Ung thư hiện nay là căn bệnh nhiều người mắc phải, một trong số đó chính là ung thư máu. Và bệnh sẽ không nghiêm trọng nếu được chữa trị sớm. Vậy bệnh ung thư máu giai đoạn đầu liệu có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới.
1. Dấu hiệu ung thư máu giai đoạn đầu
Bệnh ung thư máu giai đoạn đầu có thể có các dấu hiệu cơ bản sau đây:
Đau lưng: Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu giai đoạn đầu đều có triệu chứng đau lưng. Nguyên nhân chủ yếu là do tế bào ung thư trong máu xuất phát từ tủy xương ở dọc xương sống. Tủy xương bị tổn thương nên bệnh nhân rất dễ có nguy cơ bị gãy xương, trật cột sống, vẹo xương sống.
Thở khò khè: hiện tượng khó thở, thở khò khè, ho kéo dài có thể là triệu chứng của nhiều bệnh phổ biến như cảm cúm, bệnh về phổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đây cũng là một trong số các dấu hiệu giai đoạn đầu của ung thư máu mà nhiều người bỏ qua. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư trong máu phát triển quanh tuyến ức, khiến bạn bị khó thở, dẫn tới thở khò khè, ho dai dẳng.
Có vết bầm trên người: các vết bầm có thể xuất hiện trên cơ thể nếu bị mắc ung thư máu. Nguyên nhân là do sự sụt giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Khi số lượng tiểu cầu giảm, da sẽ bị đổi màu.
Sốt, nhức đầu: hiện tượng sốt và nhức đầu có thể xuất hiện do lượng bạch cầu trong máu tăng lên, tuy nhiên hệ thống miễn dịch lại yếu đi, do đó cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với các vi khuẩn, virus, dễ bị viêm nhiễm bởi môi trường bên ngoài.
Chảy máu cam: người mắc ung thư máu sẽ có hệ miễn dịch yếu hơn so với người bình thường. Do đó, hiện tượng chảy máu cam xảy ra thường xuyên hơn trước. Nếu lượng máu chảy mỗi lần quá nhiều và không kiểm soát được, cần phải đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để tránh mất máu quá nhiều.
Dễ bị bầm tím: trong giai đoạn đầu của ung thư máu, các tế bào bạch cầu trong máu có sự thay đổi bất thường, chúng khiến cho tiểu cầu bị ứ đọng, không tan. Do đó, chỉ cần một va chạm nhỏ là đã có thể khiến cơ thể xuất hiện các vết bầm tím.
Giảm khả năng miễn dịch: cơ thể sẽ yếu đi và hệ miễn dịch bị suy giảm nếu mắc bệnh ung thư máu. Cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh từ môi trường, do đó sẽ dễ mắc kèm thêm các bệnh như viêm xoang, viêm phổi, nhiễm trùng da.
Đau bụng: các tế bào ung thư máu khi tiến triển tới gần gan và lá lách có thể khiến bệnh nhân bị đau bụng, đi kèm là các hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, gan và lá lách sưng tấy.
Để tránh tình trạng các dấu hiệu ung thư trở nên nghiêm trọng rồi mới tiến hành điều trị, bạn đọc nên thường xuyên thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện bệnh của mình.
2. Ung thư máu giai đoạn đầu có nguy hiểm không
Ung thư máu là loại bệnh thường xuất hiện khi lượng bạch cầu thay đổi bất thường. Bạch cầu có thể ăn chính hồng cầu, là thành phần quan trọng nhất trong máu. Một khi hồng cầu bị phá hủy thì cơ thể rất dễ bị thiếu máu đến chết nếu không được chữa trị.
Vậy ung thư máu giai đoạn đầu có nguy hiểm không? Rõ ràng đây là một loại ung thư rất nguy hiểm, tuy nhiên nếu phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời thì hoàn toàn có thể ngăn chặn được sự phát triển của bệnh này.
Hiện nay, gia đình thường lựa chọn lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn của trẻ sơ sinh để chữa bệnh cho chính em bé và các người thân trong gia đình. Nếu việc lưu trữ máu cuống rốn được thực hiện rộng rãi, sẽ có hơn 80 loại bệnh lý liên quan tới máu sẽ được chữa trị.
