Tầm soát là phương pháp tối ưu giúp sớm phát hiện ra bệnh để kịp thời điều trị. Vậy có nên tầm soát ung thư buồng trứng và những đối tượng nào nên thực hiện? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Có nên tầm soát ung thư buồng trứng?

Thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng là biện pháp quan trọng và duy nhất để phát hiện sớm bệnh. Với ưu nhược điểm tầm soát ung thư buồng trứng đã được thống kê cho thấy khoảng 90% cơ hội chữa thành công nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn đầu. Càng để lâu, tế bào ung thư càng phát triển mạnh thì tỉ lệ chữa khỏi bệnh và sống sót càng thấp.

Có nên tầm soát ung thư buồng trứng từ sớm? Thực tế, ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng gì đặc biệt nên rất khó phát hiện. Khi có triệu chứng rõ ràng tức là bệnh đã nặng và có thể đã di căn. Triệu chứng của bệnh buồng trứng cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do vậy, phụ nữ không nên chủ quan và nên thực hiện tầm soát ung thư cần thiết để phòng bệnh, phát hiện và kịp thời điều trị sớm hay mua gói khám ung thư cổ tử cung để phòng ngừa hiệu quả.

Phát hiện ung thư buồng trứng sớm tăng cơ hội chữa trị lên tới 90% ở giai đoạn đầu

Phát hiện ung thư buồng trứng sớm tăng cơ hội chữa trị lên tới 90% ở giai đoạn đầu

2. Ai nên đi thực hiện tầm soát

Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu xoay quanh 7 nguyên nhân ung thư buồng trứng hàng đầu mà nhiều người thường bỏ qua. Trong đó, hầu hết phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, một số phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trường hợp khác do ảnh hưởng của các yếu tố sau:

1 Tiền sử gia đình

Những phụ nữ có người cùng quan hệ huyết thống: mẹ, chị, em gái mắc bệnh cần chú ý đi tầm soát bệnh ung thư buồng trứng vì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

2 Người mắc ung thư vú và ung thư đại tràng

Trường hợp có người trong gia đình mắc cách bệnh ung thư khác như ung thư vú hay đại tràng cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.

3 Độ tuổi

Tỷ lệ phát sinh ung thư buồng trứng tăng theo độ tuổi. Đa phần phụ nữ ở độ tuổi từ 50 trở lên thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Do đó, khi đến độ tuổi này thì chị em nên tìm đến các trung tâm y tế uy tín để tiến hành xét kiểm tra ung thư buồng trứng.

4 Sinh đẻ

So với các phụ nữ chưa từng sinh con thì những người đã từng mang thai và sinh con có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn. Phụ nữ sinh càng nhiều con thì nguy cơ ung thư buồng trứng càng thấp.

5 Xuất hiện dấu hiệu của bệnh

Bệnh thường không có các triệu chứng hay dấu hiệu sớm cụ thể, chỉ đến giai đoạn cuối bệnh nặng hơn mới có biểu hiện rõ ràng. Tuy vậy, thông qua quy trình tầm soát vẫn có thể phát hiện bệnh thông qua các dấu hiệu bệnh sớm như:

  • Cảm giác khó chịu, hay đau bụng dưới.
  • Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, táo bón hay tiêu chảy.
  • Đi tiểu thường xuyên do tăng áp lực đè ép lên bàng quang.
  • Ăn không ngon miệng, dễ bị đầy bụng sau khi ăn.
  • Thay đổi cân nặng (tăng hoặc giảm) mà không rõ nguyên nhân.
  • Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường, chảy máu âm đạo sau mãn kinh.
  • Cảm giác đau khi quan hệ.

Vì thế, đừng để đến khi đã mắc bệnh mới thăm khám mà ngay từ bây giờ bạn nên áp dụng 22 cách ngăn ngừa ung thư buồng trứng hiệu quả, chăm sóc sức khỏe.

Cảm giác khó chịu, hay đau bụng dưới là dấu hiệu sớm của ung thư về buồng trứng

Cảm giác khó chịu, hay đau bụng dưới là dấu hiệu sớm của ung thư về buồng trứng