Nhiều chị em thường bỏ qua các dấu hiệu thông thường nhưng đó là lời cảnh báo nguy hiểm về tình trạng sức khỏe. Vậy dấu hiệu của ung thư buồng trứng giai đoạn cuối là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau, từ đó có phương pháp chữa trị hiệu quả.

1. Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối tiến triển như thế nào?

Giai đoạn cuối là giai đoạn có tốc độ tiến triển nhanh nhất trong quá trình tiến triển của căn bệnh ung thư buồng trứng. Ở giai đoạn này các khối u đã di căn và lan rộng tới các cơ quan ngoài ổ bụng, gan, dạ dày. Vì thế, việc điều trị bệnh ở giai đoạn này sẽ trở nên khó khăn và rất tốn kém chi phí hơn so với các giai đoạn trước đó. Nắm được tình hình sức khỏe qua các liệu trình tầm soát ung thư buồng trứng sớm sẽ cho bạn phương án xử lý bệnh tốt và hiệu quả hơn.

Các tế bào ung thư buồng trứng khi bước vào giai đoạn cuối sẽ phát triển và lây lan rất nhanh tới các bộ phận khác

Các tế bào ung thư buồng trứng khi bước vào giai đoạn cuối sẽ phát triển và lây lan rất nhanh tới các bộ phận khác.

1. Ung thư buồng trứng giai đoạn 4a

Ở giai đoạn 4a, các tế bào ung thư sẽ được tìm thấy ở phần dịch bên trong màng phổi, gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống hô hấp của bệnh nhân.

2. Ung thư buồng trứng giai đoạn 4b

Các tế bào ung thư buồng trứng sẽ bắt đầu di chuyển tới các cơ quan khác và cách xa khối u gốc. Các tế bào có thể dễ dàng được tìm thấy ở phổi, não, lách, gan hay các hạch bạch huyết ở phần háng.

2. Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn cuối cần chú ý

Vào giai đoạn cuối của bệnh ung thư buồng trứng, các dấu hiệu nhận biết sẽ xuất hiện rất rõ ràng ở bên trong và phía ngoài cơ thể. Cần lưu ý những dấu hiệu và triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn cuối sau sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian tiên lượng sống của bệnh nhân:

1. Cổ trướng

Đa số các bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối đều có dấu hiệu bị cổ trướng là do phần ổ bụng bị tích tụ Gallon chất lỏng, bởi các tế bào ung thư đã lan rộng ở phần ổ bụng. Các Gallon chất lỏng này sẽ tạo ra áp suất lớn lên cơ hoành gần khoang bụng và phần lớn bề mặt vùng bụng, khiến bệnh nhân bị cổ trướng.

2. Đau tức dữ dội vùng bụng dưới và hạ vị

Do các tế bào ung thư buồng trứng đã lan rộng khắp phần ổ bụng, nên bệnh nhân sẽ thường xuyên bị đau âm ỉ ở phần hạ vị. Đây là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn cuối.

Các bệnh nhân ung thư buồng trứng ở giai đoạn cuối sẽ thường xuyên bị đau âm ỉ ở phần hạ vị

Các bệnh nhân ung thư buồng trứng ở giai đoạn cuối sẽ thường xuyên bị đau âm ỉ ở phần hạ vị 

3. Chảy máu âm đạo

Việc bị chảy máu âm đạo cũng là dấu hiệu thường gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn cuối. Phần huyết âm đạo sẽ thường có màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi. Nếu mắc phải triệu chứng này bệnh nhân cần tới các trung tâm y tế để khám tổng quát và tầm soát ung thư ngay, để có được phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

4. Biểu hiện khối u chèn ép đường tiêu hóa

Ở giai đoạn cuối các tế bào ung thư đã lan rộng, phát triển đến phần bề mặt của thành ruột và hình thành nên bề mặt rất bám dính. Đồng thời tạo nên các mô sẹo xơ khiến thức ăn di chuyển trong đường tiêu hóa chậm. Các bề mặt bám dính này khiến bệnh nhân bị tắc nghẽn đường ruột kèm theo tình trạng đau dữ dội hay trướng bụng. Ngoài ra, người bệnh còn bị rối loạn ăn uống, cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng hay sụt cân nghiêm trọng, luôn trong trạng thái rất mỏi mệt.

5. Các triệu chứng toàn thân

Bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối có các triệu chứng toàn thân khá rõ ràng. Đa số ban đầu sẽ có biểu hiện sút cân trầm trọng kèm theo chán ăn và mệt mỏi. Có nhiều bệnh nhân còn thường xuyên cảm thấy buồn nôn, hoa mắt, đau đầu hay bị chóng mặt.

6. Dấu hiệu di căn

Vào giai đoạn cuối các tế bào ung thư buồng trứng nếu di căn tới những bộ phận nào cũng sẽ đều gây ra những triệu chứng cụ thể ở bộ phận đó điển hình như:

Di căn tới phổi: Các tế bào ung thư khi di căn tới phổi sẽ gây ra tình trạng bệnh nhân luôn cảm thấy bị khó thở.

