Ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm và đang ngày càng gia tăng. Vì thế, muốn phòng bệnh, bạn cần tìm hiểu bệnh ung thư máu, các triệu chứng và nguy cơ để bảo vệ bản thân. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

1. Ung thư máu là bệnh gì?

Ung thư máu là bệnh ung thư ác tính, vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Khi mắc chứng bệnh này, lượng bạch cầu trong cơ thể tăng đột biến và không kiểm soát được.

Ở trạng thái bình thường, bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể, nhưng nếu nó gia tăng không ngừng thì sẽ gây hại cho cơ thể, phá hủy hồng cầu, khiến người bệnh thiếu máu và nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến tử vong.

Đây là căn bệnh duy nhất không tạo ra ung bướu. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chính xác gây nên căn bệnh này.

Hình ảnh ung thư máu

Hình ảnh ung thư máu

2. Bệnh ung thư máu có mấy loại

Tế bào gốc trong tủy xương phát triển thành ba loại tế bào máu là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong hầu hết những bệnh ung thư máu, quá trình phát triển tế bào máu bình thường sẽ bị gián đoạn do sự tăng trưởng một loại tế bào máu bất thường mà cơ thể không tự kiểm soát được.

Những tế bào máu phát triển một cách bất thường ngăn chặn quá trình máu thực hiện các chức năng thông thường của nó, như chống lại sự nhiễm trùng từ các tác động bên ngoài cơ thể hoặc ngăn ngừa sự chảy máu.

1. Bệnh bạch cầu

Đây là loại ung thư được tìm thấy ở máu và tủy xương, do sự sản xuất bạch cầu nhanh chóng một cách bất thường. Khi bạch cầu gia tăng nhanh không thể kiểm soát được, chúng làm giảm khả năng của tủy xương tạo ra hồng cầu và tiểu cầu. Hơn thế nữa, lượng bạch cầu này không thể chống lại nhiễm trùng. Bệnh bạch cầu thường được chia làm hai loại là bạch cầu cấp tính và bạch cầu mãn tính.

Bệnh bạch cầu là căn bệnh nguy hiểm

Bệnh bạch cầu là căn bệnh nguy hiểm

Bạch cầu cấp tính sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu chưa trưởng thành. Những tế bào này tích tụ lại, gây tắc nghẽn sự sản xuất tế bào máu, gây thiếu hụt mọi loại tế bào máu. Bệnh bạch cầu cấp tính xảy ra rất nhanh chóng và đột ngột, dẫn đến tình trạng thiếu máu trầm trọng, thế nên người bệnh cần được điều trị khẩn cấp.

Bạch cầu mãn tính sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu trưởng thành. Ở trạng thái bình thường, bạch cầu sẽ tiêu diệt mầm bệnh gây hại cho cơ thể, nhưng nếu số lượng bạch cầu quá nhiều, thì chúng sẽ thiếu thức ăn và quay lại tấn công hồng cầu, khiến số lượng hồng cầu giảm sút. Bệnh bạch cầu mãn tính diễn tiến chậm, xảy ra trong thời gian dài, vì thế, nếu người bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư máu thì sẽ nhanh chóng phát hiện ra bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.

Khám sức khỏe định kỳ là việc làm rất quan trọng với mỗi người

Khám sức khỏe định kỳ là việc làm rất quan trọng với mỗi người

2. Ung thư hạch

Đây là loại ung thư máu ảnh hưởng đến hệ bạch huyết, các tế bào lympho phát triển bất thường trở thành tế bào ung thư hạch, chúng được nhân lên ở hạch bạch huyết và lan rộng dần ra các mô khác. Theo thời gian, tế bào ung thư làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết ung thư hạch là sưng hạch bạch huyết, bạn có thể thấy khối u xuất hiện ở cổ, lách hoặc háng. Nếu nó xuất hiện ở các hạch bạch huyết xa hơn trong cơ thể thì chúng có thể đè lên những cơ quan và gây ho hoặc khó thở. Những hạch này thường không đau, hoặc đau khi bạn uống rượu.

