Theo thống kê, phụ nữ Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng rất cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng này. Vậy ung thư buồng trứng có mấy giai đoạn? Tham khảo thông tin trong bài viết sau.

1. Ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu

1. Tiến triển

Giai đoạn đầu còn gọi là giai đoạn ung thư được tìm thấy ở một hoặc cả hai bên buồng trứng. Giai đoạn này có tiến triển 3 bước. Bước 1 là giai đoạn IA. Đây là giai đoạn khi tế bào ung thư chỉ được tìm thấy trong một buồng trứng.

Bước 2 là giai đoạn IB khi tế bào ung thư đã có mặt ở cả 2 buồng trứng. Bước cuối cùng là giai đoạn IC. Ở giai đoạn này, người ta tìm thấy tế bào ung thư ở một hoặc cả hai buồng trứng và người bệnh có một trong ba biểu hiện sau đây:

Thứ nhất là tế bào ung thư cũng được tìm thấy ở bề mặt bên ngoài của một hoặc cả hai của buồng trứng.

Thứ hai là nang của buồng trứng bị vỡ.

Thứ ba là dịch của khoang phúc mạc hoặc mô lót khoang màng bụng cũng tìm thấy tế bào ung thư. Số chị em mắc ung thư buồng trứng đều được chẩn đoán ngay ở giai đoạn đầu này chiếm tới 15% các trường hợp.

Ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu

Ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu

2. Các dấu hiệu

Hầu như các chị em mắc ung thư buồng trứng trong giai đoạn đầu sẽ không có nhiều triệu chứng rõ rệt. Và các triệu chứng này đều dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Cụ thể, chị em sẽ có một số biểu hiện: sụt cân đột ngột không rõ lý do. Ngoài ra, hay buồn nôn, đầy hơi, đi tiểu nhiều và chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng là dấu hiệu giai đoạn đầu của căn bệnh nguy hiểm ung thư buồng trứng. Xuất phát từ việc dễ dàng nhầm lẫn, nếu có những dấu hiệu này, bạn cần phải đi khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm kiểm tra sức khỏe.

3. Tiên lượng và tỷ lệ sống giai đoạn đầu

Theo các bác sĩ đầu ngành, các chị em phụ nữ mắc ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu có tiên lượng cực kỳ khả quan. Theo nghiên cứu tin cậy, tỷ lệ sống trên 5 năm ở bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng trong giai đoạn đầu là 90%. Cụ thể, ở giai đoạn IA, tỷ lệ là 94%, ở giai đoạn IB là 92% và giai đoạn IC là 85%. Do đó, thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng sớm kiểm tra xem mình có mắc bệnh hay không là việc làm cần thiết.

4. Cách điều trị

Thông thường hướng điều trị cho các chị em thường là cắt bỏ toàn bộ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cắt bỏ om, sinh thiết hạch và các mô khác trong vùng chậu và bụng. Nếu các chị em muốn duy trì khả năng sinh sản mà chỉ bị mắc bệnh ở một bên buồng trứng có thể được chỉ định cắt bỏ duy nhất buồng trứng mắc ung thư, không cần cắt bỏ tử cung và các phần khác vẫn được thực hiện theo quy trình. Nếu mức độ ung thư cao, bệnh nhân có thể được chỉ định kết hợp hóa trị.

2. Ung thư buồng trứng ở giai đoạn 2

1. Tiến triển

Giai đoạn 2 là giai đoạn tế bào ung thư được phát hiện ở một hoặc hai buồng trứng và chúng đã lan ra khu vực khác của vùng chậu. Tiến triển bệnh cũng theo 3 giai đoạn gồm IIA, IIB và IIC. Giai đoạn IIA là thời điểm tế bào ung thư đã có mặt ở tử cung và ống dẫn trứng. Giai đoạn IIB là tế bào ung thư đã lan sang các mô khác ở vùng chậu, không chỉ tử cung và ống dẫn trứng. Giai đoạn IIC là giai đoạn có cả các biểu hiện của giai đoạn IIA, IIB và kèm theo một trong 3 biểu hiện giống như giai đoạn IC. Cụ thể, 3 biểu hiện gồm nang của buồng trứng bị vỡ, bề mặt bên ngoài buồng trứng có tế bào ung thư và tế bào ung thư có trong dịch khoang phúc mạc hoặc mô lót khoang màng bụng.