Di căn tới gan: Bệnh nhân sẽ thường bị đau nhức ở phần gan và khó thở, do các tế bào ung thư gây áp lực tại phần cơ hoành.

Di căn đến các phần xương: Các tế bào ung thư nếu di căn lan rộng tới các phần xương khớp sẽ khiến người bệnh thường xuyên bị mỏi và đau.

Di căn đến não: Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy não bị đau nhức, thậm chí bị yếu cơ hay co giật.

Di căn đến các hạch bạch huyết: Nếu các tế bào di căn tới các hạch bạch huyệt sẽ làm cản trở chức năng hoạt động của nội tạng.

Ngoài những triệu chứng điển hình trên, thì bệnh nhân sẽ luôn ở trong tình trạng buồn chán, thường suy nghĩ tiêu cực về tình trạng bệnh.

Khi đã bước vào giai đoạn cuối, các tế bào ung thư vú sẽ di căn nhanh chóng tới các bộ phận khác

Khi đã bước vào giai đoạn cuối, các tế bào ung thư buồng trứng sẽ di căn nhanh chóng tới các bộ phận khác.

3. Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối rất khó có thể xác định chính xác được. Để xác định được rõ vấn đề này sẽ phải dựa vào vào tốc độ di căn của các tế bào ung thư tới các bộ phận khác trong cơ thể. Điển hình như nếu các tế bào di căn tới phổi hoặc gan sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở và rất đau đớn, có thể tử vong bất kỳ lúc nào.

Đối với mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ lựa chọn riêng một phương pháp điều trị phù hợp. Theo đánh giá chung của các chuyên gia y khoa trên thế giới, nếu bệnh nhân được áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, có thể sống thêm được tới 4-5 năm.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân được thực hiện chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý, hoặc người nhà có thể đặt tour du lịch nghỉ dưỡng trọn gói để họ thư giãn tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực, đồng thời kết hợp cùng phương pháp điều trị hiện đại, thì thời gian sống có thể sẽ được kéo dài lâu hơn.

4. Điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối như thế nào?

1. Các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn điều trị ung thư buồng trứng giai trong đoạn cuối

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe và mức độ kinh tế. Bệnh nhân sẽ bắt buộc phải chọn hai trong 5 phương pháp dưới đây để kết hợp điều trị bệnh:

2. Lựa chọn điều trị ung thư buồng trứng trong giai đoạn cuối

Phẫu thuật: Ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư buồng trứng, việc thực hiện phẫu thuật sẽ không được ưu tiên. Bởi vì mục tiêu trong việc điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn này là kéo dài sự sống và giảm đau cho bệnh nhân. Vì vậy không nên áp dụng phương pháp này nếu khối u ở buồng trứng đã có kích thước quá lớn và di căn sang các bộ phận khác. Việc thực hiện phẫu thuật ở giai đoạn này sẽ chỉ gây thêm đau đớn cho bệnh nhân mà không loại bỏ được hoàn toàn các tế bào ung thư.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư buồng trứng phù hợp sẽ dựa vào rất nhiều yếu tố

Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư buồng trứng phù hợp sẽ dựa vào rất nhiều yếu tố

Hóa trị sau phẫu thuật hoặc trước phẫu thuật: Việc thực hiện hóa trị được đánh giá là phương pháp tối ưu nhất để điều trị cho bệnh nhân. Ở giai đoạn này thì việc hóa trị với một loại thuốc sẽ không có nhiều hiệu quả, các bác sĩ sẽ thường kết hợp từ 2 loại thuốc trở lên. Phương pháp này giúp hạn chế sự lây lan và phát triển của các tế bào ung thư buồng trứng. Đồng thời việc hóa trị sẽ không khiến bệnh nhân gặp quá nhiều đau đớn như ở các phương pháp điều trị thông thường khác.

Điều trị nhắm mục tiêu: Cũng giống như phương pháp hóa trị, việc thực hiện điều trị nhắm mục tiêu sẽ gây ít thiệt hại cho các tế bào khỏe khác. Phương pháp điều trị nhắm đích sẽ bao gồm 2 liệu pháp chính: Olaparib (Lynparza) và Bevacizumab (Avastin).

Điều trị giảm nhẹ các triệu chứng: Bên cạnh việc thực hiện các phương pháp khác để kéo dài thời gian sống, bệnh nhân ung thư buồng trứng ở giai đoạn cuối cần phải được điều trị giảm đau do các triệu chứng ung thư gây ra.

Chăm sóc cho bệnh nhân: Người nhà cần phải tìm hiểu cách thức chăm sóc cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật hay xạ trị. Đồng thời khi rước bệnh nhân về nhà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, thực phẩm cần bổ sung cho người bệnh ung thư buồng trứng và cách thức chăm sóc ở nhà sao cho thật phù hợp.

Ngoài ra, các tổ chức y khoa luôn khuyến cáo nữ giới luôn cần phải chú ý duy trì thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh khi chọn mua thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc, kiểm duyệt rõ ràng. Đồng thời hãy thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao như chạy bộ, đạp xe hay thực hiện các bài tập Yoga đơn giản, để có thể có một hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt để phòng chống căn bệnh ung thư buồng trứng.