Bên cạnh sự xuất hiện hạch trên cơ thể, người bệnh có thể sẽ bị giảm cân đột ngột mà không rõ nguyên nhân, đổ mồ hôi nhiều về đêm, sốt, ngứa da, cảm thấy mệt mỏi.

3. Myeloma

Đây là loại ung thư máu của các tế bào plasma trong cơ thể. Những tế bào plasma khi ở trạng thái bình thường sẽ tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật và nhiễm trùng trong cơ thể. Các tế bào u nguyên bào ngăn chặn sự sản xuất kháng thể bình thường, khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu và dễ bị nhiễm trùng.

Giảm cân không rõ nguyên nhân cảnh báo bạn có thể mắc những căn bệnh nguy hiểm

Giảm cân không rõ nguyên nhân cảnh báo bạn có thể mắc những căn bệnh nguy hiểm

3. Bệnh ung thư máu có nguy hiểm không?

Khi bị ung thư máu, cơ hội sống sót phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác và phản ứng với điều trị. Kể từ khi chẩn đoán, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 61.4%. Đây cũng là một trong những bệnh ung thư phổ biến với người dưới 20 tuổi và tỷ lệ sống sót cao hơn với người trẻ tuổi và được chẩn đoán sớm.

Theo Viện Ung thư Quốc gia, tỷ lệ tử vong theo từng nhóm tuổi là khác nhau. Dưới 20 tuổi 2.2%, 20-34 là 2.6%, 35-44 là 2.4%, 45-54 là 5.5%, 55-64 là 12.6%, 65-74 là 23.1%, 75-84 là 30%, trên 84 tuổi là 21.6%.

Ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì cơ hội khỏi bệnh là rất cao và không tái phát. Với sự tiến bộ của y học, những phương pháp điều trị ngày càng đa dạng, giúp người bệnh có tỷ lệ sống cao hơn và đảm bảo được chất lượng cuộc sống.

Cùng tìm hiểu và phòng chống ung thư máu trong cộng đồng

Cùng tìm hiểu và phòng chống ung thư máu trong cộng đồng

4. Bệnh ung thư máu có đau không?

Đau do bệnh bạch cầu: Người bệnh có thể bị đau xương hoặc khớp, do các tế bào ung thư đã phát triển quá nhiều ở tủy xương. Đôi khi, các tế bào ung thư có thể tạo thành một khối ở gần dây thần kinh tủy sống hoặc trong các khớp.

Đau do ung thư hạch: Khi các hạch nổi lên ở hệ bạch huyết, thường thì sẽ không đau. Nhưng trong quá trình điều trị, các biến chứng ung thư hạch và phương pháp điều trị có thể gây đau ngực, bụng hoặc xương.

Đau do u tủy: Hơn ⅔ người bệnh u tủy bị đau xương, thường là ở lưng hoặc ngực, đôi khi xuất hiện ở cánh tay và chân. Đau xương do u tủy có thể nghiêm trọng, nhưng nếu hóa trị thành công, sự giảm đau sẽ rõ ràng.

Đau do tăng tiểu cầu nguyên phát: Người bệnh có thể đau đầu hoặc đau nhói ở chân, tình trạng trầm trọng hơn do nóng hoặc tập thể dục.

Đau do đa hồng cầu: Người bệnh có thể bị gút, viêm khớp do sự gia tăng nồng độ axit uric.

Đau do nhược cơ vô căn: Người bệnh có thể bị đau vai trên ở bên trái do lách hoặc lưu lượng máu đến lá lách bị suy yếu. Trong một số trường hợp, có thể xảy ra đau xương, đặc biệt là ở chân.

Đau do hóa trị và xạ trị: Những phương pháp này làm hỏng các tế bào ung thư nhưng chúng cũng ảnh hưởng đến các tế bào thường, gây đau đớn và khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị khô da, khó nuốt và lở miệng. Ngoài ra, chúng còn có thể gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên.

Đau do hóa trị và xạ trị

Đau do hóa trị và xạ trị

Đau do sinh thiết tủy xương: Sinh thiết tủy xương có thể gây đau, vì thế các bác sĩ thường cho người bệnh dùng thuốc giảm đau. Sau khi làm thủ thuật vài ngày, người bệnh vẫn có thể bị đau xương nhẹ hoặc khó chịu.

