Ung thư vú đang trở thành nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ hiện nay. Trung bình mỗi năm có 14000 trường hợp phát hiện bệnh và nhiều trong số đó đã trong giai đoạn cuối. Vậy ung thư vú là bệnh gì, có nguy hiểm không và làm thế nào để phòng ung thư vú, hãy cùng tìm hiểu.
Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là tình trạng các tế bào bất thường gọi là tế bào ung thư phát triển từ những tế bào ống, tế bào nang của vú hình thành các khối u. Những khối u ác tính là tập hợp của nhiều tế bào ung thư có khả năng sinh sôi rất nhanh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ nhanh chóng đi vào mạch máu, mạch bạch huyết và lây lan sang các bộ phận khác gây đau đớn và dẫn tới tử vong.
Những ai có nguy cơ bị mắc ung thư vú
Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm mà hầu hết phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải. Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo một số trường hợp có nguy cơ mắc ung thư vú cao bao gồm:
- Phụ nữ trong độ tuổi 40-60, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn
- Phụ nữ mãn kinh trễ trên 55 tuổi, có kinh sớm trước 10 tuổi
- Phụ nữ không có con hoặc sinh con đầu lòng sau 35 tuổi
- Người thân có tiểu sử bệnh ung thư vú
- Sử dụng chất kích thích tố nữ sau khi tắt kinh 5 năm
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, hút nhiều thuốc lá, rượu bia
- Đã, đang bị ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung.
Những biểu hiện của bệnh ung thư vú
Bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú thường có một số biểu hiện như sau:
Vú bị sung, biến dạng hoặc vùng da bị kích ứng
Xuất hiện các khối u cứng ở vú
Núm vú bị kéo tụt vào bên trong
Núm vú xuất hiện tình trạng viêm loét, chảy dịch
Thường xuyên đau một hoặc vài điểm ở hai bên vú
Xuất hiện hạch nách
Nếu phát hiện cơ thể có những đặc điểm trên, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được chuẩn đoán phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả.
Cách điều trị ung thư vú
Ngay khi bệnh nhân nhập viện do được xác định là ung thư vú, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố: loại ung thư, giai đoạn ung thư, kích cỡ khối u, sự nhạy cảm của tế bào ung thư hormone, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ung thư để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
Về cơ bản, chữa trị ung thư vú gồm 5 phương pháp chình gồm: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu pháp hormone, liệu pháp điều trị trúng đích. Dựa vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng 1 biện pháp hoặc áp dụng đồng thời nhiều biện pháp để chữa trị.
Cách phòng ngừa ung thư vú
Làm sao để phòng ngừa bênh ung thư vú hiệu quả đang là băn khoăn của rất nhiều người. Đã có rất nhiều phương thuốc, kinh nghiệm được chia sẻ, chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng được hiệu quả của chúng tuy nhiên điều quan trọng nhất các bác sĩ khuyên bạn là nên duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh.
Sinh hoạt điều độ, hạn chế dùng thức uống có cồn và chất kích thích: Hãy đảm bảo rằng bạn đang duy trì một thói quen ăn ngủ điều độ, ăn đúng bữa, ngủ đủ giấc và tránh rượu bia, thuốc lá đặc biệt là các chất kích thích gây hại cơ thể
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục không những làm cơ thể dẻo dai săn chắc mà còn tăng sức đề kháng, giúp bạn đẩy lùi các vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Hãy tập thể dục hàng ngày từ 1-2 tiếng để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.
Khám định kì đầy đủ: Nhằm phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các căn bệnh nguy hiểm, bạn nên tuân thủ lịch khám định kì 6 tháng một lần. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, nên đi làm các xét nghiệm kĩ hơn để các bác sĩ chuẩn đoán được chính xác tình trạng của bạn.
Trải nghiệm chương trình sàng lọc ung thư vú tại Vinmec bạn sẽ được sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ung thư nếu có. Đây được coi mà một trong những chiến lược hiệu quả trong việc làm giảm tử vong do ung thư gây ra.Việc sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú mang lại cơ hội phẫu thuật bảo tồn tuyến vú cũng như giảm bớt lượng thuốc, thời gian và chi phí điều trị.