Bệnh ung thư là con đường ngắn nhất đưa người bệnh đến gặp thần chết. Nhưng thực tế bệnh ung thư hoàn toàn có thể chữa trị nếu được phát hiện sớm. Vậy chúng ta có nên tầm soát ung thư không? Quy trình thực hiện nó như thế nào và chi phí là bao nhiêu?

1. Có nên tầm soát ung thư không

1. Tầm soát ung thư là làm gì?

Khi lựa chọn các gói sàng lọc ung thư chuyên sâu tại các bệnh viện tốt hiện nay, bạn sẽ được thăm khám và làm các xét nghiệm để tìm ra những tế bào phát triển bất thường trong cơ thể. Đó chính là những mầm mống gây bệnh ung thư.

Tầm soát ung thư là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe

Tầm soát ung thư là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe

Khi mới xuất hiện, những khối u này rất nhỏ, bạn sẽ không thấy được những triệu chứng của bệnh xuất hiện trên cơ thể mình. Chỉ dựa trên kết quả của những loại xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm các mẫu tế bào, chụp X-quang, chụp CT hay nội soi,… các bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận về sức khỏe của bạn.

2. Khám tổng quát có phát hiện ung thư không?

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ, sẽ giúp bạn hiểu rõ về sức khỏe của mình và chủ động có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Việc khám này không thể phát hiện bệnh ung thư, nó hoàn toàn khác với việc tầm soát ung thư. Trong quá trình khám tổng quát, nếu cơ thể bạn có những dấu hiệu bất thường, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện những xét nghiệm tầm soát phát hiện ung thư sớm.

Thăm khám sức khỏe định kỳ là việc cần thiết

Thăm khám sức khỏe định kỳ là việc cần thiết

2. Quy trình tầm soát ung thư như thế nào?

Hiện nay việc tầm soát ung thư sẽ được thực hiện theo quy trình 5 bước như sau:

Bước 1: Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa khám sức khỏe lâm sàng. Khi khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ tìm kiếm và đánh giá được nguy cơ mắc bệnh ung thư của cơ thể bạn dựa trên độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, sức khỏe,... sau đó sẽ đưa ra cho bạn những lựa chọn khám chuyên sâu phù hợp.

Bước 2: Sau khi khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng:

Xét nghiệm máu: Bạn sẽ làm từ những xét nghiệm máu cơ bản đến một số loại xét nghiệm sau: HIV, viêm gan B, xét nghiệm máu 18 thông số, GOT, GPT, GGT, Ure, Creatin,…

Xét nghiệm nước tiểu: Khi thực hiện làm xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ có thể hiện những bệnh lý như viêm đường tiết niệu, bệnh thận hư, viêm thận…

Ngoài ra, bạn còn thực hiện một số loại xét nghiệm khác như xét nghiệm CEA - để phát hiện bệnh ung thư đại trực tràng hay phổi, xét nghiệm AFP ở nam giới - để phát hiện bệnh ung thư gan hay tinh hoàn, xét nghiệm Pap ở nữ giới - để phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung…

Bước 3: Bên cạnh đó, bạn sẽ thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh:

Chụp X-quang tim - phổi: để phát hiện ra bệnh ung thư phế quản hay những bất thường ở tim và phổi.

Siêu âm vú, ổ bụng: Để phát hiện những khối u tại vú, gan, thận, tuyến tiền liệt hay cổ tử cung.

Bước 4: Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điện tâm đồ để phát hiện những nguy cơ mắc ung thư, hoặc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Bước 5: Dựa trên tất cả các kết quả của những xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và các phương pháp điện tâm đồ, bác sĩ sẽ tổng kết hồ sơ, đưa ra kết luận và tư vấn về tình hình sức khỏe của bạn.

Một số lưu ý trước khi tầm soát ung thư

Bạn nên nhịn ăn hoặc chỉ ăn nhẹ trước khi tầm soát ung thư.

Bạn nên nhịn tiểu tiện và đại tiện, để có thể dễ dàng lấy được các mẫu nước tiểu hoặc phân trong quá trình thực hiện xét nghiệm.

Khám sàng lọc 16 loại ung thư tại Vinmec

Khám sàng lọc 16 loại ung thư

3. Chi phí tầm soát ung thư bao nhiêu tiền

Rất nhiều người băn khoăn có nên tầm soát ung thư vì sợ tốn kém chi phí. Tùy vào bệnh ung thư mà bạn muốn tầm soát, sẽ có mức chi phí khác nhau. Hiện nay chi phí tại bệnh viện Vinmec có những gói khám từ 1 triệu đồng đến gói tầm soát ung thư tổng quát 38 triệu đồng.