Ung thư buồng trứng trong giai đoạn 2

Ung thư buồng trứng trong giai đoạn 2

2. Các dấu hiệu

Tương tự như giai đoạn đầu, các dấu hiệu của giai đoạn 2 cũng chưa rõ ràng. Tại giai đoạn này, chị em cũng vẫn mệt mỏi, sụt cân không do giảm cân, ăn kiêng, hay đầy hơi, buồn nôn, đi tiểu nhiều và có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, các chị em còn có dấu hiệu như thường xuyên đau lưng, đau vùng chậu, đau bụng dưới dù không hề có kinh nguyệt và đau khi quan hệ. Nếu mắc các dấu hiệu này, bạn nên khám và sàng lọc bệnh phụ khoa cơ bản tại Vinmec hoặc các bệnh viện uy tín… Hoặc chị em nên khám sàng lọc ung thư buồng trứng phát hiện các mối nguy hại sức khỏe kịp thời.

3. Tiên lượng và tỷ lệ sống giai đoạn 2

Tiên lượng của phái đẹp không may mắc ung thư buồng trứng tại giai đoạn 2 là khả quan. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đạt xấp xỉ 70%. Lần lượt giai đoạn IIA là 78%, giai đoạn IIB là 73% và IIC là 57%.

4. Cách điều trị

Hướng điều trị cho giai đoạn 2 là cắt bỏ khối u đồng nghĩa với việc cắt tử cung, cắt hai bên buồng trứng, ống dẫn trứng. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ lấy mẫu hạch bạch huyết và các mô khác trong vùng chậu và vùng bụng. Tiếp theo, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định hóa trị bổ trợ có hoặc không có xạ trị và hóa trị liệu kết hợp.

3. Ung thư buồng trứng ở giai đoạn 3

1. Tiến triển

Giai đoạn 3 là giai đoạn tế bào ung thư có mặt ở một hoặc cả hai bên buồng trứng, đã lan ra ngoài vùng chậu đến các phần khác của bụng hoặc các hạch bạch huyết gần đó. Tế bào ung thư đã di căn lên bề mặt của gan cũng được gọi là ung thư buồng trứng ở giai đoạn 3.

Tiến triển giai đoạn 3 chia thành 3 giai đoạn nhỏ: IIIA, IIIB và IIIC. Giai đoạn IIIA là khi khối u chỉ tìm thấy trong vùng chậu. Tuy nhiên, các tế bào ung thư chỉ có thể được nhìn thấy bằng kính hiển vi đã lan ra bề mặt phúc mạc, ruột non và mô nối ruột non và thành bụng. Giai đoạn IIIB là khi ung thư đã lan đến phúc mạc và đi sâu đến 2 cm. Giai đoạn IIIC là khi độ sâu của các tế bào ung thư lan đến phúc mạc lớn hơn 2 cm và các hạch bạch huyệt ở bụng.

Khi bệnh ung thư buồng trứng bước sang giai đoạn 3

Khi bệnh ung thư buồng trứng bước sang giai đoạn 3 

2. Các dấu hiệu

Dấu hiệu của giai đoạn 3 tương đối rõ ràng ở các chị em phụ nữ mắc ung thư buồng trứng. Cụ thể, chị em sẽ thấy bị trướng phần bụng. Ngoài ra, có thể thấy bị phù nề mặt và chân tay. Thậm chí, các chị em còn có thể bị sưng hạch đau đớn. Nếu gặp các dấu hiệu này, các chị em cần ngay lập tức đi sàng lọc ung thư để được chữa trị kịp thời. Có một số địa điểm phòng khám bệnh viện uy tín để sàng lọc ung thư buồng trứng cho chị em như: sàng lọc ung thư tổng quát (gói chuyên sâu) tại Vinmec, hay gói khám phụ khoa tại Bệnh viện đa khoa Phương Đông,…

