người mắc bệnh ung thư máu
Khám sức khỏe tổng quát định kỳ sẽ giúp phát hiện các bệnh lý ở giai đoạn sớm. Bệnh ung thư máu nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu có tỷ lệ chữa trị thành công cao hơn, chi phí điều trị thấp hơn so với các giai đoạn muộn.
1. Tuổi tác
Tuổi tác càng cao thì tỷ lệ tử vong khi phát hiện bệnh càng cao. Độ tuổi càng cao thì khả năng tái tạo của tế bào máu thấp hơn dẫn đến khả năng hồi phục sẽ thấp hơn so với người trẻ tuổi. Do vây, ở độ tuổi càng cao cần có thói quen khám sức khỏe tổng quát định kỳ phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
2. Thời điểm chẩn đoán
Ung thư máu có bao nhiêu giai đoạn? Mỗi giai đoạn bệnh đều có ảnh hưởng ít nhiều đến tỷ lệ thành công của điều trị. Giai đoạn phát hiện bệnh càng muộn đồng nghĩa với việc tỷ lệ chữa trị thành công càng thấp hơn. Ở những giai đoạn sau, tỷ lệ chữa trị thành công thấp, thậm chí có bệnh nhân chỉ sống được hơn 6 tháng.
3. Tiến triển và lây lan của bệnh ung thư
Bệnh ung thư máu do không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng, đến khi có biểu hiện ra bên ngoài thì bệnh tình đã trở nặng hay nói cách khác bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Vậy bệnh ung thư máu có mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn bệnh thì tốc độ lây lan của các tế bào rất khác nhau. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị.
Khi bước vào ung thư máu giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã lan sang nhiều khu vực và bộ phận khác của cơ thể, gây ra các cơn đau cho bệnh nhân với những mức độ nguy hiểm và ở các vị trí khác nhau.
Trong giai đoạn này tỷ lệ điều trị thành công rất thấp, thời gian sống còn lại của bệnh nhân chỉ vài tháng.
4. Loại bệnh bạch cầu
Ung thư máu được chia thành 3 loại chính gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch và u tủy. Mỗi loại có phương pháp chữa trị khác nhau và tỷ lệ thành công cũng khác nhau.
5. Tiền sử gia đình mắc bệnh máu và bệnh bạch cầu
Với những gia đình có người thân từng mắc các bệnh liên quan đến ung thư máu hay bệnh bạch cầu thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh HIV cũng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư máu cao hơn người khỏe mạnh. Thực hiện tầm soát ung thư tại các bệnh viện uy tín là cách đơn giản và hiệu quả nhất để phát hiện kịp thời bệnh ung thư máu đối với người có tỷ lệ mắc bệnh cao.
6. Mức độ tổn thương xương
Bệnh ung thư máu có mấy giai đoạn? Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà mức độ tổn hại cơ thể ít hay nhiều.
Bệnh ung thư máu khi đến một giai đoạn nhất định sẽ gây tổn hại cho nhiều bộ phận, cơ quan khác trong đó có xương. Tùy thuộc vào mức độ tổn hại của xương sẽ ảnh hưởng không ít đến quá trình điều trị bệnh.
7. Tiếp xúc với một số hóa chất, chẳng hạn như benzen và một số hóa dầu
Việc tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại cũng lại tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong quá trình điều trị, nếu chẳng may người bệnh tiếp xúc với hóa chất độc hại không chỉ làm chậm hiệu quả điều trị bệnh mà thậm chí còn khiến bệnh tình thêm trầm trọng.
8. Tiếp xúc với một số loại hóa trị và xạ trị
Điều trị ung thư với phương pháp hóa trị và xạ trị để lại khá nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến tiến trình điều trị bệnh. Các hóa chất dùng cho điều trị sẽ làm cho cơ thể bệnh nhân suy nhược và hệ miễn dịch sẽ yếu hơn. Đây chính là nguy cơ dẫn đến làm chậm quá trị chữa trị.
Trong quá trình điều trị, bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng cho người ung thư máu giúp giảm các tác dụng phụ.
9. Đột biến nhiễm sắc thể
Các tế bào máu bị đột biến nhiễm sắc thể sẽ làm cho quá trình điều trị không những khó khăn hơn mà cũng làm giảm tỷ lệ thành công. Các tế bào ung thư bị đột biến có xu hướng phát triển nhanh hơn và di căn sang nhiều cơ quan nội tạng.
10. Phản ứng của cơ thể với điều trị
Cơ thể người bệnh trong quá trình điều trị thường có nhiều phản ứng với phương pháp trị liệu, trong đó có cả các phản ứng tiêu cực gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Các phản chán ăn, buồn nôn, suy nhược cơ thể,... làm cho cơ thể người bệnh yếu đi, khả năng chịu đựng các cơn đau của bệnh kém hơn.
Ung thư máu có bao nhiêu giai đoạn? Giai đoạn càng về sau thì số lần hóa trị và xạ trị càng tăng dẫn đến phản ứng xuất hiện nhiều hơn.
11. Số lượng tế bào máu
Đối với bệnh ung thư máu khi có sự phát triển bất bình thường của các tế bào bạch cầu, vốn đảm nhiệm chức năng bảo vệ cơ thể. Với sự phát triển nhanh của các tế bào bạch cầu, chúng sẽ thiếu thức ăn và chúng sẽ ăn các tế bào hồng cầu. Việc thiếu tế bào hồng cầu sẽ dẫn đến thiếu máu, làm tăng nguy cơ tử vong.
12. Sử dụng thuốc lá
Người mắc bệnh ung thư máu mà có thói quen sử dụng các chất kích thích như thuốc lá sẽ làm cho bệnh tình diễn biến xấu hơn, làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về bệnh ung thư máu có mấy giai đoạn? Để có một sức khỏe tốt không bệnh tật là cả một quá trình chăm sóc từ dinh dưỡng đến luyện tập thể dục thể thao tăng cường quá trình trao đổi chất và bổ sung thực phẩm chức năng giàu khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hãy luôn lưu ý và tạo thói quen tốt hằng ngày nhé bạn.