Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là phương pháp đặc hiệu nhằm tìm kiếm dấu hiệu ung thư, xác định ung thư sớm và điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, điều này không chỉ đem lại những lợi ích tiềm năng mà còn nảy sinh một số nhược điểm khiến bạn cần cân nhắc kỹ có nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt không.
1. Có nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt?
Mặc dù còn có rất nhiều cuộc tranh cãi về việc có nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt hay không vì những hạn chế có thể gặp phải. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của sàng lọc ung thư đó chính là phát hiện bệnh từ rất sớm, tăng cơ hội thành công chữa khoẻ bệnh, ngăn chặn sự lây lan và phát triển của khối u, cải thiện cuộc sống tốt hơn. Không những thế, phát hiện bệnh ung thư từ sớm sẽ giúp cho gia đình giảm thiểu được gánh nặng tài chính, bảo vệ sự yên bình, ổn định trong ngôi nhà.
2. Đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư tuyến tiền liệt?
1. Nam giới ở mọi độ tuổi đặc biệt là những người trên 50 tuổi
Bên cạnh việc tìm hiểu ưu nhược điểm tầm soát ung thư tuyến tiền liệt, đối tượng có khả năng cao mắc căn bệnh này cũng rất quan trọng. Về tuổi tác, nam giới trên 50 tuổi, khi hệ miễn dịch giảm sút, nguy cơ ung thư tăng lên gấp nhiều lần. Song song đó, với người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc 4 bệnh ung thư nguy hiểm cũng không ngoại lệ, cần chú ý hơn.
2. Mắc bệnh liên quan đến hệ niệu đạo
Hệ niệu đạo có tác dụng quan trọng trong đào thải chất độc từ cơ thể ra bên ngoài. Vì thế, những căn bệnh liên quan, bao gồm: sỏi thận, viêm đường dẫn nước tiểu, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu.
3. Gia đình có tiền sử mắc ung thư tiền liệt tuyến
Yếu tố di truyền cũng là một trong những tác nhân khiến bạn dễ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Chẳng hạn như nếu các thành viên trong gia đình như cha, chú hoặc anh trai mắc phải thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn. Vì thế, đối với những gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư nặng hoặc có chung huyết thống được chẩn đoán đột biến gen thì cần sớm đăng ký gói sàng lọc ung thư sớm chính xác.
4. Có một số biểu hiện lạ thường ở tiền liệt tuyến
Ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu thường không nảy sinh triệu chứng nào nên bạn khó có thể nhìn nhận chính xác bản thân có mắc bệnh hay không. Thế nhưng, bạn cũng có thể nằm lòng các dấu hiệu lạ thường sau đây:
- Đi tiểu đêm nhiều, khó tiểu, tiểu rắt, tiểu ra máu.
- Khi quan hệ, khó đạt được độ cương cứng hoặc đau nhiều khi xuất tinh.
- Đau xương cột sống, xương chậu, xương sườn, xương đùi.
5. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Bên cạnh những phương pháp chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, toàn diện, bạn cần phải chú trọng về chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Bởi lẽ chế độ ăn uống thiếu lành mạnh cũng là một tác nhân chủ yếu khiến bạn mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng như các căn bệnh ung thư quái ác khác. Một khẩu phần ăn cần phải đảm bảo đủ lượng chất béo, rau củ quả sạch, tránh xa các loại chất kích thích: cà phê, thuốc lá, rượu bia. Bổ sung ngay 40 thực phẩm tốt cho nam giới tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng chống chọi với bệnh tật.
Trên đây là những lời giải đáp chi tiết nhất cho câu hỏi có nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt hay không và những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Bạn đừng quên tìm hiểu đăng ký sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến nâng cao tại Hồng Ngọc Savico với mức giá tham khảo 4.080.000 đồng hoặc lựa chọn tầm soát ung thư tiền liệt tuyến tại Đa khoa Hồng Phát với chi phí khoảng 876.000 đồng nhé!