Khi bệnh ung thư buồng trứng di căn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vậy các triệu chứng của ung thư buồng trứng di căn là gì? Và tiên lượng sống của người bệnh sẽ là bao nhiêu? Đón xem những chia sẻ thông tin hữu ích trong bài viết sau.

1. Ung thư buồng trứng có di căn không?

Đa số người bệnh không phát hiện sớm mình mắc phải ung thư buồng trứng. Thông thường phải cho tới khi các tế bào ung thư đã lan rộng trong ổ bụng và khung xương chậu thì bệnh nhân mới phát hiện được. Đây cũng đã là thời điểm bệnh có nhiều triệu chứng nặng và di căn sang các bộ phận khác. Nếu không được khám sức khỏe và thực hiện sàng lọc ung thư buồng trứng để có phương pháp điều trị bệnh kịp thời, bệnh nhân sẽ mắc phải bệnh vô sinh và đối mặt với nguy cơ tử vong lớn.

 

Ung thư buồng trứng đã di căn là “nỗi khiếp sợ” của nhiều chị em phụ nữ

 

Ung thư buồng trứng đã di căn là “nỗi khiếp sợ” của nhiều chị em phụ nữ

1. Ung thư buồng trứng di căn như thế nào?

Hầu hết bệnh nhân nằm ở giai đoạn 3 của bệnh ung thư buồng trứng. Ở giai đoạn này các tế bào ung thư ở buồng trứng sẽ dần tăng kích thước và số lượng. Sau đó các tế bào này sẽ tách rời với buồng trứng để lây lan tới các phần mô và bộ phận cơ thể khác.

Việc tách rời trên được thực hiện theo quá trình rụng. Khi các tế bào ung thư buồng trứng đã rụng xuống sẽ gieo mầm trực tiếp lên các thành màng bụng. Sau khoảng một thời gian ngắn, sự gieo mầm đó sẽ dần lớn lên và phát triển theo cấp số nhân, gây ra triệu chứng cổ trướng cho bệnh nhân.

2. Ung thư buồng trứng thường di căn đến đâu?

Các tế bào ung thư buồng trứng sẽ thông qua hệ bạch huyết hay đường mạch máu tiến sâu vào trong các bộ phận khác của cơ thế. Nếu xâm nhập qua hệ bạch huyết, các tế bào này sẽ khiến cho phần hạch của người bệnh bị sưng to gây ra sự đau đớn. Còn nếu xâm nhập qua đường máu, các tế nào ung thư sẽ lan rộng tới các bộ phận khác trong cơ thể bệnh nhân như phần não, xương, gan hay phổi.

3. Biểu hiện và biến chứng của ung thư buồng trứng di căn

Cổ trướng: Biến chứng cổ trướng rất thường gặp và phổ biến ở những bệnh nhân ung thư buồng trứng đã bị di căn. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư xâm lấn và ran lộng quá nhanh, gây ra hiện tượng Gallon chất lỏng bị tích tụ trong cơ thể.

Biến chứng này khiến cho ổ bụng của người bệnh bị trương phềnh lên và sưng rất to. Khi Gallon chất lỏng bị tích tụ quá nhiều sẽ tạo ra một áp lực lớn lên cơ hoành phần khoang ngực và vùng ổ bụng gây ra hiện tượng cổ trướng.

Tắc nghẽn tiêu hóa: Khi căn bệnh ung thư buồng trứng bước vào giai đoạn cuối thì chắc chắn các tế bào đã lan tới phần thành ruột. Do thành ruột bị xâm lấn quá nhiều và có sự kết dính lớn, gây ra biến chứng co tắc nghẽn hay co thắt ruột.

Các bệnh nhân khi rơi vào giai đoạn di căn sẽ thường bị nôn mửa do phần ruột bị tắc. Thức ăn khi đi vào hệ thống tiêu hóa sẽ bị trào ngược trở lại nhanh chóng. Cơ thể bệnh nhân sẽ bị suy kiệt và rất mệt mỏi vì trong một thời gian dài không hấp thụ được các chất dinh dưỡng.

