Ung thư tuyến giáp là căn bệnh nguy hiểm đang có chiều hướng tăng dần số người mắc. Nếu không có sự kiểm soát và khám bệnh định kỳ sẽ rất khó nhận biết dấu hiệu của bệnh. Sẽ cùng bạn tìm hiểu về căn bệnh này và giúp bạn trả lời câu hỏi ung thư tuyến giáp có lây không qua bài viết sau.

1. Bệnh ung thư tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở vị trí giữa cổ, có chức năng tiết ra một loại hormon tăng trưởng, bao gồm 2 thùy và được nối với nhau thông qua eo giáp trạng. Theo như bệnh ung thư tuyến giáp là gì thì đây là căn bệnh nguy hiểm, đó là khi tế bào khỏe mạnh ở tuyến giáp bị biến đổi thành các tế bào bệnh có sự phát triển bất thường và hoàn toàn không theo sự kiểm soát của cơ thể con người.

Căn bệnh này có thể chia thành nhiều loại khác nhau như: ung thư tuyến giáp nhú, ung thư thể tủy và thể không biệt hóa. Tuy nhiên, 2 loại thể tủy và không biệt hóa là có tiên lượng nguy hiểm và khó chữa trị hơn.

Ung thư tuyến giáp lây qua đường nào?

Ung thư tuyến giáp lây qua đường nào? 

2. Ung thư tuyến giáp có lây không?

Để trả lời cho câu hỏi ung thư tuyến giáp có lây không thì theo nhiều nghiên cứu y khoa, căn bệnh này thuộc vào nhóm không lây nhiễm. Do đó, ung thư tuyến giáp có lây qua nước bọt không? hay bạn sống cùng hoặc quan hệ với người bị mắc bệnh ung thư này thì cũng hoàn toàn có thể yên tâm vì nguy cơ lây bệnh là bằng không.

3. Vậy nguyên nhân mắc ung thư tuyến giáp đến từ đâu?

1. Di truyền từ gia đình

Di truyền là nguyên nhân chủ yếu gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư tuyến giáp. Theo nhiều kết quả nghiên cứu thì có tới khoảng 70% các trường hợp mắc bệnh là do trong nhà có bố mẹ hoặc những người thân cùng huyết thống bị mắc bệnh.

Như vậy, vấn đề bạn cần lo lắng không còn là ung thư tuyến giáp có lây không mà đây là căn bệnh có tính chất di truyền, gây ảnh hưởng đến thế hệ sau. Vậy nên cách tốt nhất để phát hiện bệnh từ sớm, tăng khả năng chữa khỏi bệnh là bạn cùng những thành viên trong gia đình nên kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳtầm soát ung thư tuyến giáp nếu người thân có tiền sử mắc bệnh này.

Yếu tố di truyền là nguyên nhân gây bệnh

Yếu tố di truyền là nguyên nhân gây bệnh

2. Nhiễm phóng xạ

Bạn không nên quá lo lắng vấn đề ung thư tuyến giáp có lây không vì khả năng này sẽ không có và những người bị nhiễm phóng xạ đường hô hấp, đường tiêu hóa chính là đối tượng dễ bị bệnh ung thư tuyến giáp. Nếu bạn làm việc trong môi trường có những chất phóng xạ thì chắc chắn sẽ bị tác động ít hoặc nhiều.

Tuy nhiên, nếu bạn tiếp xúc liên tục trong thời gian dài thì bệnh ung thư tuyến giáp sẽ biểu hiện rất rõ ràng. Vì vậy khi làm những công việc này bạn hãy tuân thủ đúng theo quy định mặc đồ phòng hộ và an toàn để ngăn chặn tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.

Đồng thời, bạn cũng cần phải khám bệnh một cách định kỳ để đảm bảo phát hiện ra bệnh sớm nhất. Với người bình thường chỉ khám tối đa 6 tháng 1 lần nhưng với những đối tượng trong trường hợp làm trong môi trường nhiễm phóng xạ thì tốt nhất là 3 tháng khám định kỳ 1 lần.

