Có nên tầm soát ung thư vòm họng sẽ là câu hỏi chung của rất nhiều người, đặc biệt là ai thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh. Trước khi quyết định thực hiện, bạn cần tìm hiểu mình có nằm trong nhóm này không và ưu nhược điểm tầm soát ung thư vòm họng nhé.
1. Có nên tầm soát ung thư vòm họng?
Ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Theo các nhà khoa học, khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ người mắc bệnh này rất cao do đặc điểm khí hậu, môi trường.
Điều nguy hiểm hơn nữa là các dấu hiệu ban đầu của ung thư vòm họng rất không rõ ràng và khó phát hiện, giống với nhiều bệnh lý khác. Vì vậy bắt buộc phải làm tầm soát tổng thể, bao gồm xét nghiệm máu phát hiện ung thư sớm, khám chuyên sâu vùng họng, làm siêu âm, bác sĩ chẩn đoán từ số liệu,... mới có thể chắc chắn phát hiện bệnh.
Vậy nên, đừng nói là có nên tầm soát ung thư vòm họng hay không, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư tổng thể dù là bất kỳ loại ung thư nào, đặc biệt là khi có dấu hiệu nghi ngờ hoặc thuộc đối tượng dễ mắc.
Ung thư không phải là “cửa tử” mà hoàn toàn có thể chữa trị được nếu phát hiện sớm. Ngay cả khi kết quả là bạn hoàn toàn không có dấu hiệu mắc bệnh thì cũng sẽ có được sự yên tâm về sức khỏe của mình.
2. Ai cần được tầm soát ung thư vòm họng
1. Tiền sử gia đình có mắc bệnh
Cũng như nhiều bệnh ung thư nguy hiểm khác, ung thư vòm họng cũng có yếu tố di truyền. Vì thế nếu trong gia đình gần của bạn có người từng mắc bệnh thì nên đề phòng, phòng tránh bằng cách kiểm tra sức khỏe tai mũi họng thường xuyên và tăng cường thực đơn tốt cho người ung thư vòm họng.
2. Xuất hiện các dấu hiệu bất thường
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh có thể bao gồm tình trạng khó nuốt, khó nói trong sinh hoạt hằng ngày, bị cứng cổ, cảm thấy có dấu hiệu lạ trong cổ. Vậy nên nếu bạn thấy mình có những triệu chứng này thì đừng chủ quan mà nên đi khám tầm soát ung thư vòm họng càng sớm càng tốt.
3. Nhóm người có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng
Những người sau có nguy cơ dễ mắc ung thư vòm họng hơn người bình thường: người từng nhiễm virus HPV, virus Epstein-Barr EBV, người hút thuốc, uống rượu bia lâu năm, người hay ăn đồ muối và đồ lên men, người bị sùi mào gà,...
Có nên tầm soát ung thư vòm họng hay không là câu hỏi không quá khó. Điều quan trọng hơn cả là bạn nên tìm tới các cơ sở y tế khám tầm soát ung thư uy tín, chất lượng để có được kết quả kiểm tra chính xác.