3. Ung thư máu giai đoạn đầu sống được bao lâu
Người bệnh bị mắc ung thư máu giai đoạn đầu sống được bao lâu còn phụ thuộc nhiều vào loại ung thư và phương pháp chữa bệnh. Theo như hồ sơ lưu trữ bệnh án của các bệnh nhân từng điều trị ung thư thông thường thời gian sống của bệnh nhân sẽ từ 5 tới 8 năm. Nếu được chữa trị chính xác, đúng cách, đúng phác đồ, và có lối sống lành mạnh, tích cực chữa trị thì thời gian này có thể kéo dài.
4. Chẩn đoán phát hiện ung thư máu giai đoạn đầu
Hiện tại có rất nhiều cách điều trị ung thư, tuy nhiên phòng bệnh thì vẫn tốt hơn chữa bệnh. Để phát hiện ra bệnh ung thư sớm nhất, bạn đọc nên đăng ký tầm soát ung thư hiệu quả và chuẩn xác giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí tại các bệnh viện uy tín. Tại đây, các bác sĩ có thể thực hiện một trong số các phương pháp sau để chẩn đoán phát hiện bệnh ung thư.
1. Xét nghiệm tế bào máu-xét nghiệm máu
Cách chẩn đoán phát hiện ung thư máu giai đoạn đầu tốt nhất và nhanh nhất chính là xét nghiệm máu. Sau khi mua dịch vụ khám chuyên khoa chất lượng tại các bệnh viện uy tín, bác sĩ trích một lượng máu nhỏ từ cơ thể bệnh nhân để mang đi xét nghiệm và phân tích lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu, từ đó chẩn đoán được bệnh ung thư.
2. Xét nghiệm tủy- chọc hút tủy xương
Phương pháp chọc hút tủy xương chỉ được chỉ định thực hiện khi đã xác định mắc ung thư máu. Sau khi tiến hành chọc hút tủy xương, bác sĩ có thể xác định được tế bào ung thư, tình trạng bệnh hiện tại và cả giai đoạn phát triển cụ thể của bệnh.
Phương pháp này hoàn toàn có thể thực hiện được tại các bệnh viện lớn uy tín trong nước, tuy nhiên nếu người bệnh muốn được điều trị trong điều kiện tốt hơn thì hoàn toàn có thể đặt lịch khám chữa bệnh tại các bệnh viện nước ngoài để có được sự chăm sóc tốt nhất.
3. Phân tích huyết thanh và nước tiểu- xét nghiệm hóa sinh
Bác sĩ sẽ tiến hành phân tích các thành phần trong máu và nước tiểu để xác định các tế bào ung thư. Sau khi xác định được nồng độ acid uric có trong huyết tương và nước tiểu, nồng độ LDH có trong bạch cầu thì có thể xác định được loại ung thư máu mà bệnh nhân đang mắc phải.
4. Quan sát hình thái tế bào- quy trình nhuộm đặc biệt
Cần lấy tiêu bản máu của người bệnh để tiến hành nhuộm máu. Sau khi nhuộm tiêu bản thì có thể xếp thể bệnh bạch cầu cấp.
5. Xét nghiệm phân loại tế bào- kháng nguyên bề mặt tế bào
Các kháng nguyên trên bề mặt tế bào đặc trưng cho từng dòng tế bào sẽ được xét nghiệm để phân loại, từ đó tìm ra tế bào ung thư và xác định ung thư.
6. Xét nghiệm tìm bất thường gen- tìm bất thường nhiễm sắc thể
Nhiễm sắc thể hoặc gen bất thường không thể xác định được bằng các thử nghiệm đơn giản, cần phải làm xét nghiệm thì mới tìm ra được. Nếu phát hiện ra nhiễm sắc thể bất thường, và trước đó người bệnh có thực hiện các quy trình lưu trữ máu cuống rốn, các bác sĩ có thể tiến hành các phương pháp sử dụng tế bào gốc đã được lưu trữ này để chữa trị cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, việc tiến hành lưu trữ máu cuống rốn cho trẻ sơ sinh vẫn chưa được nhiều người biết đến. Các cặp vợ chồng mới sinh con nên lưu ý kỹ các điều quan trọng cần biết khi lưu trữ máu cuống rốn cho con của mình.
Trên đây là những chia sẻ của Blog Adayroi về bệnh ung thư máu giai đoạn đầu, dấu hiệu bệnh, cũng như các phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo ngay các quy trình cũng như chi phí điều trị phải trả để chọn phương án chữa bệnh tốt nhất cho mình.