Biến chứng di căn não: Do các tế bào ung thư đã xâm lấn và di căn lên vùng não nên bệnh nhân sẽ thường xuyên bị đau nhức đầu và có dấu hiệu của các cơn co giật. Việc cầm nắm đồ vật của người bệnh trên 2 bàn tay sẽ rất khó khăn khi não đã bị tổn thương. Ngoài ra trong một số trường hợp nặng hơn bệnh nhân còn sẽ bị hôn mê sâu hay mắc phải căn bệnh rối loạn tâm lý lưỡng cực.

Biến chứng di căn xương: Khi các tế bào ung thư di căn và lan tới các phần xương sẽ khiến bệnh nhân bị đau nhức xương khớp toàn thân. Hầu hết người bệnh sẽ rất dễ bị gãy xương bả vai, xương chân, xương tay hoặc mất chức năng vận động.

Biến chứng di căn phổi: Các tế bào ung thư sẽ từ buồng trứng thông qua đường máu lan tới vùng phổi, khiến bệnh nhân thường có dấu hiệu khó thở hay thở khò khè. Ngoài ra nếu phổi bệnh nhân bị phình quá to sẽ có nguy cơ bị tràn dịch màng phổi.

Biến chứng di căn não sẽ khiến bệnh thân thường xuyên bị đau đầu và chóng mặt

Biến chứng di căn não sẽ khiến bệnh thân thường xuyên bị đau đầu và chóng mặt

2. Ung thư buồng trứng di căn sống được bao lâu?

Hầu hết các bệnh nhân sau khi khám sức khỏe tổng quát để kết luận tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp xạ trị hay hóa trị. Nhưng những phương pháp này sẽ chỉ ngăn chặn tạm thời sự phát triển của các tế bào ung thư, giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Do không thể nào loại bỏ được hoàn toàn các tế bào nên thời gian sống của người bệnh sẽ rất ngắn, có rất ít trường hợp kéo dài được từ 4 - 5 năm.

3. Ung thư buồng trứng di căn có chữa được không?

Do khi mắc phải bệnh, các tế bào ung thư sẽ xâm lấn và lan rộng nhanh qua đường máu và bạch huyết. Các tế bào này sẽ khiến hầu hết các cơ quan nội tạng của người bệnh bị ảnh hưởng nghiệm trọng, gây ra tình trạng suy đa phủ tạng. Trong giai đoạn này, các phương pháp điều trị sẽ chỉ giúp bệnh nhân có thể giảm được sự đau đớn và kéo dài thêm thời gian sống.

4. Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng di căn

1. Phẫu thuật

Khi thực hiện phương pháp này, phần tử cung, vòi dẫn trứng, cổ tử cung và buồng trứng của bệnh nhân sẽ được các bác sĩ cắt bỏ. Phương pháp điều trị này còn được gọi là phẫu thuật cắt vòi dẫn trứng hai bên, buồng trứng với tử cung. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ cách hạch trong ổ bụng và mạc nối.

Phương pháp phẫu thuật sẽ loại bỏ trực tiếp các khối u ở buồng trứng 

Phương pháp phẫu thuật sẽ loại bỏ trực tiếp các khối u ở buồng trứng

2. Hóa trị

Đây là phương pháp sử dụng những loại thuốc hóa học để tiêu diệt các tế bào ung thư buồng trứng. Ngoài ra, phương pháp này sẽ được kết hợp với việc phẫu thuật để nhằm loại bỏ các tế bào ung thư buồng trứng còn sót trong cơ thể bệnh nhân. Không chỉ giúp loại bỏ tế bào ung thư, việc hóa trị còn giúp kiểm soát khối u không phát triển thêm và giảm nhẹ các biến chứng khác của bệnh.

Đa số các loại thuốc hóa trị cho bệnh sẽ được tiêm trực tiếp vào phần tĩnh mạch của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đặt ống thông vào một trong các dây tĩnh mạch của người bệnh với một khoảng thời gian nhất định. Ngoài dạng chất lỏng thì một số loại thuốc sẽ ở dạng viên nén. Nhưng ở bất kỳ hình dạng nào thì các thành phần thuốc cũng sẽ đều đi vào khắp các mạch máu và lan rộng toàn bộ cơ thể bệnh nhân.

