Ung thư vú là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Thêm vào đó, các dấu hiệu thường kéo dài 8 - 10 năm và chỉ khám bạn mới có thể biết được mình đang mắc phải hay không. Có nên tầm soát ung thư vú định kỳ? Ai nên thực hiện? Cùng tìm hiểu nhé.
1. Có nên tầm soát ung thư vú?
Ung thư vú có các dấu hiệu ban đầu kéo dài tới 8 - 10 năm và phải đi khám bạn mới có thể phát hiện được bệnh. Hiện nay, có đến 70% bệnh nhân khi khám mới phát hiện ra đang mắc bệnh ở giai đoạn 3 và 4.
Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư vú như thế nào? Trong thực tế, nếu bệnh chỉ đang ở giai đoạn 1, tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn là hơn 80%; ở giai đoạn 2 tỷ lệ là 60%. Còn ở giai đoạn 3, khả năng chữa khỏi không cao. Và giai đoạn cuối cùng, quá trình điều trị chỉ giúp kéo dài cuộc sống, giảm bớt đau đớn.
Do đó bạn nên đi khám tầm soát ung thư vú càng sớm càng tốt. Làm các xét nghiệm sàng lọc sớm sẽ giúp phát hiện được các dấu hiệu, điều trị kịp thời và mang đến cơ hội phẫu thuật giữ tuyến vú. Bên cạnh đó, cũng giống như khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung chuyên sâu, điều này còn giúp bạn giảm bớt gánh lo chi phí.
2. Ai cần được tầm soát ung thư vú
1. Tiền sử gia đình có mắc bệnh
Đối tượng hàng đầu nên thực hiện tầm soát ung thư vú là những đối tượng có tiền sử gia đình đã từng mắc căn bệnh này hay các phụ khoa khác. Nếu trong gia đình bạn có mẹ hay dì đã từng mắc ung thư vú thì tỉ lệ tăng gấp đôi còn nếu có 2 người thì nguy cơ tăng gấp 3 lần. Đa số các trường hợp mắc bệnh này do di truyền từ 2 gen BRCA 1 và 2.
2. Có các dấu hiệu bất thường
Bạn nên đi khám phụ khoa ngay nếu cảm thấy có tình trạng: đau tức ngực, vú to bất thường, nổi hạch nách, nổi u cục ở tuyến vú, tụt núm vú… Tất cả đều là các dấu hiệu của bệnh ung thư vú nên hãy đến bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
3. Độ tuổi
Tất cả phái nữ đều có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên, ở độ tuổi từ 40 trở lên bệnh thường có xu hướng xuất hiện nhiều hơn. Theo báo cáo, có hơn 80% đối tượng mắc bệnh ở trong độ tuổi từ 45 trở lên. Do khi lớn tuổi hơn các cơ quan tế bào sẽ dần yếu đi.
4. Nhóm người có nguy cơ cao mắc ung thư vú
Phụ nữ có kinh nguyệt sớm
Ung thư vú thường xuất hiện ở độ tuổi nào? Với những ai có kinh nguyệt sớm (thường trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) thường mắc bệnh cao hơn người bình thường. Lý do bởi những người này chịu ảnh hưởng lâu dài của hormone estrogen và progesterone.
Nguyên nhân do béo phì, rượu bia, tính chất công việc
Với những ai thường xuyên uống rượu bia, hay có chế độ ăn không lành mạnh, ngủ nghỉ sinh hoạt sai giờ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Phụ nữ béo phì có lượng Estrogen cao trong máu nên từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bên cạnh đó, với những người thừa cân, lượng insulin trong máu cao dẫn đến khả năng mắc các bệnh ung thư trong đó có bệnh ung thư vú. Bên cạnh đó, phụ nữ có con đầu lòng sau 30 tuổi, không cho con bú hay người có mô mỡ ngực dày đều là hai đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người bình thường. Đây là những đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư sớm để nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân.