Không phải ai cũng cần phải tầm soát ung thư. Tuy nhiên với căn bệnh đứng thứ 3 về nguyên nhân gây tử vong thì liệu có nên tầm soát ung thư gan không? Cùng phân tích thực trạng và xác định xem liệu mình có nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ không nhé!
1. Có nên tầm soát ung thư gan?
1. Tỷ lệ mắc ung thư gan ở Việt Nam cao
Tại Việt Nam, trong khi các nhóm bệnh do u ác tính gây ra ngày càng giảm thì số người mắc ung thư gan lại có xu hướng gia tăng. So với các quốc gia trên thế giới thì tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh này đứng thứ 3 ở nam và thứ 4 ở cả hai giới.
2. Ung thư gan có tỷ lệ tử vong cao
Theo Tổ chức kiểm soát ung thư toàn cầu, chỉ riêng trong năm 2018, tại Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư gan là 23.2/100.000 người. Trong đó 25335 ca mắc mới và xấp xỉ số đó ca tử vong (cụ thể là 25404) vì căn bệnh hiểm nghèo này. Như vậy trong số các loại u ác tính thì ung thư gan là bệnh có tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong đứng đầu trên toàn quốc.
3. Phát hiện sớm tăng khả năng chữa khỏi
Phát hiện sớm những yếu tố tiền ung thư ở những người không xuất hiện triệu chứng sẽ cho kết quả điều trị hiệu quả hơn. Trong khi đó tỉ lệ sống sót khi mắc ung thư gan giai đoạn cuối nếu phát hiện muộn là rất thấp. Chẳng hạn như phát hiện ở giai đoạn đầu, tỉ lệ sống qua 5 năm là 28%. Nhưng khi chúng đã di căn sang các bộ phận lân cận thì chỉ còn 7%. Còn khi ung thư gan lan xa thì con số này chỉ còn là 2%.
4. Tiết kiệm chi phí chữa trị
Chi phí để tầm soát và xử lý mầm mống bệnh ở giai đoạn đầu chỉ tương đương với các loại bệnh thông thường. Chẳng hạn như khi mua voucher tầm soát ung thư gan cơ bản tại phòng khám Hồng Ngọc Savico, chi phí chỉ còn khoảng 1.827.500đ. Nhưng một khi ung thư gan đã bắt đầu di căn thì rất khó để thực hiện phẫu thuật loại bỏ. Khi đó các liệu pháp điều trị có thể lên tới hàng tỷ đồng, vừa tốn kém, vừa gây hại cho sức khỏe mà hiệu quả thì không cao.
5. Bệnh nhân kiểm soát ung thư gan
Nếu phân tích toàn diện thì có rất nhiều ưu nhược điểm tầm soát ung thư gan và không phải ai cũng cần thực hiện biện pháp này. Nhưng nếu nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ thì việc khám sàng lọc ung thư gan sẽ giúp bạn luôn kiểm soát được bệnh. Ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở mô hay xuất hiện yếu tố tiền ung thư, bạn sẽ được tư vấn các biện pháp xử lý và phòng tránh bệnh hiệu quả.
2. Ai cần được tầm soát ung thư gan
1. Tiền sử gia đình có mắc bệnh
Bệnh ung thư gan có di truyền không, lây nhiễm như thế nào còn tùy thuộc vào nguồn gốc tiến triển bệnh. Do đó nếu có người thân trong gia đình mắc các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, ung thư gan thì bạn rất cần tầm soát định kỳ.
2. Giới tính và tuổi tác
Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng nhiều loại rượu bia và các chất kích thích mà tỉ lệ nam giới mắc cao hơn ở nữ. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc càng tăng. Các chuyên gia khuyến cáo nên khám sàng lọc ung thư gan với nam trên 40, nữ trên 50.
3. Xuất hiện các dấu hiệu bất thường
Một số dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của gan gồm: mệt mỏi, stress kéo dài, vàng da, ngứa ngáy, thường xuyên buồn nôn, nước tiểu sẫm màu hơn bình thường, giảm cân đột ngột.
4. Nhóm người có nguy cơ cao mắc ung thư gan
Ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên khiến gan bị tổn thương, làm tăng khả năng mắc ung thư gan. Ngoài ra những người bị xơ gan, nhiễm virus viêm gan B, C cũng là những đối tượng nguy cơ cao. Lúc này, các giải pháp và đăng ký khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư gan sẽ giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh, từ đó có hướng phòng chống và điều trị phù hợp, hiệu quả.
Như vậy có nên tầm soát ung thư gan không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và các yếu tố nguy cơ. Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu và chi phí khám chữa, bạn có thể truy cập ngay Adayroi và tham khảo và chọn mua những gói chăm sóc sức khỏe giá ưu đãi tại đây. Chúc bạn và gia đình luôn kiểm soát được tình hình sức khỏe và có lối sống lành mạnh.