Trong một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ sẽ còn có thể thực hiện phương pháp hóa trị liệu bằng việc đưa các loại thuốc vào ổ bụng người bệnh qua ống thông. Phương pháp này được gọi là thực hiện hóa trị ở phúc mạc, các thành phần thuốc sẽ được giữ trong phần ổ bụng suốt một thời gian dài.

Sau khi thực hiện xong phương pháp hóa trị liệu, bác sĩ sẽ cân nhắc có tiến hành phẫu thuật thêm hay không để quan sát lại phần ổ bụng. Nếu quyết định phẫu thuật thêm, trong quá trình thực hiện các bác sĩ sẽ lấy mẫu mô và dịch nhờn để xem thành phần thuốc hóa trị có đem lại kết quả tốt hay không;

3. Liệu pháp Hormone

Đây là liệu pháp điều trị cho bệnh bằng việc sử dụng các hormone hay các loại thuốc ngăn hormone phát triển. Dù thực hiện bất kỳ hình thức nào thì mục đích chung của phương pháp này là ngăn chặn các tế bào ung thư xâm lấn và lan rộng. Liệu pháp hormone sẽ hiếm khi được áp dụng điều trị bệnh ung thư buồng trứng biểu mô, nhưng sẽ được sử dụng khi các khối u mô đệm đã lây lan rộng trong buồng trứng.

4. Xạ trị

Đây là phương pháp điều trị sử dụng tia nhiệt có năng lượng cao nhằm tiêu diệt và loại bỏ các tế bào ung thư. Các tia nhiệt xạ trị này sẽ chỉ ảnh hưởng tới các tế bào ung thư ở vùng được chiếu xạ. Tia nhiệt phóng xạ sẽ có thể được xuất phát điểm từ một máy hay nhiều máy kết hợp cùng lúc. Các bệnh nhân sẽ được điều trị bằng tia nhiệt phóng xạ qua trực tiếp vào ổ bụng qua ống thông.

Tuy nhiên phương pháp xạ trị sẽ để lại nhiều tác dụng vụ như bệnh nhân thường xuyên bị buồn nôn, rụng tóc, ăn không ngon, đau đầu, biến đổi ngoài da và rất mệt mỏi. Vì vậy, khi thực hiện phương pháp này các bác sĩ sẽ thường chỉ định bệnh nhân uống một số loại thuốc thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe nhằm giảm đi các tác dụng phụ khi xạ trị.

Thực hiện xạ trị sẽ giúp loại bỏ được các tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình phẫu thuật

Thực hiện xạ trị sẽ giúp loại bỏ được các tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình phẫu thuật

5. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Đây là liệu pháp được áp dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư cho bệnh nhân. Liệu pháp này ít gây tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh ở các bộ phận khác trong cơ thể bệnh nhân. Phương pháp này sử dụng 2 nhóm thuốc là Olaparib (Lynparza) và Bevacizumab (Avastin). Trong đó riêng với nhóm thuốc Olaparib (Lynparza) sẽ chỉ được sử dụng với những người có thể gen BRCA (Thể gen đột biến).

Hy vọng rằng với những thông tin trên thì quý bạn đọc đã hiểu rõ về tình trạng bệnh ung thư buồng trứng di căn. Nhưng tốt nhất bạn hãy thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng một lần và sàng lọc, tầm soát ung thư buồng trứng thường xuyên để không phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn quá muộn.

Với những đội ngũ các bác sĩ giàu kinh nghiệm có chuyên môn cao cùng với trang thiết bị hiện đại. Các cơ sở y tế lớn này sẽ là nơi vô cùng phù hợp để bạn chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh, cũng như đưa ra các phương pháp điều trị hợp lý, giúp bạn bảo vệ được sức khỏe và cuộc sống của bản thân mình.

Hãy thực hiện tầm soát ung thư định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe của bản thân

Hãy thực hiện tầm soát ung thư định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe của bản thân

Những thông tin y khoa hữu ích về căn bệnh ung thư buồng trứng di căn qua các chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và định hướng điều trị hiệu quả. Sức khỏe là vốn quý nhất, đừng quên thực hiện khám phụ khoa ngăn ngừa mọi mầm mống bệnh thường xuyên, đẩy lùi các biến chứng xấu bạn nhé.