Ung thư đại tràng hiện nay là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể ngăn ngừa và điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Vì thế, bài viết này sẽ là câu trả lời cho câu hỏi có nên tầm soát ung thư đại tràng định kỳ không của bạn.

1. Có nên tầm soát ung thư đại tràng?

Ung thư đại tràng là chứng bệnh nguy hiểm, hiện nay có độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, phổ biến và có tỉ lệ tử vong rất cao. Căn bệnh này có sự tiến triển chậm và ít dấu hiệu để nhận biết ung thư đại tràng giai đoạn đầu. Vì vậy, với những ưu nhược điểm tầm soát ung thư đại tràng, người bệnh có thể kiểm tra được tình hình sức khỏe và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Với các phương pháp xét nghiệm ung thư đại tràng sẽ giúp xác định bệnh đang ở mức nào? Nếu trong giai đoạn đầu, cần tiến hành sàng lọc và loại bỏ các polyp - những khối u nhỏ có khả năng phát triển thành ung thư đại trực tràng.

Khi phát hiện sớm sẽ giúp người bệnh tăng khả năng chữa khỏi, giảm nguy cơ tử vong và tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian điều trị. Từ đó, giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn, lạc quan, thoải mái và vui vẻ hơn.

Ung thư đại tràng là một căn bệnh nguy hiểm và có ít dấu hiệu để nhận biết bệnh từ sớm

Ung thư đại tràng là một căn bệnh nguy hiểm và có ít dấu hiệu để nhận biết bệnh từ sớm

2. Ai cần được tầm soát ung thư đại tràng

Nếu thuộc trong 3 nhóm người có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng dưới đây cần được thực hiện xét nghiệm ung thư đại tràng sớm.

1. Nhóm có nguy cơ trung bình

Nhóm này bao gồm những người không có các triệu chứng ung thư đang ở độ tuổi từ 40 - 50 hoặc những người có tiền sử gia đình bị ung thư nhưng không cùng huyết thống bậc 1. Nhóm này nên thực hiện tầm soát ung thư đại tràng bằng cách xét nghiệm máu ẩn phân hàng năm hoặc nội soi đại tràng ảo 5 năm/lần hay nội soi đại tràng 10 năm/lần.

2. Nhóm có nguy cơ cao

Nhóm này bao gồm những người có người thân như anh chị em, bố mẹ... trước 45 tuổi bị mắc bệnh ung thư đại trực tràng hay 2 người thân cùng huyết thống bị ung thư. Nhóm này nên thực hiện tầm soát 3 năm/lần.

3. Nhóm có nguy cơ rất cao

Nhóm này bao gồm những người có tiền sử người thân bị bệnh đa polyp đại tràng, ung thư đại tràng hay bản thân bị viêm loét đại tràng. Nhóm này nên thực hiện tầm soát từ 1 năm/lần hoặc tối thiểu 2 năm/lần.

Nên đi tầm soát ung thư đại tràng ở đâu

Nên đi tầm soát ung thư đại tràng ở đâu