Nhiễm phóng xạ dễ gây ung thư tuyến giáp

Nhiễm phóng xạ dễ gây ung thư tuyến giáp

3. Rối loạn hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch có thể ví như một lá chắn bảo vệ con người khỏi tác động xấu của môi trường cũng như sự xâm hại của các yếu tố gây bệnh. Vì vậy nếu cơ thể bạn có hệ miễn dịch tốt thì nguy cơ mắc bệnh ung thư là rất hy hữu.

Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch trở nên rối loạn và suy giảm chức năng thì cơ thể khó có khả năng ngăn ngừa sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây hại. Và một trong những cơ quan, bộ phận chịu tổn thương trực tiếp chính là tuyến giáp. Khi tuyến giáp đã có vấn đề thì việc bị bệnh ung thư tuyến giáp là điều khó tránh khỏi. Cần bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ tuyến giáp để tránh mắc phải căn bệnh quái ác.

4. Khẩu phần ăn thiếu iot

Iot được xem là một thành phần không thể thiếu để tạo nên hormon T3, T4 và giúp tuyến giáp khỏe mạnh hơn bao giờ hết. Vì vậy thiếu Iot chính là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ bị bệnh ung thư tuyến giáp. Để tăng cường sự dẻo dai và giúp tuyến nội tiết này hoạt động tốt thì bạn nên có chế độ ăn bổ sung các thực phẩm cung cấp đủ vi chất iot, hạn chế bệnh tuyến giáp như muối biển, các loại hải sản giàu dinh dưỡng,... Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong muối biển và hải sản chứa hàm lượng iod vô cùng dồi dào.

5. Tiền căn xạ trị vùng cổ

Một số bệnh nhân đã từng có tiền căn xạ trị vùng cổ thời thiếu niên cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Vì có nguy cơ cao nên nhiều người lo lắng ung thư tuyến giáp có lây không? trên thực tế là không xảy ra sự lây lan gì. Bên cạnh đó, nếu bạn sinh sống trong những vùng đã từng xảy ra thảm họa hạt nhân như tại Nhật Bản, Nga thì vẫn có thể mắc ung thư sau khi tiếp xúc liên tục từ 12 đến 25 năm. Ngoài ra, các loại đột biến thụ thể TSH hoặc P53 cũng có khả năng gây ung thư tuyến giáp.

Người có tiền sử xạ trị vùng cổ dễ bị ung thư khi trưởng thành

Người có tiền sử xạ trị vùng cổ dễ bị ung thư khi trưởng thành

6. Do lối sống

Bên cạnh các nguyên nhân trên thì bệnh ung thư tuyến giáp cũng có thể là do lối sống không lành mạnh gây nên. Cụ thể như việc hút thuốc lá, uống rượu thường xuyên hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý khiến cơ thể thiếu iod, béo phì, thừa cân… Vì thế, ngay từ bây giờ vì chính mình bạn hãy thay đổi lối sống, ăn uống khoa học với nguồn thực phẩm chất lượng, xuất xứ rõ ràng và tạo thói quen vận động thân thể mỗi ngày nhé!

7. Tuổi tác, hoocmon, giới tính

Tuổi tác cũng là một trong các nguyên nhân khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao, phụ nữ ở độ tuổi từ 30 đến 50 sẽ có tỷ lệ bị bệnh gấp khoảng 2 đến 4 lần so với đàn ông. Điều này chủ yếu là do hormon của các chị em trong giai đoạn này có thể kích thích sự hình thành nên các bướu ở hạch tuyến giáp. Nếu không có sự kiểm soát thì các hạch này rất có thể bị biến chứng thành ung thư.

8. Mắc bệnh tuyến giáp

Những người bị viêm tuyến giáp, bướu tuyến giáp, suy giảm chức năng của hormon tuyến giáp hoặc bệnh basedow cũng khiến nguy cơ bệnh ung thư tuyến giáp cao hơn bình thường. Vậy nên bạn cần khám chuyên khoa để phát hiện nguy cơ mắc bệnh kịp thời.

9. Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Đối với các bệnh nhân đang điều trị những chứng bệnh có liên quan đến tuyến giáp thì việc sử dụng các thuốc điều trị cũng có tác dụng phụ có thể là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp.

Những người bị bướu tuyến giáp có khả năng bị ung thư

Những người bị bướu tuyến giáp có khả năng bị ung thư

4. Các biện pháp phòng ngừa tuyến giáp

1. Tránh tiếp xúc với bức xạ khi còn nhỏ

Tia bức xạ là những tia có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi của các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho con tiếp xúc với các tia X-quang hoặc chụp chiếu khác nếu không thật sự cần thiết. Đồng thời, trước khi thực hiện việc này phụ huynh cũng nên tham khảo và xin ý kiến của bác sĩ.

2. Khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng, iot

Chất dinh dưỡng là nền tảng của một sức khỏe tốt và trí tuệ thông minh. Chính vì thế, bạn cần tạo cho mình thói quen sử dụng những thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho tuyến giáp tuy nhiên cần dùng với liều lượng phù hợp. Bởi với mỗi giai đoạn khác nhau thì con người sẽ cần lượng chất dinh dưỡng khác nhau nhằm đảm bảo cho sự phát triển và tăng trưởng tối ưu nhất.

Khẩu phần ăn nên đầy đủ chất iod

Khẩu phần ăn nên đầy đủ chất iod

3. Lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn tránh xa được các tác nhân xấu có thể gây nên bệnh ung thư tuyến giáp. Bạn nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhanh có chứa nhiều chất béo và ưu tiên sử dụng nhiều loại rau củ quả giàu vitamin, khoáng chất, đảm bảo sạch, organic mỗi ngày.

Nếu bạn còn nhiều điều chưa rõ về việc thực hiện lối sống lành mạnh và những thực phẩm nên sử dụng thì hãy tham khảo lời tư vấn từ các chuyên gia để được hỗ trợ một cách tốt nhất, kết hợp với đó là khám tầm soát ung thư theo định kỳ điều độ để đề phòng căn bệnh này bạn nhé.

4. Cảnh giác với dấu hiệu ung thư

Ngoài ra, để phòng chống tối đa sự phát triển khôn lường của bệnh ung thư tuyến giáp thì bạn nên chú ý quan sát sự thay đổi của cơ thể. Đôi khi chỉ là những biểu hiện nhỏ như khàn giọng, đau cổ, khó thở, nuốt khó khăn, nổi hạch cũng cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên, không phải bạn cứ bị những triệu chứng trên thì chắc chắn sẽ bị bệnh ung thư tuyến giáp. Muốn có kết quả chính xác nhất bạn nên đến các trung tâm y tế cũng như các cơ sở khám bệnh uy tín nhất để được thăm khám kỹ lưỡng.

Đến bệnh viện uy tín để khám bệnh

Đến bệnh viện uy tín để khám bệnh

5. Tầm soát ung thư định kỳ

Việc tầm soát ung thư định kỳ được các bác sĩ khuyến cáo tất cả mọi người nên thực hiện. Bởi nó sẽ giúp phát hiện sớm căn bệnh ung thư quái ác, tránh để bệnh tiến triển khó kiểm soát và chuyển sang giai đoạn nặng, gây khó khăn cho điều trị.

Ung thư tuyến giáp có lây không? câu trả lời là không lây lan giữa người này với người kia khi tiếp xúc hay cùng chung sống nhưng là bệnh có khả năng di truyền. Vì lẽ đó, để bảo vệ cho chính bản thân cũng như các thế hệ sau này của gia đình mình, bạn hãy chủ động phòng bệnh, khám tổng quát, tầm soát ung thư định kỳ để đảm bảo nắm bắt được tình hình sức khỏe như thế nào bạn nhé!