Những cách điều trị ung thư cũng có thể gây suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể sẽ phải đối mặt với những bệnh khác như zona, thủy đậu, và những hiện tượng này thường gặp ở người bệnh đang điều trị tích cực.

Trong quá trình điều trị, nếu có bất kỳ dấu hiệu đau đớn nào, thì hãy báo ngay cho bác sĩ của bạn. Hầu hết các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng phụ, gây ra sự mệt mỏi, những vấn đề về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ được kiểm soát, miễn là bạn nói với bác sĩ điều trị về chúng.

5. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư máu

Theo các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ em mắc ung thư máu khá cao, chiếm 1-2% tổng số ung thư ở các nước phát triển và tỷ lệ này nhiều hơn ở những nước đang phát triển. Phần lớn trẻ em bị ung thư ở độ tuổi từ 0-5, tỷ lệ bé gái và bé trai bị ung thư là tương đương nhau. Ung thư máu có chữa được không? Căn bệnh này theo các chuyên gia y tế thì nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống sót rất cao. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám tổng quát định kỳ tại các bệnh viện uy tín, tầm soát bệnh sớm để bảo đảm sức khỏe cho trẻ.

Lở miệng gây khó chịu cho người bệnh khi điều trị bằng hóa trị, xạ trị

Lở miệng gây khó chịu cho người bệnh khi điều trị bằng hóa trị, xạ trị

6. Hậu quả bệnh ung thư máu

1. Làm suy giảm chức năng máu

Đây là hậu quả đầu tiên mà bệnh ung thư máu gây ra cho người bệnh. Nó sẽ làm suy giảm chức năng máu, gây ra sự biến mất các chức năng của tổ chức máu. Do đó, cơ thể sẽ phải đối mặt với những tình trạng như suy giảm hệ thống miễn dịch, giảm cân nhanh chóng và đột ngột, cơ thể dễ mỏi mệt, sức khỏe giảm sút rõ rệt do hồng cầu suy giảm, tế bào ung thư gây tắc nghẽn mạch máu ảnh hưởng đến sự lưu thông dưỡng chất trong cơ thể.

2. Ảnh hưởng tới chức năng của các bộ phận khác trong cơ thể

Khi các tế bào ung thư lan rộng, nó sẽ tích tụ ở những cơ quan khác trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như đau lưng, đau bụng, khó thở, tức ngực,... và làm suy giảm những chức năng thông thường của các bộ phận trong cơ thể.

3. Gây tử vong nhanh và cao

Nếu không được phát hiện kịp thời và có hướng điều trị phù hợp thì người bệnh sẽ tử vong do thiếu máu, mạch máu bị tắc nghẽn hoặc bị một căn bệnh khác vì hệ miễn dịch đã bị suy yếu.

Thực hiện kiểm tra và tầm soát thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư máu

Thực hiện kiểm tra và tầm soát thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư máu

Qua những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn cũng đã biết ung thư máu là gì, nó có nguy hiểm tới tính mạng hay không, để có những biện pháp phòng tránh phù hợp. Giờ đây chúng ta không chỉ thực hiện khám tổng quát thường xuyên mà còn cần tầm soát ung thư định kỳ để sớm phát hiện mầm mống căn bệnh quái ác này kịp thời, điều trị nhanh, tỷ lệ chữa khỏi cao.

Bên cạnh đó, bạn nên mua bảo hiểm ung thư, bệnh hiểm nghèo cho mình, người thân để đối phó với tình huống xấu có thể xảy ra với sức khỏe mà không cần quá lo lắng vì gánh nặng tài chính đến từ chi phí chữa bệnh.

Còn với trường hợp không may mắc ung thư mà bệnh viện trong nước chưa đủ khả năng điều trị thì có thể khám chữa bệnh ung thư máu tại nước ngoài với nền y học phát triển hơn như Hàn Quốc, Singapore,... giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh, kéo dài sự sống.