3. Tiên lượng và tỷ lệ sống giai đoạn 3

Tỷ lệ sống sót trên 5 năm cho chị em mắc ung thư buồng trứng trong giai đoạn 3 là xấp xỉ 39%. Cụ thể, giai đoạn IIIA là 59%, IIIB là 52% và IIIC là 39%.

4. Cách điều trị

Tương tự như cách điều trị giai đoạn 2, bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt hết buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, lấy mẫu hạch bạch huyết và các mô khác ở vùng bụng và vùng chậu. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành hóa trị liệu kết hợp. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật để tìm kiếm và loại bỏ tất cả mầm bệnh còn sót lại.

4. Ung thư buồng trứng trong giai đoạn cuối

1. Tiến triển

Giai đoạn cuối của ung thư buồng trứng là khi các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trên cơ thể như phổi, mô bên trong của gan hay thậm chí trong dịch phổi cũng có tế bào ung thư. Giai đoạn cuối phát triển theo hai giai đoạn nhỏ gồm IVA, và IVB. Giai đoạn IVA là khi dịch phổi có xuất hiện tế bào ung thư. Giai đoạn IVB là khi tế bào ung thư lan ra xa hơn vào trong lá lách, phổi, gan, não và các vị trí cơ thể nằm cách xa khối u ban đầu ở buồng trứng.

Ung thư buồng trứng ở giai đoạn cuối

Ung thư buồng trứng ở giai đoạn cuối

2. Các dấu hiệu

Biểu hiện trong giai đoạn cuối cực kỳ rõ ràng với việc bụng trướng, tắc nghẽn đường tiêu hóa. Ngoài ra, ung thư di căn tới đâu sẽ khiến bộ phận đó hoạt động kém hiệu quả và bị đau không rõ nguyên nhân. Cụ thể, tế bào ung thư di căn đến phổi sẽ khiến bạn khó thở, tràn dịch màng phổi. Nếu tế bào ung thư đã lan tới não, người bệnh có thể có biểu hiện động kinh, co giật, nhức đầu…

3. Tiên lượng và tỷ lệ sống giai đoạn 3

Tiên lượng cho bệnh nhân ở giai đoạn này cực kỳ xấu với tỷ lệ sống sót trên 5 năm chỉ còn 17%.

4. Cách điều trị

Cách điều trị cũng theo hướng cắt bỏ càng nhiều khối u trên cơ thể bệnh nhân càng tốt. Tức là, loại bỏ hoàn toàn buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, các khối u ở trên các bộ phận di căn. Sau đó, người bệnh sẽ được hóa trị liệu kết hợp.

Tóm lại, với những lý giải chi tiết trên là đáp án cho câu hỏi Ung thư buồng trứng có mấy giai đoạn? Và thông qua nghiên cứu từng giai đoạn, có thể thấy rằng, giai đoạn cuối là giai đoạn nguy hiểm nhất. Thời gian sống của bệnh nhân ung thư buồng trứng kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh. Càng phát hiện muộn, tỷ lệ sống sót trên 5 năm của người bệnh mắc ung thư buồng trứng càng thấp và khiến hướng điều trị trở nên khó khăn hơn. Do đó, các chị em nếu có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể phải ngay lập tức đi tầm soát ung thư công nghệ kỹ thuật điều trị tiên tiến kịp thời, nhanh chóng.

Trên đây là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi Ung thư buồng trứng có mấy giai đoạn? Khi nào nguy hiểm nhất dành cho quý bạn đọc. Hy vọng rằng, nhờ bài viết này mà các bạn có được kiến thức hữu ích nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân yêu.